Cốt truyện theo dòng ý thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) số phận con người trong tiểu thuyết trong cơn lốc xoáy của trầm hương (Trang 88 - 93)

3.1. Cốt truyện

3.1.3. Cốt truyện theo dòng ý thức

Thủ pháp “dòng ý thức” là thủ pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều trong tác phẩm văn xi hiện đại. Dịng ý thức tham gia vào việc khám phá thế giới nội tâm trong đời sống nhân vật. “Thuật ngữ Dịng ý thức do nhà tâm lí học Mĩ

Uy-li-ơm Giêm-xơ đặt vào cuối thế kỉ XIX, khi ông cho rằng ý thức là một dòng chảy, dịng sơng trong đó các ý nghĩ, cảm giác, các liên tưởng bất chợt thường xuyên chen nhau, thay nhau và đan bện vào nhau một cách lạ lùng, phi logic. Các nhà văn đã sáng tạo ra nhiều thủ pháp nghệ thuật mới như đảo ngược thời gian, thời gian đồng hiện, hòa trộn thực hư, hiện tại, quá khứ, tương lai” [26, tr.107]. Trầm Hương là một trong những nhà văn đạt được một số thành cơng nhất định trong việc sử dụng “dịng ý thức” để đặc tả nhân vật một cách sinh động. Trong quá trình xây dựng nhân vật, nhà văn đã khéo léo để cho dòng ý thức xuất hiện luân phiên, đan xen với dòng tâm tư của nhân vật, mọi kí ức tác động đến nhân vật xuất hiện tự do, đột ngột và không thể kiểm soát được.

Trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy, hồi ức trở thành những lốc xoáy âm thầm nhưng mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của các nhân vật : Đó là kí ức tuổi thơ đau đớn của Vạn, Thọ; kỉ niệm tình yêu giữa Vạn và Jeannette; cũng như những sai lầm q khứ của Jeannette trong gia đình…Chuỗi hồi ức đó sinh ra từ những rạn nứt trong tâm hồn của các nhân vật và để lại những dấu ấn khơng thể xóa nhịa.

Vạn bước chân vào cách mạng rồi sống chết vì cách mạng cũng bắt nguồn từ những “ám ảnh tuổi thơ”. Từ một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình hạnh phúc. Thế nhưng cái chết của giáo Long dưới tay thực dân Pháp làm Vạn ám ảnh. Lời trăn trối của giáo Long trước khi chết như ăn sâu vào tâm trí của Vạn :“Thanh niên cao vọng khơng bao giờ phản bội để bán đứng Tổ quốc và đồng

đội. Hội kín của chúng tao khơng có mục đích nào ngồi địi tự do, độc lập giải thốt đồng bào ra khỏi ách thống trị của người Pháp. Vạn, Thọ con, các con hãy nhớ lấy lời cuối của…cha” [34, tr.35, t.1]. Những lời nói của giáo Long thúc

giục, khiến anh phải làm một cái gì đó để nỗi đau kia được xoa dịu. Những lúc anh dường như sắp từ bỏ việc làm cách mạng hay nghi ngờ về lí tưởng của mình thì hình ảnh và lời trăn trối của giáo Long lại xuất hiện trong tâm trí của Vạn. Dịng hồi ức đó khơng chỉ có tác dụng lưu giữ lại kí ức trong q khứ, mà nó cịn có tác dụng thúc đẩy con người phải hành động ở hiện tại.

Trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xốy, kí ức về cái chết của Hai Mân cũng như tuổi thơ cơ cực bên gia đình người cậu được lặp đi lặp lại nhiều lần: “Vạn

không bao giờ qn cái ngày tang tóc ấy. Buổi tối hơm ấy, nghe tin mẹ thổ huyết chết, Vạn vội vã lao ra ngồi trời đầy mưa gió” [34, tr.61, t.1] Để sau cái buổi

tối tang tóc ấy thì cuộc sống của hai anh em cậu hồn tồn chìm vào bóng tối:

“Anh nhớ những ngày ở Bến Tranh mồ côi, tăm tối. Hai anh em Vạn, Thọ cứ chiều chiều ra rặng bần ven sơng bắt đom đóm, gom lại làm ngọn đèn để buổi tối hai anh em học bài. Vạn nhớ những ngày hai anh em bị người cậu đánh đập tàn nhẫn, Vạn đã từng lấy thân mình che cho em…Vạn nhớ sau những trận địn thừa sống thiếu chết, Thọ ơm anh khóc, hỏi anh có bị đau khơng. Vạn nhớ đêm trốn khỏi ngôi nhà cậu mợ đi tìm anh Bình ở Sài Gịn; hai anh em đã nắm tay nhau đi bộ suốt đêm” [34, tr29, t.2]. Cụm từ “Vạn nhớ” Trầm Hương lặp lại bốn

lần liên tiếp trong một đoạn văn ngắn đã diễn tả được nỗi đau của Vạn trong quá khứ. Tuổi thơ bi thương của Vạn là hệ lụy của con đường làm cách mạng của giáo Long, nhưng nó cũng là nguyên nhân và động lực cho Vạn trên con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc về sau.

Khi đọc tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy của Trầm Hương, hình ảnh con

chim cú chắc chắn là hình ảnh gợi nhiều ám ảnh nhất cho người đọc. Con chim cú là một lồi chim mang trong mình nhiều ý nghĩa văn hóa: Nó là biểu tượng về sự thông thái ở phương Tây, là biểu tượng về sự may mắn ở Nhật Bản. Nhưng đối với quan niệm dân gian Việt Nam thì chim cú lại là lồi chim biểu tượng cho sự tang tóc, chết chóc. Trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy, con

thương nhưng con chim cú là chứng nhân tình yêu giữa Vạn và Jeannette. Tiếng chim cú như ám ảnh tuổi thơ của Vạn, nó gắn liền với cái chết của người mẹ mà Vạn yêu thương, nguồn sống duy nhất của cậu sau ngày giáo Long mất. “Vạn không bao giờ quên cái ngày tang tóc ấy. Buổi tối hơm ấy, nghe tin mẹ thổ huyết chết, Vạn vội vã lao ra ngồi trời đầy mưa gió. Ngồi bụi duối sau hè, trong tầm tã mưa rơi, có con chim cú cất tiếng kêu bi thảm” [34, tr.61, t.1]. Tiếng kêu của

con chim được xem là điềm gở, báo trước cái chết ấy khiến Vạn không khỏi chạnh lịng, nó gợi nhắc Vạn nhớ đến q khứ đau buồn của chính mình. “Bất

giác anh nhớ đến tuổi thơ mồ cơi cơ cực, sóng gió. Anh nhớ những đêm đội rổ bánh ít đi trên những con đường mòn hoang vắng, cất tiếng rao não lòng. Đếm ấy một bà lão tốt bụng đã mua hết rổ bánh cho cậu học trò nghèo hiếu thảo. Cậu bé chạy vội đến tiệm thuốc bắc cắt thuốc. Hôm ấy, trên cành tre nghiêng ngả trong mưa gió, cũng có con chim cú cất tiếng kêu bi thảm làm cậu bé Vạn sợ hãi, thu hết can đảm, ơm gói thuốc bị qua cây cầu khỉ, cắm đầu chạy về nhà nhưng khơng cịn kịp nữa rồi, mẹ cậu đã tắt thở, trên vũng máu” [34, tr.384, t.1].

Với Vạn, con chim cú vẫn là một biểu tượng buồn trong tiềm thức của Vạn cho đến ngày Jeannette bước vào cuộc sống của anh. Ngay từ phút ban đầu nhìn thấy nhau, Vạn và Jeannette đã biết mình sinh ra là dành cho nhau. Thế nhưng một người con trai đang mang nặng sứ mệnh của tổ chức, một người con gái đang có thai với ân nhân gia đình mình khiến họ phải kiềm chế cảm xúc của trái tim. Sự xuất hiện của con chim cú lại là một chất xúc tác hữu hiệu giúp tình yêu của Vạn và Jeanette được thăng hoa: “Trên cành tre nghiêng ngả trong gió mưa,

con chim cú đang vẫy đôi cánh màu nâu ướt át, cất tiếng kêu nghe thật ai oán, rùng rợn làm Jeannette kinh sợ. Vạn lao đến bên cơ, ơm chặt cơ trong vịng tay rắn chắc. Đêm ấy, với Vạn và Jeannette, con chim thuộc họ cú mèo, sát thủ của loài chuột được dân gian mặc định là điềm báo xui xẻo lại là điều may mắn. Tiếng cú trong đêm đã gắn kết họ với nhau” [34, tr.387, t.1].

Dòng ý thức của các nhân vật không chỉ thúc đẩy nhân vật hành động ở hiện tại mà nó cịn đưa các nhân vật từ hiện tại về quá khứ. Dòng ý thức buộc các nhân vật phải soi chiếu, nhìn nhận lại quá khứ của mình. Jeannette từng nghĩ cho Eveline cuộc sống giàu sang, con gái cô sẽ được hạnh phúc. Thế nhưng, Jeannette lại từng bước đẩy Eveline vào hố sâu của sự tuyệt vọng. Khi Jeannette nhận thức được lỗi lầm của mình thì Eveline đã mãi mãi rời xa cơ. Dịng ý thức như một thước phim quay chậm, nó lặng lẽ chiếu lại những sai lầm của chính cơ trong sự day dứt, ân hận khôn nguôi: “Khi Eveline sà vào lịng mẹ. Cơ khơng dám ơm chặt Eveline, không dám hôn tới tấp vào má con, không dám nựng nịu con. Vịng tay ơm Eveline, Jeannette chỉ siết phân nửa. Tâm hồn đứa trẻ lên năm đổ vỡ từ hôm ấy” [34, tr.139, t.2] Sự đổ vỡ bước đầu ấy không đủ sức khiến Jeannette bận tâm. Rồi những hình ảnh về “Một cơ bé cứng nhắc trong chiếc quần short, tóc hớt cao, mắt nhìn thẳng về phía trước, nện xuống sàn những bước chân chắc khỏe. Sao nó giống con trai quá” [34, tr.149, t.2]. Cứ như thế

mà Jeannette quên mất sự thiếu thốn tình thương và vết thương trong lòng Eveline đang ngày một lớn dần lên. Bây giờ thì những hình ảnh của Eveline xuất hiện trong tâm trí Jeannette như từng vết dao đang cứa vào trái tim người mẹ. Bà nhận ra mình đã q vơ tâm, thờ ơ với những sự thay đổi của con. Giờ đây, Jeannette chỉ biết tự giày vị bản thân và ốn trách người chồng ích kỉ đã gây ra bi kịch cho Eveline.

Suy nghĩ, hồi tưởng của các nhân vật được Trầm Hương tái hiện xen kẽ với các sự kiện ở hiện tại. Trầm Hương xem dòng ý thức như là một biện pháp nghệ thuật để các nhân vật đối chiếu với hiện tại. Vạn trở về sau 15 năm tù đày, Jeannette gặp lại người con trai mà mình yêu thương nhưng trong tâm trí Jeannette đó lại là những câu hỏi, hình ảnh chua xót đến quặn lịng: “Vạn đây

sao? Một bộ xương cách trí, một thân hình hom hem, gầy yếu. Người đàn ơng bà u thương khơng cịn chút bóng dáng nào mười bảy năm trước. Người thanh niên có thân hình đẹp, ngăm đen với những bắp thịt rắn chắc, còn giờ đây,

Jeannette, người đàn bà đã bị đoạn nhũ vì căn bệnh ung thư vú quái ác, trong bộ quần áo rộng màu đen đang phải cố tỏ ra mạnh mẽ trước mặt người đàn ơng mà mình u thương” [34, tr.188, t.2]. Hiện tại và quá khứ cứ đè chồng lên nhau, quá khứ càng đẹp thì hiện tại mà bà đối diện càng làm bà đau đớn. Qua dòng tâm tưởng của Jeannette, ta càng thấm thía được những mất mác, đau thương mà con người phải chịu đựng bởi chiến tranh là q khủng khiếp. Nó khơng chỉ giết chết thể xác con người mà đối với những người cịn sống, nó thiêu rụi họ từ trong tận tâm hồn, buộc họ phải mang những vết thương sâu đến hết cuộc đời.

Nhưng những ký ức trong quá khứ không phải lúc nào cũng mang đến sự đau buồn. Cũng chính những ký ức đó giúp các nhân vật trong tiểu thuyết Trong

cơn lốc xốy có thêm sức mạnh, động lực để vượt qua những khó khăn, gian khổ

ở hiện tại. Dòng ý thức đã gắn kết nhân vật và người đọc để tạo nên tiếng nói đối thoại. Những kỉ niệm giữa Vạn và Jeanette được Trầm Hương làm sống dậy trong tâm trí của Jeannette: “Đêm mưa bão có con chim cú ngồi song cửa. Bà

đã cho Vạn tất cả, đã hóa thân vào đam mê, lí tưởng, sự dấn thân của ơng. Bà không sợ hiểm nguy khi đưa vũ khí qua Bắc Mỹ Thuận. Bà đã khơng sợ chết khi đi cùng Vạn mua vũ khí của bọn lính mũ đỏ, lúc đèn pha từ chiếc xe jeep của bọn sĩ quan từ trại lính rọi thẳng vào bà, để Vạn ôm chầm bà, hôn bà một cách say đắm. Vạn đã bước vào cuộc đời bà như thế, làm sao bà có thể quên” [34,

tr.200, t.2] Một người phụ nữ danh giá như bà dám dũng cảm vì tình yêu mà tham gia hoạt động cách mạng, hằng ngày ra chợ Bà Chiểu bán gà vịt chết ngộp, đối diện với tử thần trong chiếc nóp bên bờ sơng Mỹ Thuận…Bà bất chấp tất cả, bất chấp gia đình, bất chấp ln những ln lí chỉ vì một câu hứa của Vạn: “Dù

có xảy ra vấn đề gì, bất cứ điều gì, đừng bao giờ nghi ngờ tình u của anh. Khơng bao giờ, khơng bao giờ. Em hứa nhé!.”[34, t.423, t.1]. Nhìn lại quá khứ,

chúng ta càng thêm nể phục tình yêu cao đẹp và đức hi sinh của những người phụ nữ như Jeannette- dám yêu, dám sống và dám hi sinh.

Trầm Hương đã sử dụng thành cơng thủ pháp dịng ý thức để xây dựng thế giới nội tâm nhân vật trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy. Thủ pháp này giúp khơi gợi tối đa thế giới bên trong tâm hồn của các nhân vật, những suy tính, khao khát, ước muốn hay những tổn thương của nhân vật được phơi bày thông qua những đoạn ký ức đứt đoạn, dở dang. Bút pháp dịng ý thức làm tăng thêm hiệu quả của tính đối thoại, đặt người đọc vào nhân vật để cùng suy ngẫm. Mối quan hệ đồng sáng tạo giữa nhà văn và người đọc được nảy sinh nhờ những khoảng trống trong đời sống tâm lí của các nhân vật mà nhà văn bỏ ngõ. Với thủ pháp nghệ thuật dòng ý thức, Trầm Hương thể hiện được những cố gắng của mình trong việc cách tân, đổi mới phương pháp sáng tác nhằm đem lại cho người đọc những góc nhìn mới mẻ hơn về hiện thực và con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) số phận con người trong tiểu thuyết trong cơn lốc xoáy của trầm hương (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)