Thu hút các lực lượng xãhội tham gia hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa hoạt động giáo dục ở quận 12 thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 80)

3.2.2.Tổ chức đại hội giáo dục các cấp

3.2.3. Thu hút các lực lượng xãhội tham gia hoạt động giáo dục

87% phiếu điều tra đánh giá đây là giải pháp có hiệu quả cao nhằm nâng cao nhận thức của các lự c lượng xã hội về vai trị, vị trí của giáo dục.

Xã hội hóa giáo dục khơng chỉ là vận động mọi người đóng góp tiền bạc, vật chất để xây trường, mua sắm trang thiết bị, đồ dùns dạy học mà thực chất hơn. sâu xa hơn là vận động toàn xã hội tham gia vào công tác giáo dục, cùng "đứng trên con thuyền của giáo dục" để giải quyết các vấn đề giáo dục đang đặt ra. Mỗi người dân, mỗi tổ chức, tất cả mọi lực lượng xã hội, tùy theo sức của Minh đóng góp tài lực, vật lực, trí tuệ cho cơng tác giáo dục, từ việc góp ý về nội duns chương trình giảng dạy, cụ thể hóa mục tiêu giáo dục đến việc tổ chức các chương trình phát triển giáo dục. Thực hiện xã hội hóa giáo dục, tham gia công tác giáo dục tức là tham gia sự nghiệp "trồng người", đào tạo những con người có đạo đức và năns lực phục vụ phát triển xã hội. Để giáo dục-đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, cơng tác xã hội hóa giáo dục phải được nâng lên một trình độ mới. thể hiện rõ cơ chế "Đảns lành đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ sự nghiệp giáo dục-đào tạo". Yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai có đủ sức mạnh để làm chủ xã hội, giành thắng lợi trong cuộc chạy đua về trí tuệ của nền kinh tế tri thức đặt ra cho cơng tác xã hội hóa giáo dục ở quận 12 phải ngày càng nâng cao về chất lượng. Muốn vậy, phải thu hút mọi lực lượng cùng tham gia vào công tác giáo dục. b) Cách làm:

* Vận động các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục theo các nội dung. chương trình của ngành giáo dục.

Hiện nay, ngành giáo dục cả nước đang thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, khởi động bằng việc triển khai đại trà chươns trình và sách giáo khoa bậc tiểu học và trung học cơ sở. Đây thật sự là một cuộc cách mạng trong giáo dục nhằm xây dựng một nền giáo dục chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa. Để cơng cuộc đổi mới giáo dục thành cơng, cần huy động sự đóng góp trí tuệ, sức lực của cả xã hội. Qua nội dung, chương trình và sách giáo khoa mới của con em, các bậc cha mẹ học sinh, các nhà giáo, các tầnơ lớp nhân dân nhận xét, đánh giá những chỗ được và chưa được, góp những ý kiến sát thực để ngành giáo dục kịp thời sửa chữa.

Khơng chỉ đóng góp ý kiến, trong quá trình triển khai chương trình mới, rất nhiều khó khăn thách thức đặt ra mà một Minh ngành giáo dục không thể

giải quyết, nên rất cần sự góp sức trực tiếp của cả xã hội. Đó là khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn, lạc hậu, đội ngũ giáo viên cịn bất cập, trong đó chế độ đãi ngộ để ổn định đời sống các thầy cô giáo là một vấn đề nan giải. Hiện nay, đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên quận 12 nói riêng có thu nhập thật sự chưa đủ tái tạo lại lao động sư phạm rất nặng nhọc của họ. Nhiều giáo viên có thu nhập thấp khơng thể tự kiếm được một chỗ ở ổn định cho Minh. Chăm lo ổn định đời sống các thầy cơ giáo như xây nhà bán trả góp cho giáo viên nghèo, hỗ trợ cho giáo viên ngoại thành, vùng ven vay vốn lãi suất thấp để chăn nuôi, sản xuất kinh tế phụ để họ vén tâm đứng trên bục giảng là trách nhiệm của các ban, ngành chức năng và cả cộng đồng.

* Tùy khả năng, trách nhiệm của Minh, các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục bên cạnh các hoạt động chính khóa của các thầy cơ giáo trong nhà trường.

Các ngành văn hóa thơng tin, thể dục thể thao, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia tổ chức các hoạt động hè cho học sinh, mở các ]ớp năng khiếu, câu lạc bộ, tổ chức thi đấu thể thao, thi văn nghệ, thi kể chuyện...tạo ra sân chơi bổ ích cho các em. Phons trào xâv dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa, phường văn hóa của ngành văn hóa thơng tin vừa tạo mơi trường văn hóa lành mạnh ngoài nhà trường, vừa nâng cao trách nhiệm của gia đình, làng xóm trong việc giáo dục trẻ.

Các ngành Y tế- Hội Chữ thập đỏ chăm lo sức khỏe cho giáo viên và học sinh, nhằm thực hiện mục tiêu cơ bản về y tế học đường thône qua các chương trình nước sạch, vệ sinh học đường, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh răng miệng, phòng chống suy dinh dưỡng, béo phI, thực hiện tiêm chủng mờ rộng cho trẻ em, các chương trình tun truyền phịng chống AIDS và các tệ nạn xã hội. Các ngành tư pháp, cơng an triển khai chương trình pháp luật nói chung, luật giao thơng nói riêng cho học sinh, thực hiện cam kết trách nhiệm nsăn ngừa tệ nạn xã hội xâm nhập học đường, kết hợp với ngành giáo dục giải tỏa các hàng quán xung quanh trường hoặc trước cổng trường, xây dựng cổng trường sạch đẹp.

Các đơn vị bộ đội, Hội Cựu chiến bình phối hợp với ngành giáo dục huấn luyện quân sự, giáo dục ý thức quốc phịng tồn dân, giáo dục truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, truyền thống cách mạng. truyền thống dân tộc cho giáo viên và học sinh.

Ủy ban Mặt trận Tơ quốc và các đồn thê vận độns nhân dân góp cơng, góp của chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư".

ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em chủ trì phối hợp với các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ trẻ em, tổ chức câu lạc bộ những người Yêu trẻ, tuyên truyền vận động toàn xã hội thực hiện Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Luật Phổ cập giáo dục Tiểu học...nhằm nâng cao ý thức bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong nhân dân.

Các cán bộ hưu trí, trong đó có các nhà nhà giáo đã nghỉ hưu tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề tại khu phố, tại các trung tâm học tập cộng đồng, các trường dân lập, tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên...

Các xí nghiệp, doanh nghiệp, cơng ty tham gia hướng nghiệp, dạy nshề cho học sinh và lực lượng lao động trẻ tại địa phương, tạo điều kiện nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên của đơn vị, cùng chung sức với ngành giáo dục để đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động.

Như vậy, tất cả các lực lượng trong xã hội đều tham gia công tác giáo dục, đều học tập và rèn luyện, cả xã hội trở thành một xã hội học tập. 3.2.4. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh

a) Nội dung:

Giáo dục có hai nhiệm vụ là truyền giảng kiến thức và góp phần (chính yếu) tạo nến nhân cách cho người học. Thực hiện xã hội hóa giáo dục tức là vận động toàn xã hội tham gia vào công tác giáo dục. Như thế, rất cần thiết phải tạo dựns một mơi trường giáo dục tốt. Đó là mơi trường xã hội thuận lợi cho việc giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Trẻ em ngay từ đầu phải được sống trong môi trường trons sạch, lành mạnh. Không chỉ trong nhà trường, trẻ cần được

giáo dục tốt, có mối quan hệ tốt với thầy giáo và bạn bè, mà cả bên ngoài xã hội, trong cuộc sốns gia đình, trên địa bàn khu phố...cũng cần xây dựng một bầu khơng khí lành mạnh, mối quan hệ đồn kết, giúp đỡ nhau bởi tất cả những điều đó có tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách trẻ.

b) Cách làm:

Phối hợp với các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội như Mặt trận Tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa hoạt động giáo dục ở quận 12 thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)