3.2.1.Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của các lực lượng xã hội về vai trị, vị trí của giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa hoạt động giáo dục ở quận 12 thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 74)

dục

Qua kết quả khảo sát 100 phiếu trưng cầu ý kiến của các cán bộ quản lý giáo dục, các nhà giáo đã nghỉ hưu; các đồng chí lãnh đạo Đảng. chính quyền và các đồn thể quận 12 cho thấy, 90% ý kiến cho rằng đây là giải pháp có tác dụng cao nhất. a) Nội dung:

Qua nghiên cứu và khảo sát thực tiễn, chúng tôi thấy có một số vấn đề cần quan tâm sau:

-Một là, đây là trách nhiệm của cấp ủy Đảng và chính quyền trước nhân dân. Nguồn lực con người là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vừng. Các cấp ủy Đảng và chính quyền có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành xã hội đào tạo đội ngũ nhân lực có phẩm chất đạo đức, có trình độ chun mơn, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Và cũng không ai khác hơn, các cấp ủy Đảng và chính quyền có đủ vai trị, tư cách và điều kiện để lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý việc tập hợp các lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục. Giáo dục là quốc sách hàng đầu nên phải là trọng tâm trong nội dung kế hoạch xây dựng phát triển kinh tế-xã hội của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương. Thực tế thời gian qua cho thấy, ở nơi nào cấp ủy Đảng và chính quyền nhận thức đúng tầm quan trọng của cơng tác xã hội hóa giáo dục. Nơi đó sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh và đúng hướng.

Hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục các cấp luôn tỷ lệ thuận với mức độ sâu sát, chặt chẽ trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền cấp đó. Việc triển khai các chương trình phát triển giáo dục ở một số phường trong quận 12 đạt kết quả tốt là nhờ cấp ủy Đảng và chính quyền quan tâm lãnh đạo, tổ chức thực hiện. Diện mạo giáo dục ở những nơi này đã có nhiều đổi mới, qua đó tạo sự chuyển biến trong nhận thức của các lực lượng xã hội đối với giáo dục.

-Hai là, đối với các lực lượng xã hội và nhân dân, cần làm cho mỗi cá nhân, tập thể nhận thức sâu sắc giáo dục là sự nghiệp của toàn dân. Chỉ khi nào toàn Đảng, toàn dân thực sự chăm lo cho công tác giáo dục thI giáo dục đào tạo mới phát triển, hoàn thành được sứ mệnh là "quốc sách hàng đầu". Tất cả mọi người đều có quyền được học tập. Giáo dục khơng có quyền ưu đãi một người nào để bỏ rơi một người nào. Nhưng ngược lại, mỗi người, mỗi tổ chức đều có trách nhiệm, nhiệm vụ của mình trong việc xây dựng và phát triển nền siáo dục quốc dân. Giáo dục khơng đứng ngồi bất cứ một cá nhân. tổ chức, tập thể nào, không phải là việc riêng của ai. Ai cũng có trách nhiệm chấn hưng nền giáo dục đất nước. Ai cùng phải tham gia vào cơng tác giáo dục. Xã hội hóa giáo dục là thể hiện sự bình đẳng trong hưởng thụ và góp phần xây dựng sự nghiệp giáo dục-đào tạo của mọi người.

- Ba là. phải làm cho mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi côns dân, các cơ quan. đồn thể hiểu rõ vị trí, vai trị quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển đất nước, hiểu biết về quan điểm giáo dục của Đảng, về mục tiêu giáo dục trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và phát triển nhân tài. Làm rõ trong nhân dân rằng "đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển". "Việc "đầu tư" này cần được hiểu không chỉ ở phương diện vật chất mà bao hàm cả giá trị tình thần. Phải đầu tư ni dường tình cảm, đạo lý làm người, bồi dường tư tưởng nhân văn, đoàn kết, thân ái, sống có trách nhiệm với nhau, với cộng đồng và xã hội, coi trọng và đề cao trí tuệ. Đầu tư tồn diện để sản phẩm của giáo dục phải là những người có kiến thức, có đạo đức, biết làm giàu cho bản thân, gia đình và quê hương, sống lành mạnh và có văn hóa.

Để phát triển, chấn hưng nền giáo dục nước nhà, phải xã hội hóa giáo dục. Xã hội hóa giáo dục là giải pháp mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước. Mỗi người phải có trách nhiệm đối với sự nghiệp giáo dục, có thái độ đúng đắn với giáo dục, tôn trọng các nhà giáo, tôn trọng và tuân theo những điều đã quy định trong Luật giáo dục. Trên cơ sở nhận thức đó, mọi người sẵn sàng, nhiệt tình tham gia vào những việc làm cụ thể, thiết thực để phát triển sự nghiệp giáo dục tại địa phương.

-Bốn là, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, các cấp ủy Đảng và chính quyền phải quán triệt các u cầu của q trình xã hội hóa giáo dục, tránh chỉ đạo phiến diện, thiên lệch. Cùng với yêu cầu huy động nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất, phải rất coi trọng yêu cầu xây dựng môi trường giáo dục nhà trường-gia đình-xã hội trong sạch và nâng cao năng lực, tình thần trách nhiệm của đội ngũ giáo viên. Có như vậy mới làm cho hoạt động xã hội hóa giáo dục phát triển bền vững.

b) Cách làm:

Thực hiện bằng nhiều biện pháp tổng hợp, nhiều con đường như tổ chức tốt các đợt học tập các Nghị quyết của Đảng về giáo dục như Nghị quyết TƯ n khóa VIII, Nghị quyết TƯ IV khóa IX...Tuyên truyền vận động, tổ chức quán triệt đến từng cán bộ, đảng viên, mỗi người dân những nội dung cụ thể về đường lối đổi mới giáo dục của Đảng, phổ biến các Luật giáo dục, Luật phổ cập giáo dục. Xác định trách nhiệm cho các cấp, các ngành, các đoàn thể quần chúng và mọi người, khai thác tiềm năng nội lực của dân, đảm bảo dân chủ, công khai vừa sức dân, kiểm tra giám sát chặt chẽ trong quá trình thực hiện, tạo và giữ được niềm tin trong nhân dân, từ đó làm cho mọi người tự giác, tự nguyện, đồng lòng hưởng ứng mọi hoạt động nhằm phát triển giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa hoạt động giáo dục ở quận 12 thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)