Giọng chính luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) số phận con người trong tiểu thuyết trong cơn lốc xoáy của trầm hương (Trang 104 - 107)

3.3. Giọng điệu

3.3.1. Giọng chính luận

Tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy viết về đề tài số phận của con người trong giai đoạn lịch sử nhiều biến động ở Việt Nam. Các vấn đề có tính thời sự về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…được Trầm Hương tích cực khai thác và đưa vào tác phẩm.

“Chính luận là một thể loại văn học, một thể tài báo chí, thường nêu các vấn đề có tính thời sự về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, văn học, tư tưởng… Mục tiêu của chính luận là tác động đến dư luận xã hội đương thời, đến lối sống, quyền lợi chính trị hiện hành, đề xuất việc củng cố hoặc thay đổi chúng cho phù hợp với quyền lợi giai cấp hoặc với lí tưởng xã hội, đạo đức” [9, tr.43].

tranh luận cao, thể hiện rõ ràng quan điểm của người nói, người viết. Với một tiểu thuyết viết về thời kì chiến tranh như tiểu thuyết Trong cơn lốc xốy, giọng điệu chính luận được xuất hiện dày đặc xuyên suốt trong tiểu thuyết.

Trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xốy, giọng chính luận được sử dụng với

mục đích bác bỏ luận điệu “cao cả” của Pháp khi xâm lược Việt Nam. Trầm Hương đã trích dẫn một đoạn văn chính luận của hai nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh trong bài La cloche Felee: “Hỡi đồng bào hãy noi theo cái học thức Pháp, đặng mở mang trí dân, rộng tư tưởng của dân, làm cho dòng giống tráng kiện, mau thốt cái ách nơ lệ. Bằng cứ theo nẻo hoạn đồ, lấy việc làm quan làm mục đích của việc học thì hỡi ơi! Sau này dịng giống sẽ yếu ớt, ắt có ngày kia rút vào rừng mà ở” [34, tr.30, t.1]. Hai nhà yêu nước Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh đã chỉ ra âm mưu thật sự của Pháp khi xâm lược Việt Nam là muốn làm nhân dân ta suy yếu để dễ bề cai trị và khai thác tài nguyên, khống sản mang về chính quốc. “Những bài viết bộc lộ rõ sự cơng kích chính

sách của người Pháp ở Việt Nam, ca ngợi tinh thần yêu nước, dấn thân của các chiến sĩ gợi lên trong lòng Giáo Long niềm tự hào dân tộc” [34, tr.31, t.1]. Những bài chính luận của người chiến sĩ cách mạng đã làm cho người dân thức tỉnh và thôi thúc họ đấu tranh để giành lại độc lập dân tộc. Những trí thức yêu nước như Giáo Long, Vạn, luật sư Thành, Phạm Ngọc Thạch, họ ý thức được sứ mệnh của mình là giác ngộ đồng bào để cùng nhau chiến đấu.

Nguyễn An Ninh đã nói: “Tự do khơng phải là một vật gì có thể chuyền

tay, có thể cho hay bán” [34, tr.31, t.1] và “để có ngày hịa bình, bao lứa đơi

phải phân ly, bao mối tình tan vỡ. Người bị đày ra Côn Đảo, người ngồi tù Khám lớn, người nằm lại dưới đáy đại dương, người bị vùi xác ngoài nghĩa trang Hàng Keo, Hàng Dương Cơn Đảo, người chơn đời mình trong tù ngục gia đình, trong phồn vinh giả tạo.”[34, tr.339, t.2]. Nhiệm vụ của chúng ta là phải

chiến đấu để giành lại quyền lợi vốn dĩ thuộc về mình. Chiến tranh đồng nghĩa với hi sinh, biết bao kiếp người phải lộn nhào trong vịng xốy của chiến tranh.

Giáo Long vì tham gia hội Thanh niên Cao Vọng mà bị lính Pháp đánh chết, luật sư Thành, Vạn bị vùi dập trong nhà tù, nếm trải khơng ít món nhục hình, có lúc tưởng chừng phải đối diện với cái chết, Jeannette vì tham gia cách mạng mà phải từ bỏ gia đình... Nhưng họ ý thức được giá trị của độc lập và chấp nhận hi sinh cả cuộc đời cho lí tưởng của dân tộc. Trầm Hương đã làm nổi bật được ý nghĩa của sự hi sinh của các nhân vật trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xốy. Vì

“Lịch sử cần những tiếng hô xung phong, những bước chân rầm rập nện xuống đường phố nhưng cũng cần đến sự im lặng và hy sinh trong bóng tối” [34, tr.275,t.1] nên sự có mặt của những chiến sĩ yêu nước càng trở nên ý nghĩa. Cách lập luận logic, thuyết phục, giọng điệu chính luận đanh thép, những nhà yêu nước Việt Nam đã thể hiện được quan điểm chính trị của mình, kêu gọi đồng bào tham gia vào cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc.

Giọng điệu chính luận cịn được Trầm Hương sử dụng trong việc miêu tả hiện thực xã hội Việt Nam những ngày hậu chiến. Bức tranh hiện thực với những vấn nạn nảy sinh: “Dân tình đói khổ, trộm cướp hồnh hành. Người ta sẵn sàng đâm, cắt họng, giết người tàn nhẫn, không cần biết đến lí do” [34,

tr.366, t.2]. Gia đình Vạn trở thành nạn nhân của vấn nạn trộm cướp. Hai đứa con thơ đều bị kẻ trộm giết chết trong một buổi sáng: “Kẻ ác dùng dao chém vào vai đứa con trai bảy tuổi. Hắn lôi thằng nhỏ vào buồng chém thêm mấy nhát. Hắn dùng cây gỗ đập lên đầu đứa con trai năm tuổi, đánh đứa bé mới bốn tuổi rồi trói vào chân giường. Đứa nhỏ nhất mới hai tuổi, hắn dùng dao cắt họng đứa nhỏ” [34, tr.366, t.2]. Cuộc đời Vạn phải gánh chịu quá nhiều kiếp nạn, hết mười lăm năm tù Côn Đảo, lại gánh trên vai trách nhiệm với mẹ con Bích Hoa và đàn con của anh; gánh nỗi đau nhìn con cái bị bạo hành và cái chết của hai đứa con thơ trong cùng một ngày…”Trên đời này, cịn ai có số phận bi

đát như anh ấy?!”[34, tr.367, t.2]. Jeannette cảm thấy bất lực trước nỗi thống

Con người sinh ra và lớn lên trong một xã hội như vậy khó có thể có được hạnh phúc. Cuộc sống của họ trôi qua vất vả khi phải chống chọi lại với rất nhiều vấn nạn: Vừa phải lo mưu sinh, vừa phải chống chọi với những tệ nạn ln rình rập xung quanh. Viết về một vấn đề xã hội với giọng điệu chính luận xã hội, Trầm Hương đã vạch ra nhiều vấn nạn khó khăn mà nhân dân ta phải đối diện. Từ đó, chúng ta thấy được tình u thương và đồng cảm của Trầm Hương với những kiếp người nhỏ bé đang vùng vẫy trong cơn lốc của cuộc đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) số phận con người trong tiểu thuyết trong cơn lốc xoáy của trầm hương (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)