2.1. Số phận con người trong mối quan hệ với Đất nước
2.1.2. Người yêu nước đứng ngoài thời cuộc
Trước cơn lốc của thời cuộc, khơng phải ai cũng có đủ dũng cảm để lựa chọn đến với cách mạng bởi vì điều đó đồng nghĩa với sự hy sinh. Đó là sự thật, con người ngồi trách nhiệm với đất nước thì họ cịn phải có trách nhiệm với gia đình và bản thân. Để đến với cách mạng thì họ phải có tình u nước đủ lớn thì mới có thể vượt qua những nguy hiểm, gian nan trong cuộc chiến trường kì của dân tộc. Trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy của Trầm Hương cũng tồn tại
khơng ít các nhân vật tuy rất yêu nước nhưng vẫn lựa chọn đứng ngoài thời cuộc, để sống một cuộc sống n bình, an tồn trước những biến cố lịch sử.
Nhân vật mà Trầm Hương đã dành rất nhiều giấy bút để miêu tả đó là dược sĩ Cao, bạn thân của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch. Trong một lần bị “mời” vào khu căn cứ Việt Minh, sống trong lòng cách mạng, thấy được những khó khăn cũng như tình u nước của những người bạn của mình, ơng Cao đã tâm sự với bác sĩ Thạch: “Mình cũng yêu Tổ quốc nhưng trái tim mình khơng đủ sức. Thơi,
mình về thành, sẽ giúp kháng chiến bằng cách của mình. Tuy khơng vào chiến khu với các cậu nhưng tin mình đi, mình khơng bao giờ làm tay sai cho Pháp”
[34, tr.476, t.1]. Tuy ông Cao không đủ dũng cảm để trực tiếp bước vào cuộc đấu tranh cách mạng nhưng ông vẫn giúp đỡ kháng chiến bằng cách âm thầm chuyển tiền cũng như thuốc men, vật dụng thiết yếu vào chiến khu nhưng cách mạng vẫn chưa đủ sức thuyết phục ông Cao từ bỏ những vinh hoa, phú quý của mình mà dấn thân. Khi bị Pháp chú ý vì hành động “cấu kết với cộng sản”, ông Cao buộc phải chọn lựa: một là đứng về phía cách mạng, hai là từ bỏ cách mạng
để giữ lại sự n bình cho mình thì ơng Cao đã chọn phương án an tồn : “Ơng
thanh minh với bác sĩ Phạm Ngọc Thạch rằng ông bị thấp khớp do biến chứng của bệnh tim, khơng chịu được khí hậu ẩm ướt… Kỳ thật, ơng không đủ sức vứt bỏ theo kháng chiến vì sự nghiệp kinh doanh của ơng và cả gia đình” [34, tr.15,
t.2]. Để có được một dược sĩ Cao thành danh như ngày hơm nay thì hai người chị xuất thân trong gia đình danh gia vọng tộc của ơng đã đánh đổi hạnh phúc riêng tư, dồn hết tình yêu thương, tâm huyết của họ vào cậu em út. Nó vơ tình cũng trở thành một lực cản Cao đến với cách mạng. Ơng Cao khơng chỉ là trụ cột kinh tế mà còn là chỗ tựa tinh thần cho hai người chị. Ông đã tâm sự với Jeanntte rằng: “Để bình n, tơi chỉ có con đường sang Pháp. Ở Việt Nam tôi không thể công khai lựa chọn Việt Minh hay Pháp, bởi sự lựa chọn nào cũng không ổn cho tôi cả. Tôi thấy ở lại Việt Nam rất nguy hiểm. Tơi thật lịng chỉ muốn yên ổn để khuếch trương công ty thuốc” [34, tr.40, t.2]. Ông Cao là đại diện cho tuyến nhân vật yêu nước nhưng không dám dấn thân, ông vẫn rất yêu quê hương nhưng lại là một con người đời thường chứ không phải nhân vật lí tưởng như Vạn. Đứng trước hồn cảnh lịch sử, ơng Cao đã không thể vượt qua những lo sợ đời thường để tham gia vào cuộc chiến tranh vệ quốc như Vạn.
Khơng chỉ mình ơng Cao lựa chọn cho mình cách sống đứng ngồi thời cuộc mà cịn có nhân vật Thọ- người con trai của giáo Long. Khi giáo Long bị quân Pháp tra tấn đến chết, mẹ cũng sinh bệnh mà qua đời. Cả tuổi thơ của Thọ được Vạn che chở, chăm lo. Tưởng chừng như tình cảm giữa Vạn và Thọ sẽ keo sơn, vững bền mãi mãi, thế nhưng cuộc sống đã xô đẩy hai anh em Vạn vào hai con đường khác nhau: Vạn lao vào cuộc chiến của dân tộc, Thọ trở thành một luật sư để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Mặc dù trong thâm tâm, Vạn cũng mong Thọ sẽ đi theo lựa chọn của anh, bởi họ có chung người cha kiên cường, bất khuất, nghĩa khí. Nhưng giờ đây, Thọ đang làm luật sư cho tòa án ở Sài Gòn, hợp tác với người Pháp, cố khép những người Việt Nam yêu nước vào khung hình phạt nặng nhất. Trong giây phút nhận ra bóng dáng người anh trai của mình
trong tốp người tù sắp bị đầy ra Cơn Đảo, Thọ khơng tránh khỏi xót xa : “Thọ
nghe đau thắt tim. Anh mím mơi, cố vượt qua giây phút yếu mềm của tình huynh đệ... Hình ảnh người cha bị tra tấn rơi xuống sàn đầy máu hiện ra trước mắt Thọ. Thọ không đủ sức vượt qua cái lằn ranh khác biệt giữa con đường lựa chọn. Trong khoảnh khắc mong manh giữa lằn ranh ký ức hiện tại, Thọ cứng rắn quay lưng” [34, tr.31, t.2]. Thọ rất thương anh , “Thọ khơng sao qn được những trận mưa địn của người cậu quất vào người anh Sáu Vạn, nhớ cảm giác khi rờ những cục u trên đầu anh” [34, tr.31, t.2], nhưng đứng trước sự lựa chọn
giữa lợi ích danh vọng và tình thân, Thọ đã lựa chọn danh vọng mà bỏ rơi người anh trai của mình. Bởi vì “Anh thấu hiểu nếu cất tiếng gọi Anh Sáu, chỉ vậy thơi,
giấc mơ làm chủ một tịa nhà lộng lẫy, bên người vợ sắp cưới xinh đẹp cũng sụp đổ tan tành. Và vì thế Thọ cúi đầu im lặng” [34, tr.31, t.2]. Tuổi thơ cơ cực đã
làm Thọ khao khát có được cuộc sống sang giàu, nếu chọn bảo vệ anh Vạn, đứng về phía cách mạng thì Thọ sẽ mất tất cả. Thọ khơng đủ dũng cảm để từ bỏ những gì mình đang và sắp có. Cuộc sống vốn dĩ là một phép thử, nó đẩy con người đến một ngả rẽ, buộc chúng ta phải lựa chọn, bất kì lựa chọn nào cũng có cái giá của nó. Thọ từng từ chối cách mạng, chọn đứng về phía chính quyền Pháp vì vậy khi cách mạng giành được chính quyền, Thọ phải sống trong những cơn đau tim, những nỗi lo sợ và cuối cùng phải rời bỏ quê hương của mình để giữ an tồn tính mạng cho mình cũng như cả gia đình của anh.
Ngồi những lí do mang tính chủ quan như trường hợp của Thọ hay Ông Cao, đơi khi chính cách mạng là nguyên nhân khách quan đã làm cho những người dân dù yêu nước nhưng vẫn không dám đến gần với cách mạng. Mỗi người dân Việt Nam, ai cũng có tinh thần yêu nước nhưng trong cơn lốc thời cuộc giữa quân đội Pháp, Nhật, Việt Minh và các đội quân tự thành lập khác, dù lựa chọn theo ai thì người dân đều gặp rất nhiều nguy hiểm. Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời điểm đó lại chưa thực sự vững mạnh để đem lại niềm tin cho quần chúng nhân dân lao động. Như sự kiện đại tá Mỹ, kiêm trưởng đồn tình
báo Peter Dievo- người có đóng góp rất lớn với quân đội cách mạng, Peter Dievo tin tưởng và ủng hộ quân đội cách mạng Việt Nam. Ông thường xuyên gửi vũ khí và giúp Hồ Chí Minh huấn luyện quân đội Việt Minh thế nhưng trong một lần sau chuyến đi thăm lãnh đạo lực lượng kháng chiến ở Sài Gịn, ơng lại bị chính những người cộng sản du kích ở Gị Vấp bắn chết. Cách làm việc không thông suốt, rõ ràng của Đảng trong giai đoạn này đã gây ra những sai lầm đáng tiếc, vừa làm giảm uy tín của chính quyền cách mạng, vơ tình tạo ra cơ hội cho các thế lực thù địch xuyên tạc đồng thời cách mạng tự đánh mất cơ hội tranh thủ sự ủng hộ của người Mỹ với cuộc kháng chiến ở Việt Nam, dẫn tới việc người dân quay lưng với cách mạng. Họ không biết có nên ủng hộ cách mạng hay khơng, tình yêu nước trong họ bị thay thế bởi nỗi lo sợ mà cách mạng mang đến,
“Vì sợ, người dân đã phải cống cho đội quân cả cơ nghiệp của mình. Đội quân đi đến đâu, để lại sự hoang tàn, nghèo đói, tang thương đến đó. Lúa gạo, tài sản của dân bị lấy đi và nhiều xác người đã ngã gục khi bị gán tội “chống đối cách mạng” [34, tr.392,t.1]. Chính vì chính sách, chủ trương hoạt động của cách mạng trong thời điểm này còn nhiều bất cập nên đã gây ra sự bất mãn trong nhân dân. Vì vậy, mặc dù yêu quê hương đất nước nhưng họ vẫn lựa chọn đứng ngoài thời cuộc.
Có nhiều lí do khách quan lẫn chủ quan dẫn đến việc người dân dù yêu nước nhưng vẫn không dám sát cánh với cách mạng. Đó cũng là một bài học kinh nghiệm dành cho những người lãnh đạo trong việc điều hành, tổ chức một tập thể. Cần có những chính sách, chủ trương đúng đắn để có thể phát huy sức mạnh nhân dân. Cuộc đấu tranh giành độc lập cũng như kiến thiết đất nước có thành cơng hay khơng, đều phụ thuộc vào sức mạnh tồn dân tộc. Cách mạng nhận ra điều tất yếu này sẽ giúp cuộc kháng chiến sớm giành được thắng lợi.
2.1.3. Bi kịch của sự hoài nghi
Hoài nghi là sự nghi ngờ, mơ hồ về việc mình làm. Bi kịch của sự hoài nghi khiến con người mất niềm tin vào cuộc sống. Trong tiểu thuyết Trong cơn
lốc xoáy, bi kịch ấy không chỉ diễn ra với những người lựa chọn đứng ngồi thời
cuộc mà nó xảy ra với cả những con người yêu nước, dám từ bỏ tất cả để đến với cách mạng mà Vạn là nhân vật tiêu biểu cho bi kịch của sự hoài nghi.
Chiến sĩ Nguyễn Văn Vạn, “người chiến sĩ biệt động kiên trì ẩn mình, móc nối với tổ chức cách mạng, làm nên kì tích phá hủy vũ khí quân đội Mỹ, tổ chức đường dây mua vũ khí, quân trang quân dụng phục vụ cho những trận đánh của quân cách mạng” [34, tr.326, t.2] lại phải trải qua những năm tháng cuối đời trong nỗi cô đơn, hiu quạnh. Vạn chới với khi Jeannette, Bích Hoa và các con của ơng lần lượt rời bỏ ông. “Trong tĩnh lặng, nỗi cô đơn càng hành hạ
ông” [34, tr.413, t.2], Vạn dành thời gian cịn lại để suy nghĩ, nhìn lại cuộc đời
mình. Ơng đánh đổi tất cả để lao theo lí tưởng cách mạng. Vạn đã đánh mất cả người con gái mà ơng u vì Vạn biết “Tình u khơng có tội nhưng trong hồn
cảnh này chúng ta phải biết hi sinh cho nền độc lập của đất nước. Anh yêu em nhưng anh cũng sẵn sàng hiến dâng đời mình cho nền độc lập” [34, tr.457, t.1].
Để rồi khi hịa bình, lí tưởng cách mạng của Vạn được hồn thành thì cũng là lúc Vạn nhận ra mình thật sự đã mất đi một thứ vơ cùng q giá với ơng: Đó là Jeannette. Trong phút giây chạnh lòng, Vạn tự hỏi mình rằng quyết định năm xưa là đúng hay sai khi chọn lí tưởng cách mạng mà từ bỏ Jeannette? “Mất tình
u làm cho ơng trống rỗng. Lý trí cho ơng nhận ra mình q ích kỉ, hèn kém, bởi cịn nhiều sứ mạng trên vai ông. Nhưng ông là một con người bằng xương bằng thịt, có những lúc tình cảm đã dẫn dắt ơng, điều chỉnh mọi cảm xúc trong ơng” [34, tr.192, t.2]. Đứng trước hồn cảnh đó, Vạn khơng thể nào có được cả
lí tưởng và tình yêu. Thế nên anh đã chọn hi sinh tình cảm cá nhân để hoàn thành sứ mệnh của công dân với Tổ quốc. Dù vậy trong thâm tâm Vạn vẫn khơng khỏi nuối tiếc về tình u dang dở với Jeannette.
Sự hoài nghi như những cơn sóng ngồi biển sâu, liên tiếp vỗ vào bờ. Lớp sóng trước chưa tan thì làn sóng sau đã kéo tới. Cuộc đời Vạn cũng thế, Vạn cố gắng dùng những lí lẽ của lí trí để đè nén tình cảm của mình thì trái tim ơng lại
cất tiếng nói mạnh mẽ hơn. “Anh vẫn dặn lòng dừng giày vị mình về những điều đã xảy ra trong quá khứ” [34, tr.415, t.2] nhưng Vạn không thể giấu được
sự thất vọng và tủi thân vì những gì cách mạng đem đến cho ơng và đồng đội. Thực tế phũ phàng như xé nát bức tranh lí tưởng mà Vạn phải dùng cả tuổi trẻ, máu và nước mắt của mình vẽ nên. Trong bóng tối cùng sự tĩnh lặng, Vạn soi mình vào q khứ và tự vấn mình : “Ta có lỗi gì khi dâng hiến tuổi thanh xn
cho độc lập tự do. ..Ta có lỗi gì khi kiên định đấu tranh trong tù, đốt khám cứu đồng đội để bị những tên quản tù đánh đến lủng phổi…ta có lỗi gì khi chọn cuộc sống lặng lẽ của một người chiến sĩ biệt động…ta có lỗi gì khi từ chối hộp kim cương trong chiến dịch đánh tư sản để được làm người trong sạch?.” [34, tr.420, t.2]. Câu hỏi “Ta có lỗi gì” được lặp đi lặp lại như xoáy vào tâm trí người đọc, đẩy nỗi đau về sự hoài nghi của Vạn lên tới đỉnh điểm. Vạn đối mặt với bi kịch vỡ mộng của chính mình. Anh đã cống hiến cả cuộc đời mình cho cách mạng bằng nhiều chiến công âm thầm chỉ với khao khát đuổi kẻ thù đang giày xéo nhân dân ra khỏi biên cương Tổ quốc, nhưng giờ đây những điều Vạn cho là lí tưởng lại trở thành vô nghĩa, phù phiếm trong mắt người thân của anh, họ cười nhạo, mỉa mai Vạn như thể con đường lí tưởng của ông là sai lầm và hiện tại ông đáng bị đối xử như vậy. Sự phủ nhận thành quả cách mạng từ những người thân của Vạn đã trở thành nỗi đau lớn nhất mà những người chiến sĩ thời hậu chiến như Vạn phải chịu đựng. Chiến tranh bom đạn cùng với kẻ thù tàn ác không làm họ chùn chân, thế nhưng giờ đây khi hịa bình được lập lại thì chính những người thân yêu lại gây ra những vết thương sâu trong tâm hồn mà khơng có cách nào chữa khỏi. Họ dường như bị lạc mơi trường, khơng thể tái hịa nhập với cuộc sống đời thường.
Nhưng Vạn có sai khơng? Câu trả lời là khơng, ngay từ đầu Vạn không hề sai. Vạn không sai khi hiến dâng đời mình cho độc lập dân tộc, đó là trách nhiệm mà Vạn nên làm trong hoàn cảnh dân tộc bị đàn áp bởi thực dân Pháp, đế quốc Mĩ và phát xít Nhật. Con người sinh ra ở thế hệ sau mới là người sai, họ
may mắn hơn khi được sống trong hịa bình, được hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc và cho đó là điều hiển nhiên “Các người chưa từng sống với nỗi khao khát
có được lá cờ Tổ quốc, khi mỗi sáng ở trường Tây, ta phải chào lá cờ Tam sắc, hát bài quốc ca của nước Pháp” [34, tr.420, t.2]. Những ai phải sinh ra và lớn
lên trong hồn cảnh như Vạn thì mới thấu hiểu hết ý nghĩa nền độc lập đối với một dân tộc. Tự hào là vậy, nhưng Vạn vẫn không thể phũ nhận lí tưởng ơng theo đuổi cũng thật là phù phiếm, hư vô : “Ơi, lý tưởng, hồi bão, ước mơ vá biển lấp trời của ta rốt cuộc đều thua cuộc trước thực tế đàn bà. Khơng có cái thực tế ấy, đôi cánh chim bằng thế là bị cắt rụng. Những người đàn ông không thể sống thiếu đàn bà” [34, tr.420, t.2]. Vạn phải nghi ngờ điều mà mình từng dốc lịng tin tưởng, từng xem là lẽ sống có lẽ là nỗi đau lớn nhất mà ơng phải gánh chịu. Nó cịn nặng nề hơn thảy những địn roi mà Vạn phải gánh chịu trong suốt 15 năm bị cầm tù ở Cơn Đảo. Có những nỗi đau mà con người chúng ta phải tự mình trải qua mới thấm thía được hết ý nghĩa của hai chữ độc lập và nỗi đau đớn tận cùng của Vạn khi phải đối diện với bi kịch của sự hoài nghi.
Những chiến sĩ như Vạn xứng đáng được cả xã hội tơn vinh vì những gì họ đã cống hiến cho đất nước nhưng cuối cùng họ lại nhận được sự lãng quên. Bi kịch kéo dài đến tận khi họ chết, chiến sĩ ưu tú như Vạn mà đến lúc chết cũng khơng có chỗ để chơn cất. Một đám tang sơ sài khơng có người thân với những lời truy điệu hời hợt từ chính quyền, “những người bạn tù của ông hay tin, cử
người viết một bài truy điệu ca ngợi cơng đức, thống thiết, nghĩa tình mà như có