Dân chủ hóa giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa hoạt động giáo dục ở quận 12 thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 37)

1.6.CON ĐƯỜNG ĐỂ THỰC HIỆN XÃHỘI HÓA HOẠT ĐỘNG GIÁO D ỤC

1.6.2. Dân chủ hóa giáo dục

Dân chủ hoa giáo dục là một nội dung rất cơ bản của sự nghiệp đổi mới giáo dục, biến hệ thống giáo dục và trường học như một thiết chế hành chính thành một thiết chế hồn tồn của dân, do dân và vI dân. Dân chủ hóa giáo dục nhằm xóa bỏ tính khép kín của hệ thống giáo dục trường học, để mọi người có cơ hội được học tập theo nhu cầu chính đáng của Minh, đồng thời tạo điều kiện để mọi người thực hiện quyền làm chủ của Minh đối với sự nghiệp dáo dục-đào tạo.

-Dân chủ hóa q trình giáo dục, tức dân chủ hóa mục tiêu, nội dung, phương pháp, đánh giá giáo dục, thực hiện dân chủ của người dạy và người học. -Dân chủ hóa quản lý giáo dục, tức là thực hiện quyền dân chủ của nhân dân trong việc tham gia quản lý sự nghiệp giáo dục.

Theo tình thần dân chủ, trong nhà trường phải đề cao trách nhiệm của tập thể giáo viên, tôn trọng ý kiến của thầy cơ giáo đóng góp vào cơng tác quản lý trường học. Mỗi nhà giáo cần nhận thức được rằng, sự lao động sáng tạo và phát huy tính tích cực của Minh trong cơng tác giảng dạy và giáo dục học sinh là nhiệm vụ quan trọng của cuộc vận động dân chủ hóa trường học. Thầy giáo tơn trọng nhân cách học sinh, lấy việc hình thành nhân cách học sinh làm mục tiêu cơ bản của quá trình giáo dục-đào tạo, từ đó tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy để phát huy hết năng lực, sở trường của học sinh.

Về phía người học, tình thần dân chủ thể hiện trong việc lựa chọn con đường học tập, con đường đi đến học vấn, trau dồi nghề nghiệp theo xu hướng lập thân, lập nghiệp của Minh. Người học tự xác định mục tiêu giáo dục, tự chọn trường, chọn lớp, chọn thầy, lựa chọn nội dung học vấn và tài IIệu, lựa chọn phương pháp học tập thích hợp, tham gia vào q trình đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của Minh. Người học tích cực, chủ động tham gia học tập, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Dân chủ nhưng người học phải tôn trọng thầy giáo, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy nhà trường, như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "dân chủ nhưng trị phải kính thầy, thầy phải q trị". [11-tr.258]

Tư tưởng dân chủ hóa giáo dục đã được thể hiện từ rất sớm trong các chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mong ước làm sao để " ...đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Nghị quyết TƯ II khóa 8 khẳng định: Thực hiện nền giáo dục của dân, do dân và vI dân.

Dân chủ hóa giáo dục và xã hội hóa giáo dục có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Có thể nói rằng, xã hội hóa giáo dục là một con đường để thực hiện dân chủ hóa giáo dục và nội dung dân chủ hóa giáo dục chỉ ra con đường

xã hội hóa giáo dục. Dân chủ hóa giáo dục sẽ tạo điều kiện để mỗi người dân có điều kiện biết rõ các thông tin về hoạt động giáo dục, tham gia tích cực vào sự nghiệp giáo dục; xã hội hóa giáo dục làm cho q trình dân chủ hóa giáo dục thuận lợi hơn. Dân chủ hóa dáo dục đảm bảo quyền được học của tất cả mọi người dân; phổ cập giáo dục đúng độ tuổi cho nhân dân; phát huy tối đa năng lực, sức sáng tạo, khả năng đóng góp tình thần, vật chất của mọi người cho sự nghiệp phát triển giáo dục.

Dân chủ hóa giáo dục đảm bảo quyền làm chủ nhà trường của thầy giáo và học sinh, làm cho hoạt động dạy và học của thầy và trò ngày càng chất lượng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa hoạt động giáo dục ở quận 12 thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)