Nghệ thuật miêu tả hành động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) số phận con người trong tiểu thuyết trong cơn lốc xoáy của trầm hương (Trang 96 - 100)

3.2. Nhân vật

3.2.2. Nghệ thuật miêu tả hành động

Hành động là khái niệm chỉ hoạt động, phản ứng, việc làm của các nhân vật. Hành động có tác dụng rất lớn trong việc phản ánh tính cách, phẩm chất của nhân vật. Hành động giúp người đọc thấy được thế giới tinh thần của nhân vật được xây dựng nên. “Hành động không chỉ là yếu tố cần thiết để bộc lộ tính cách mà cịn là yếu tố khơng thể thiếu thúc đẩy sự diễn biến của cốt truyện trong tác phẩm. Việc miêu tả hành động của nhân vật được thực hiện thông qua ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ của các nhân vật khác” [68, tr.169].

Hành động là cách biểu hiện rõ rệt nhất tính cách của nhân vật. Hành động

“Khơng một chút do dự, rất tự nhiên, Vạn đưa tay mình đặt trên bàn tay người Cộng sản. Hai bàn tay một đã trưởng thành già dặn, một thanh xuân, tràn đầy

sức sống nắm chặt lấy nhau” [34, tr.143, t.1] cho thấy Vạn tham gia vào cách

mạng một cách tự nguyện. Vạn tham gia cách mạng là hành động tiếp nối con đường của cha anh. Cái nắm tay đó cũng như là một lời tuyên thệ của Vạn trước con đường gian nan mà mình đã chọn và phải vượt qua bằng mọi giá. Cùng là con của giáo Long, cùng hưởng một chế độ giáo dục của nước Pháp, nhưng Trầm Hương lại đặt hai nhân vật Vạn, Thọ ở hai cực trái ngược nhau. Nếu Vạn là nhân vật đại diện cho lí tưởng thì Thọ lại là đại diện cho kiểu nhân vật đời thường. Cùng với một hành động giống nhau là “ngoảnh mặt đi” trong ngày Vạn lên tàu bị đày ra Cơn Đảo nhưng nó đã bộc lộ tính cách khác biệt của hai anh em Vạn, Thọ. Vạn đã chọn cách im lặng, giấu đi tiếng gọi “Thọ, em trai của anh!” [34, tr.30, t.2] vì khơng muốn làm em trai mình phải khó xử khi có một người anh phạm tội, có thể làm liên lụy tới tương lai của em thì hành động im lặng của Thọ lại xuất phát từ lịng ích kỉ “Thọ cứng rắn quay lưng vì anh thấu hiểu nếu

cất tiếng gọi Anh Sáu, chỉ vậy thôi, giấc mơ làm chủ một tòa nhà lộng lẫy, bên người vợ sắp cưới xinh đẹp cũng sụp đổ tan tành. Và vì thế Thọ cúi đầu im lặng” [34, tr.31, t.2]. Thế giới nội tâm của nhân vật Vạn và Thọ được bộc lộ ra

thành hành động cụ thể dưới hình thức độc thoại nội tâm của từng nhân vật. Hành động được xem là thước đo chính xác nhất tính cách và phẩm chất của một con người. Nhân vật Vạn cũng không nằm ngồi quy luật đó, cống hiến của Vạn cho cách mạng được tính thơng qua những hành động, chiến cơng thầm lặng trong suốt mấy mươi năm thanh xuân của Vạn: “Anh ẩn mình trong cơng ty

Việt Nam Stevedore của Pierre để tổ chức rải truyền đơn, phá chìm xà lan vũ khí khi chở đạn từ tàu lớn vào bờ, hướng dẫn đoàn xe tăng thành phố qua cầu Phan Thanh Giản tiến vào Sài Gòn… gần mười lăm năm, người chiến sĩ biệt động kiên trì ẩn mình, móc nối với tổ chức cách mạng, làm nên kí tích phá hủy vũ khí quân đội Mỹ, tổ chức đường dây mua vũ khí, quân trang, quân dụng phục vụ cho những trận đánh của quân cách mạng” [34, tr.326, t.2]. Những hành động đó đã nói lên hết tư cách, phẩm chất của người chiến sĩ cách mạng Nguyễn

Văn Vạn nhưng cũng chính việc miêu tả những chiến cơng thầm lặng của Vạn, Trầm Hương đã làm cho nỗi đau số phận, bi kịch của sự lãng qn càng thêm nhức nhối vì “cái lí lịch theo đánh giá của tổ chức cán bộ “quá nhiều điều đáng

ngờ, bí ẩn, cần thời gian xác minh” [34, tr.326, t.2].

Cũng từ cách Trầm Hương miêu tả hành động, bản tính dã man, tàn ác của những tên lính Nhật trở nên sắc nét: “Những người lính Pháp phải quỳ trên những phiến gỗ xù xì với cái đầu gối dã rách nát, lở loét; bị đánh đập bằng gậy cứng, bị phơi nắng suốt ngày bằng tiếng rên xiết thảm thương vì khát và đau đớn. Và cuối cùng, họ bị những nhát kiếm tàn bạo xả xuống, làm dứt vai, đứt đầu đến chết…quân Nhật còn dùng lưỡi lê, kiếm đâm xác nạn nhân cho đến nát bấy…” [34, tr.268,t.1]. Hành động chém giết đó cho thấy quân đội Pháp và Nhật

đều tham lam, tàn ác và vô nhân đạo như nhau. Khi trong tay có quyền lực thì họ ln hướng tới việc trả thù, đàn áp những kẻ yếu thế hơn mình. Hành động chà đạp lên những kẻ yếu để khẳng định sức mạnh của mình đó đã cho thấy bản chất tàn bạo, phi nghĩa của quân đội Nhật cũng như Pháp trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Nếu như trong truyện Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân khắc họa hành động trao chữ của người tử tù cho người quản ngục như một sự tôn vinh sức mạnh của cái đẹp thì Trong cơn lốc xốy, Trầm Hương cũng xây dựng thành công hành

động tướng quân Nhật Bản Terauchi trao thanh kiếm lệnh cho Phạm Ngọc Thạch- người từng bị quân đội Nhật xem là tên cầm đầu của bọn phiến loạn:

“Bằng một động tác rã rời, chậm chạp, ngài Tư lệnh cởi thanh kiếm mạ vàng đang đeo ở thắt lưng đưa lên ngắm nghía. Nâng thanh kiếm lệnh bằng hai tay, đăm đắm nhìn thanh kiếm quyền lực bằng vẻ quyến luyến, tiếc nuối và pha lẫn chát đắng, ngậm ngùi trao cho Phạm Ngọc Thạch. Vì nó xứng đáng được trao lại cho một người trí dũng song tồn như ơng hơn là để rơi vào tay quân Pháp. Phạm Ngọc Thạch sau phút sững sờ đưa hai tay đón nhận bằng tất cả sự tơn kính” [34, tr.334, t.1]. Hành động trao và nhận giữa Terauchi và Phạm Ngọc

Thạch cho thấy ý nghĩa của cuộc chiến tranh ở Việt Nam là cuộc chiến tranh vệ quốc. Những người lính Việt đang đấu tranh cho lẽ phải, giành lại độc lậ tự do cho dân tộc mình. Hành động trao kiếm đó cịn đồng nghĩa với việc qn đội Nhật tâm phục khẩu phục với chiến thắng, thành cơng của qn đội Việt Nam. Đó là kết quả tất yếu của quá trình hoạt động cách mạng nghiêm túc và lâu dài của những người dân Việt Nam yêu nước.

Thông qua nghệ thuật miêu tả hành động các nhân vật trong tiểu thuyết

Trong cơn lốc xốy, sự xấu xa, ích kỉ của những người làm cha cũng bị Trầm

Hương phơi bày với các nhân vật như Hai Bền, Quý, Atoine. Trước cảnh chị gái của mình là Luisa đang hấp hối trên giường, thay vì quan tâm và lo lắng cho chị thì ơng Atoine “vội vàng gỡ đôi hoa tai bằng kim cương, chiếc nhẫn nạm viên rubi đỏ như máu của Luisa bỏ vào túi quần. Rồi chộp lấy luôn hộp nữ trang mà Luisa thường mang theo bên mình đưa cho vợ” [34, tr. 221, t.1]. Lợi dụng quyền giám hộ, ông Atoine ngang nhiên chiếm hết tài sản của con gái Jeannette một cách hợp pháp để mà “sắm sửa cho mình đủ thứ, rồi cịn lấy tiền để hú hí

với mấy bà vợ bé” [34, tr.238, t.1]. Hai Bền vì muốn có tiền mà thay Joshe nhận

làm cha của con Y Dơn, sau khi cưới Y Dơn hắn trút lên người cơ những trận địn chí mạng và chửi cơ là “ con mọi hư thân mất nết”, “con mọi dâm đãng”. Sự độc ác của Hai Bền đẩy lên đỉnh điểm khi Monique lên ba, hắn “cầm thanh

sắt nung đỏ, hắn châm vào chân vào đùi cô bé… Hắn trút nỗi căm hận ấy vào Monique bằng những trận địn vơ cớ. Trên người cơ bé lên ba lúc nào cũng chi chít những lằn roi, những vết bầm” [34, tr.109, t.1]. Thậm chí ơng ta cịn vui sướng khi bán được Monique cho Luisa bằng với giá một con ngựa. Sự giả dối, tàn nhẫn của nhân vật Quý thể hiện kín đáo và ranh ma hơn so với Hai Bền. Vẫn giữ vẻ mặt của một người cha dượng đạo mạo, tốt bụng trước mặt mọi người nhưng những khi khơng có Jeannette thì “Q chành khuôn mặt bé bỏng của Eveline, nựng nịu với một lực rất mạnh. Gương mặt non tơ của Eveline là nơi để

Quý trút mọi căm hờn” [34, tr.133, t.2]. Hành động đó của Quý là bước mở đầu

đẩy Eveline vào con đường lệch lạc giới tính và phải tìm đến cái chết.

Bằng việc miêu tả hành động của các nhân, tính cách, phẩm chất cao cả, đê hèn, dối trá hay xấu xa đều được làm nổi bật lên một cách rõ rệt. Tính cách của các nhân vật thường khơng được ấn định ngay từ đầu mà nó được hình thành theo chuỗi sự kiện, hành vi nhân vật trong tác phẩm. Trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy cũng vậy, các nhân vật được định hình ngày càng sắc nét thơng qua

các chuỗi hành động của các nhân vật trước các biến cố lịch sử mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) số phận con người trong tiểu thuyết trong cơn lốc xoáy của trầm hương (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)