3.3. Giọng điệu
3.3.2. Giọng triết luận
Chúng ta thường nghe câu “văn- triết bất phân”, câu nói đó thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa văn học và triết học. Trong văn học hiện đại, cảm hứng triết học vẫn cịn tồn tại trong các tác phẩm ngơn từ, cảm hứng triết học hòa vào hình tượng nhân vật, cấu trúc của tác phẩm. Giải nghĩa theo cách chiết tự thì khái niệm “triết luận” là sự kết hợp giữa triết- những vấn đề về triết học và luận- bàn luận, lí giải. Vì vậy, triết luận có thể hiểu là sự lí giải, chiêm nghiệm về vấn đề triết học. Triết luận trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xốy của Trầm Hương là sự hịa quyện của tư tưởng triết học trong hình thức và nội dung tác phẩm, làm cho tác phẩm trở nên có chiều sâu và gia tăng tính tư tưởng cho tác phẩm. Giọng triết luận trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy được thể hiện qua những suy
ngẫm, những bài học xương máu qua cuộc đời các nhân vật, từ đó gợi ra vấn đề của cuộc sống hiện tại.
Con người khi đến cái tuổi thiên mệnh thường nghiệm ra những điều triết lí về số phận con người và cuộc đời. Tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy là sự suy ngẫm, chiêm nghiệm của con người về ý nghĩa, giá trị của độc lập, tự do đối với dân tộc và vai trị của cơng dân với đất nước. Trong cuộc chiến tranh vệ quốc, tình yêu được đặt trong mối tương quan với trách nhiệm đối với cộng đồng. Cá nhân phải hi sinh hạnh phúc riêng tư để hướng tới lợi ích của cả dân tộc. Vạn đau đớn khi phải chấp nhận từ bỏ hạnh phúc cá nhân, từ bỏ người con gái anh u để hồn thành lí tưởng mà cha anh cịn đang dang dở. “Em không hiểu nền
độc lập quý báu như thế nào đối với một dân tộc. Vì nó, cha anh đã ngã xuống. Vì nó, mẹ anh phải chết sớm, để lại những đứa con bơ vơ, đứa bị thất lạc. Anh yêu em nhưng anh cũng sẵn sàng hiến dâng đời mình cho nền độc lập” [34,
tr.457, t.1]. Chiến tranh tàn khốc vì vậy khơng phải ai cũng có đủ dũng khí từ bỏ hạnh phúc cá nhân để hiến dâng đời mình cho cách mạng. Trách nhiệm gánh vác sứ mệnh của dân tộc là một việc làm hết sức gian nan, vất vả: “Vạn nhận thức
sức nặng của hai chữ độc lập. Khái niệm thiêng liêng ấy có sự đóng góp của nhiều cuộc đời thầm lặng” [34, tr.397, t.1]. Trách nhiệm đối với cộng đồng là
một kiểu hành động mang tính tự nguyện, tự giác của cá nhân trong tập thể. Nhưng trên hành trình con người theo đuổi lí tưởng, hồi bão, đơi khi họ khơng giữ sợi dây liên kết với người thân. Gia đình trở thành khơng gian của sự cơ đơn. Vạn bị lạc trong chính gia đình của mình,khơng ai hiểu cho lí tưởng của Vạn và rồi vợ con ông đều rời xa ông để đến nước Mỹ xa xôi với hi vọng đổi đời. Jeannette khi lựa chọn tham gia cách mạng với Vạn “là cơ khơng cịn có thể
sống cùng với gia đình ruột thịt của mình nữa. Hoặc là cơ bị những người thân từ bỏ hoặc là cô phải từ bỏ họ” [34, tr.422, t.1] . Cách mạng đồng nghĩa với sự
hi sinh, Vạn và Jeannette hiểu và chấp nhận đánh đổi tất cả để hoàn thành sứ mệnh trở thành viên gạch lót đường mà lịch sử lựa chọn.
Dân tộc ta không chỉ phải đối diện với duy nhất một kẻ thù là giặc xâm lược mà còn phải đối diện với sự xuống cấp của những giá trị luân lí trong xã hội bởi sức mạnh của đồng tiền. Jeannette cay đắng nhận ra rằng “Những giá trị
luân lý trong gia đình bà đã mục ruỗng theo sự đầy lên của những đồng đô-la trong két sắt” [34, tr.278, t.2]. Khi lần lượt những đứa con gái của Jeannette rơi
vào cái hố dục vọng, tương lai sụp đổ thì bà mới nhận ra sự vơ nghĩa của những tờ đô la mà bà từng tin tưởng nó sẽ mang lại hạnh phúc cho những đứa con của bà. Jeanntte nhận ra sai lầm trong suy nghĩ của mình về trách nhiệm của cha mẹ, bà dằn vặt mình bằng những câu hỏi: “Liệu những đồng tiền ấy có mang lại hạnh phúc cho các con không? Tương lai của những đứa trẻ có được đảm bảo
bằng những tờ đơ-la mình kiếm được hay không?” [34, tr.263, t.2]. Để rồi
Jeannette nhận ra hạnh phúc không thể mua được bằng tiền, những đứa con của cơ muốn lớn lên trong tình u thương của cha mẹ chứ khơng phải “cứ nghĩ thảy
cho đứa con những đồng tiền là đã làm tròn bổn phận của bậc cha mẹ” [34, tr.291, t.2]. Bằng giọng triết luận, vấn đề triết lý được Trầm Hương gửi gắm vào lời nhân vật Jeannette là sự phản tỉnh mọi người trước lối sống vội vã của cuộc sống hiện đại, đừng vì chạy theo đồng tiền mà đẩy những đứa con của mình vào vực thẳm khơng lối thốt, đến khi nhận ra thì tất cả đã quá muộn màng.
Giọng triết luận trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xốy cịn được thể hiện ở sự chiêm nghiệm của Vạn về con người và cuộc đời. Vạn nhận thức được sự sống hữu hạn của con người trong cuộc đời, “ơng nhìn thấy cuộc đời mình giống
như ngọn nến nhỏ bé kia, đang yếu ớt, lụi dần” [34, tr.437, t.2]. Sự sống của con
người quá ngắn ngủi, hữu hạn so với cuộc đời. Vừa ngày nào Vạn còn đang sống cuộc sống ấm êm bên cha mẹ, thoáng cái mọi thứ bị cuốn vào vịng xốy thời cuộc để rồi giờ đây khi nhìn lại Vạn đã trở thành ơng già cơ độc bệnh tật với những cơn ho xé phổi không dứt mỗi khi trái mùa. “Cuộc sống vẫn tươi xanh, dù cuộc đời anh có những giới hạn khơng thể vượt qua, có những ràng buộc anh khơng thể thốt” [34, tr.439, t.2] đó là vịng trịn nghiệt ngã của sinh-
lão- bệnh- tử, khơng ai có thể thốt ra khỏi quy luật tuần hồn của tạo hóa. Vạn hiểu “Cuộc đời vốn như vậy. Nó cứ trơi đi, cuốn theo những số phận con người
vào vịng xốy của nó. Cuộc sống này vẫn tươi xanh. Nó được tưới bằng cả những giọt nước mắt của những phận đời bất hạnh”[34, tr.437, t.2] Vạn yêu cuộc sống dù nó cịn tồn tại q nhiều bất cơng, những chiêm nghiệm của Vạn về cuộc đời giúp ta nhận ra giá trị của cuộc sống và thúc giục mọi người hãy sống một cuộc sống có nghĩa để khi già đi khơng phải tiếc nuối vì những điều đã qua.
Những tư tưởng, chiêm nghiệm mới mẻ về các vấn đề triết lí, Trầm Hương đã tạo nên cái hồn cho tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy. Yếu tố triết luận góp
phần khám phá những quy luật đời sống bằng tư duy nghệ thuật, thông qua hệ thống hình tượng các nhân vật, Trầm Hương thể hiện những suy ngẫm, chiêm nghiệm về đời sống vừa có chiều sâu lại cụ thể, sinh động.