2.3.Đối với chính quyền và ngành giáo dục-đào tạo quận 12:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa hoạt động giáo dục ở quận 12 thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 92)

-Nhà nước đã có chủ trương hỗ trợ các trường ngồi cồns lập về mọi mặt. Tuy nhiên đến nay rất ít trường dân lập nhận được sự hỗ trợ cụ thể để giải quyết khó khăn của Minh, trong đó khó khăn nhất của các trường dân lập là khơng có mặt bằng. Để phát triển hệ thống trường phổ thông dân lập, tư thục trên địa bàn, chính quyền quận 12 cần có chỉ đạo cụ thể để hỗ trợ các nhà giáo mở trườns dân lập. chẳng hạn có thể mua đất đấu thầu cơng khai để xây trường. Đây là một cách làm theo phương châm " Nhà nước và nhân dân cùng làm" nên khuyến khích phát triển.

-Nhằm đạo tạo lực lượng lao động có tay nahề đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương, cần có chính sách hỗ trợ (về đất, về vốn, đội ngũ giáo viên...) để mở rộng và phát triển các trung tâm, các trường đào tạo nghề dân lập, tư thục . Các trường, trung tâm dạy nghề tăng cường sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với các nhà máy, xí nghiệp, cơng ty thuộc các thành phần kinh tế đào tạo nghề theo phương thức "đặt hàng", gắn đào tạo nghề với thị trường, với doanh

nghiệp, tạo nguồn nhân lực cho các đơn vị này.

-Khi phê duyệt các dự án phát triển đơ thị tại địa phương, chính quyền quận 12 có quy định bắt buộc các chủ đầu tư phải có các cơng trình giáo dục.

-Chú trọng công tác chỉ đạo hoạt động của các trường học nâng cao vai trò của hiệu trưởng trong việc huy động các lực lượng xã hội làm giáo dục. Nhà trường có vai trị trung tâm, nịng cốt trong q trình thực hiện xã hội hóa hoạt động giáo dục. Trách nhiệm của nhà trường rất lớn và tồn bộ trách nhiệm đó đặt lên vai người hiệu trưởng- con chim đầu đàn của tập thể sư phạm, người thực hiện chức trách quản lý Nhà nước về giáo dục tại cơ sở trường học. Người hiệu trưởng cần có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về bản chất của xã hội hóa giáo dục. Cần tránh và uốn nắn những lệch lạc trong nhận thức và trong hành động chưa đúng như: chỉ quan tâm huy động để đóng góp tài chính.

-Trong chỉ đạo chun môn, ngành giáo dục quận thường xuyên quan tâm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp.

Thực tế cho thấy, để nhà trường Liên kết, phối hợp tốt với các lực lượng xã hội. đặc biệt là xây dựng tốt mối quan hệ nhà ưường-gia đình-xã hội phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Đây là những thầy giáo trực tiếp xây dựng quan hệ, tổ chức Liên kết với gia đình học sinh để tiến hành các hoạt động giáo dục. Nsành giáo dục phải chú ý đúng mức công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, tổ chức các lớp bồi dường nghiệp vụ... để đội ngũ này là lực lượnn chủ chốt của nhà trường thực hiện xã hội hóa giáo dục, nhằm đưa cơng tác xã hội hóa giáo dục đi đúng bản chất của nó là đi sâu, đi trực tiếp vào quá trình giáo dục, quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh.

- Để thúc đẩy hơn nữa hoạt động xã hội hóa giáo dục, mỗi trường học cần nâng cao vai trò chủ động, trung tâm và nịng cốt của Minh. lơi cuốn các lực lượng trong xã hội tham gia cơng tác giáo dục. Trong tình hình chung hiện nay, khi chất lượng giáo dục đang là vấn khiến dư luận xã hội đặc biệt lo lắng, mỗi trường học cần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục để tạo niềm tin trong nhân dân, phụ huynh và xã hội. Chất lượng, hiệu quả giáo dục chủ yếu phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên. Do vậy, mỗi thầy, cô giáo cần thường xuyên đổi

mới phương pháp giảng dạy, nâng cao tình thần "tất cả vì học sinh thân yêu" vượt qua mọi khó khăn để hồn thành nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa hoạt động giáo dục ở quận 12 thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)