1.6.CON ĐƯỜNG ĐỂ THỰC HIỆN XÃHỘI HÓA HOẠT ĐỘNG GIÁO D ỤC
1.6.4. Đại hội Giáo dục các cấp
Thực hiện xã hội hóa giáo dục bằng con đường Đại hội Giáo dục các cấp nhằm tạo lập phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội, vận động toàn dân thực hiện học tập suốt đời, tiến tới xây dựng một xã hội học tập. Bằng Đại hội giáo dục, các quan điểm đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước đã đến với từng gia đình, từng người dân ngay tại phường, xã. Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc được khơi dậy và phát huy. Nhận thức của mọi thành viên trong xã hội về vị trí, vai trị của giáo dục-đào tạo đối với sự phát triển của đất nước, của địa phương, của mỗi dòng họ, mỗi gia đình được nâng cao. Người dân càng thấy rõ hơn đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, chất lượns nsuồn lực con người là nhân tố quyết định tạo ra nội lực cho sự phát triển của đất nước. Muốn phát triển giáo dục phải huy động: mọi nguồn lực của xã hội, phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường, dáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Đại hội giáo dục các cấp làm cho cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đồn thể và nhân dân hiểu rõ thực trạng của giáo dục địa phương, thấy rõ hơn mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển giáo dục với điều kiện, khả năng có hạn cho sự phát triển giáo dục. Qua đó, nhân dân càng hiểu rõ: muốn phát triển giáo dục, bên cạnh ngân sách Nhà nước, cần huy động sự đóng góp về nhân lực, tài lực, vật lực của toàn dân.
Đại hội giáo dục cũng là diễn đàn để nhân dân địa phương tham gia xây dựng và phát triển giáo dục, làm cho giáo dục đáp ứng nhu cầu của nhân dân, phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế-xã hội. Tại diễn đàn này, người dân được biết về chương trình, kế hoạch giáo dục-đào tạo và tham gia, góp ý, kiểm tra các chương trình, kế hoạch đó.
Đại hội giáo dục các cấp là một biện pháp tổng hợp để thực hiện xã hội hóa giáo dục. So với các con đường thực hiện xã hội hóa giáo dục đã nêu trên, việc thực hiện xà hội hóa giáo dục bằng con đường Đại hội giáo dục các cấp có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Nó khơng chỉ phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng, phát triển giáo dục địa phương, thực hiện "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong giáo dục, mà cịn đảm bảo tính dân chủ xã hội chủ nghĩa trong giáo dục, phá thế đơn độc của giáo dục, phù hợp với hoàn cảnh thực tế hiện nay của các địa phương, phù hợp với tính xã hội của cơng tác giáo dục và cơ chế "Đảng lãnh đạo-Nhà nước quản lý- Nhân dân làm chủ" trong xây dựng và phát triển giáo dục.