Xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa nhà trường và các l ực lượng xã hội trong việc tham gia công tác giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa hoạt động giáo dục ở quận 12 thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 35)

1.6.CON ĐƯỜNG ĐỂ THỰC HIỆN XÃHỘI HÓA HOẠT ĐỘNG GIÁO D ỤC

1.6.1. Xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa nhà trường và các l ực lượng xã hội trong việc tham gia công tác giáo dục

Để tổ chức sự tham gia của các lực lượng xã hội cùng làm giáo dục, cần tùy vào tính chất và tiềm năng, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức xã hội, các đối tác nhằm xác định các mối quan hệ với nhà trường-lực lượng giữ vai trò trung tâm, nòng cốt, chủ động trong việc huy động cộng đồng làm giáo dục. Việc duy trI và củng cố những mối quan hệ này dựa trên những quy định có tính ngun tắc đảm bảo sự phát triển bền vững. Trong đó, cần đặc biệt xây

dựng và củng cố mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình. Đây là mối quan hệ cơ bản nhất, là cọn đường chính yếu làm cho giáo dục gắn với sự phát triển lành tế-xã hội và huy động mọi lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục.

Một trong những điểm quan trọng được coi là thuận lợi cơ bản để nhà trường và gia đình dễ dàng thống nhất với nhau về mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục trẻ em là cả gia đình và nhà trường đều có một nhu cầu và lợi ích : vI tương lai thế hệ trẻ. Gia đình nào cũng mong muốn con cái chăm ngoan, học giỏi. Nhà trường nào cũng muốn học sinh học giỏi, ngoan ngỗn. Từ xưa, cha ơng ta đã dạy:

Muốn sang thI bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thI yêu lấy thầy

Trong quan niệm của người Việt Nam. dù nghèo cũng cố cho con học dăm ba chữ để thành người. Muốn con cái thành người, ngoài giáo dục của gia đình, khơng thể khơng coi trọng cơng sức của thầy cô giáo và nhà trường. Với truyền thống hiếu học, luôn coi trọng và biết ơn thầy cô giáo và nhà trường, các bậc cha mẹ học sinh sẵn sàng tham gia vào các nội dung xã hội hóa giáo dục mà nhà trường giữ vai trò nòng cốt.

Để thực hiện tốt sự phối hợp giữa nhà ưườns và gia đình trong xã hội hóa giáo dục, cần phải củng cố và phát huy vai trị của gia đình đối với sự nghiệp giáo dục. Như trên đã đề cập, gia đình là tế bào của xã hội, một thiết chế cơ bản của xã hội. Xà hội nói chung và giáo dục nói riêns đều tồn tại và phát triển trên cơ sở bền vững của gia đình. Gia đình là mơi trường để trẻ thực hành những điều đã học ở trường, rèn luyện hành vi...Gia đình có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống của mỗi cá nhân. về phương diện giáo dục, gia đình tạo ra mơi trường đảm bảo sự giáo dục. truyền lại cho thế hệ sau những giá trị văn hóa truyền thống. Gia đình là mơi trườns giáo dục đầu tiên của mỗi người, có ý nghĩa sâu sắc khơng chỉ khi họ cịn bé mà ngay cả khi họ đã trưởng thành. Song, mơi trường gia đình cũng có những hạn chế của nó và hạn chế đó tùy thuộc vào từng gia cảnh. Một trong những khó khăn lớn của các gia đình là sự lúng túng về phương pháp giáo dục con cái. Chính vI thế, nhà trường nhất thiết phải chủ động kết hợp chặt chẽ với gia đình để giải quyết khó khăn này. Nhà

trường phải chủ động phối hợp với gia đình tạo điều kiện tốt nhất để giáo dục trẻ. Trong quan hệ với gia đình để phối hợp giáo dục trẻ, nhà trường thể hiện vai trò chủ động của Minh: đi bước đầu tiên đến với gia đình, bước thứ hai là gia đình đến với nhà trường và bước thứ ba là gia đình cùng nhà trường phối hợp song song và đồng thời tác động thống nhất đến trẻ theo nội dung và mục tiêu hai bên đã thỏa thuận.

Để củng cố và phát huy vai trị của gia đình ương xã hội hóa giáo dục, cần chăm lo xâv dựng, củng cố và phát huy vai ưò của Hội Cha mẹ học sinh. Xã hội hóa giáo dục chỉ có thể đạt được kết quả khi phát huv được sức mạnh của cha mẹ học sinh. Hội Cha mẹ học sinh là tổ chức tự nguyện của cha mẹ học sinh, được thành lập và hoạt động theo Điều lệ Hội Cha mẹ học sinh nhằm đảm bảo sự cộnơ tác giữa nhà trường và gia đình học sinh được thường xuyên và kết quả. Hội Cha mẹ học sinh là hình thức tổ chức phối hợp có tầm quan trọng đặc biệt. Hội Cha mẹ học sinh không chỉ là cầu nối giữa nhà trường và gia đình mà trong nhiều trường hợp còn là điểm tựa trong quan hệ giữa nhà trường với các lực lượng xã hội khác ngoài nhà trường. Hội Cha mẹ học sinh là lực lượng xã hội gần gũi, gắn bó, quan trọng nhất của nhà trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Hội giúp đỡ rất đắc lực cho sự phát triển của nhà trường. Cơ sở của sự kết dính này là nhu cầu và lợi ích của gia đình trong việc giáo dục con cái của các bậc cha mẹ.

Nhiệm vụ của Hội Cha mẹ học sinh là huy động các thành viên tham gia tích cực vào cơng tác giáo dục học sinh và thực hiện các nhiệm vụ của gia đình mà luật pháp quy định. Điều 82 Luật Giáo dục đã khẳng định: cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm ni dưỡng, chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường. Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo mơi trường thuận lợi cho việc phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

trường tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ ưương, chính sách giáo dục, làm cho các hội viên là cha mẹ học sinh hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ của Minh trong công tác giáo dục và quan hệ với nhà trường. Hội cha mẹ học sinh vận động cha mẹ học sinh, các lực ỉượng xã hội cùng nhà trường quản lý việc học của con em Minh ở nhà; chăm lo giáo dục đạo đức, nề nếp cho con em khi sống ở gia đình và địa phương; tham gia xây dựng, bảo vệ cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường; góp phần cải thiện đời sốns vật chất, tình thần cho thầy cơ giáo. Ngồi ra, Hội Cha mẹ học sinh cịn phải đóng góp ý kiến cho nhà trường cũng như ý kiến về các chủ trương, chính sách giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả Luật Giáo dục, Luật Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em.

Luật Giáo dục cũng chỉ rõ quyền của cha mẹ học sinh là yêu cầu nhà trường cho biết kết quả học tập, rèn luyện của con em; tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường và các hoạt độn? của cha mẹ học sinh do nhà trường tổ chức; yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em.

Như vậy, sự phối hợp tốt giữa nhà trường và Hội Cha mẹ học sinh sẽ làm tăng tình thần trách nhiệm của các bậc cha mẹ, tăng mối Liên kết giữa nhà trường-gia đình trong việc giáo dục, tạo động lực cho lao động sư phạm của giáo viên và tình thần học tập của học sinh, đạt được sự thống nhất tác động giáo dục của nhà trường và gia đình, huy động các nguồn lực khác nhau từ cha mẹ học sinh để xây dựng và phát triển nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa hoạt động giáo dục ở quận 12 thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)