3.1. Cốt truyện
3.1.2. Cốt truyện theo tuyến nhân vật
Cốt truyện xây dựng theo các tuyến nhân vật không phải là biện pháp nghệ thuật quá mới mẻ trong văn học hiện đại. Ngay từ thời kì văn học trung đại, thủ pháp này đã được các nhà văn sử dụng nhưng các tuyến nhân vật được xây dựng đơn tuyến, thống nhất từ đầu tới cuối tác phẩm. Các nhân vật khơng có sự thay đổi hay chuyển biến về mặt tính cách. Các nhà văn hiện đại đã có sự tiếp biến trong việc sử dụng thủ pháp xây dựng cốt truyện theo tuyến nhân vật, các nhân vật trong văn học hiện đại đã có sự chuyển đổi từ tuyến này sang tuyến khác nhằm thể hiện ý đồ nghệ thuật cũng như quan niệm của nhà văn về con người cũng như cuộc sống.
Trầm Hương xây dựng nên nhân vật đa tính cách Ammont-một ơng chủ người Pháp đang sinh sống tại Việt Nam. Dù là người Pháp nhưng ông vẫn giữ thái độ trung lập với cuộc chiến ở Việt Nam. Sau một lần được Vạn cứu cả gia đình trước họng súng của những người cách mạng quá khích, Ammont hàm ơn Vạn và hứa sẽ trả ơn. Nhiều năm sau, Ammont làm việc cho chính quyền Pháp giữ trách nhiệm quản lí tù nhân chính trị ở Việt Nam. “Ơng cảm thấy rất tự hào,
vinh dự khi được nhà nước Pháp giao một nhiệm vụ đặt biệt quan trọng. Ông tự nhủ phải làm việc thật công tâm, mẫn cáng để xứng đáng với niềm tin của chính phủ” [34, tr.5, t.2]. Từ phe trung lập, Ammont chuyển sang phe đối đầu với Vạn
Cơn đảo vì món nợ “mười ngàn franc”, tiếp xúc trực tiếp với những người tù như Vạn, Ammont đã bị cách mạng thuyết phục “Trong số những thầy chú trên
đảo này, tôi cũng lờ đi khi biết rõ danh tính của những người trong hàng ngũ chúng tôi bị những người Cộng sản thuyết phục, âm thầm giúp thuốc men, đường sữa, giấy báo cho các anh. Trong những người bị Cộng sản thuyết phục ấy, có cả tơi nữa” [34, tr.76, t.2] . Thông qua việc xây dựng nên nhân vật đa
tính cách Ammont, Trầm Hương cho thấy quan điểm của mình về bản tính hướng thiện của con người. Tính cách, suy nghĩ của nhân vật ln có sự vận động và thay đổi vì trong quá trình sống, tương tác với mơi trường và cộng đồng thì cá nhân sẽ có những chuyển biến nhất định về mặt tư tưởng. Cốt truyện trở thành phương tiện để nhân vật bộc lộ tính cách của mình, sự thay đổi của nhân vật Ammont còn khẳng định được sức mạnh của ánh sáng chân lí trong cuộc sống con người. Ánh sáng đó có thể soi chiếu vào tận những góc tối trong tâm hồn mỗi người và chỉ ra cho họ con đường đúng đắn mà họ nên đi.
Trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xốy Trầm Hương đã xây dựng thành cơng tuyến nhân vật đối lập nhau về suy nghĩ, tư tưởng. Nếu Vạn, luật sư Thành, Phạm Ngọc Thạch…là những nhân vật dám từ bỏ vinh hoa để dấn thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc thì tuyến bên kia là các nhân vật cũng vì vinh hoa mà chọn cách quay lưng với cách mạng, dân tộc như Thọ, bác sĩ Cao, chàng du học sinh Ruby…chỉ để bảo tồn tính mạng và hưởng thụ cuộc sống sang giàu nơi kinh đô ánh sáng. Để làm nổi bật tuyến nhân vật yêu nước, Trầm Hương đã đặt nhân vật Vạn trong thế so sánh với Clip tạo thành các cặp nhân vật đối lập về tư tưởng cách mạng. “Hai người đàn ông này là hai đối cực khác nhau. Nếu Clip
cho rằng sứ mệnh của ông ta sang Việt Nam là để ngăn chặn làn sóng Cộng sản thì Vạn cho sự có mặt của người Mỹ ở Việt Nam là xâm lược, nên nhân dân Việt Nam ở hai miền Nam Bắc bằng mọi giá sẽ phải đuổi bằng được người Mỹ về nước. Nhưng hai người đàn ông ấy lại giống nhau ở sự dấn thân và đắm say lí tưởng” [34, tr.217,t.2] Từ suy nghĩ, tư tưởng khác nhau, mỗi nhân vật tạo cho
mình mục tiêu, lí tưởng để chiến đấu, chính vì sự khác biệt này mà hai nhân vật này được đặt trong thế đối chọi nhau nhằm lí giải bản chất của cuộc chiến tranh ở Việt Nam- đó là cuộc chiến tranh vệ quốc và làm bật lên ý nghĩa, giá trị cao đẹp của những chiến sĩ cách mạng Việt Nam khi đã hi sinh thanh xuân, tính mạng của mình cho màu cờ dân tộc.
Khơng chỉ có tuyến nhân vật đối lập nhau về lí tưởng mà tuyến nhân vật đối lập về quan niệm sống cũng được Trầm Hương xây dựng công phu và đặc sắc. Từ xưa, phụ nữ luôn phải chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới và họ phải sống dựa vào đàn ông. Em dâu của Luisa từng chì chiết cơ chỉ vì khơng biết tận dụng nhan sắc của mình vào việc kiếm một gã đàn ông giàu có để nương tựa. Với cô vợ Hilaire “Cái vốn lớn nhất của đàn bà là nhan sắc” [34, tr.23, t.1], Luisa lại thể hiện quan điểm sống của mình trái ngược hồn tồn. Cơ ln tự hỏi bản thân “Tại sao đàn bà là phải bám vào đàn ông ?” [34, tr.23, t.1]. Luisa là người phụ nữ có tư tưởng tiến bộ, độc lập. Từ hai bàn tay trắng, Luisa mở được một cửa tiệm nhuộm quần áo, từ những đồng tiền kiếm ra từ cửa tiệm đó, Luisa đủ khả năng ni sống bản thân và phục vụ những sở thích cá nhân của mình, điều đó khiến cơ cảm thấy kiêu hãnh. “Cơ khơng cần những xấp tiền còn mới cứng, dày cộm đày quyến rũ của đàn ơng, Luisa này vẫn sống đàng hồng, vẫn xinh đẹp khối người thèm muốn” [34, tr.25, t.1]. Nhân vật Luisa nhân vật phát ngôn cho quan niệm sống của Trầm Hương, cơ cũng chọn cho mình cách sống độc lập, không phụ thuộc vào đàn ông. Một vai Trầm Hương gánh vác cả hai đứa con thơ đang trong tuổi ăn tuổi lớn bằng ngòi bút và con chữ của mình. Phụ nữ tuy là phái yếu nhưng họ ln chứa trong mình sức mạnh mà đơi khi khiến nam giới cũng phải kính nể.
Trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy Trầm Hương đã tạo nên tiếng nói đối thoại giữa các nhân vật về quan niệm tình yêu. Vấn đề mà Trầm Hương đưa ra là “sự chiếm hữu trong tình u” có nên hay là khơng? Nếu Vạn, Jeannette có thể hi sinh tất cả cho người mình yêu. Vì Jeannette, Vạn tự nguyện “Đưa bờ vai
mình che chắn cho một phụ nữ yếu đuối, bị xô vào giông bão cuộc đời” [34, tr.365,t.1], Jeannette cũng vì Vạn mà tham gia cách mạng, rũ bỏ danh dự của một cô tiểu thư ra chợ bán từng con gà vịt chết ngộp để có tiền ủng hộ cách mạng, cô bất chấp gõ hàng chục cánh cửa của những kẻ quyền uy của chính quyền Pháp chỉ mong tìm ra cách cứu Vạn khỏi ngục tù. Sau 15 năm tù đày, Vạn trở về, dù anh còn rất yêu Jeannette nhưng anh đã chọn cách vun đắp cho hạnh phúc của Jeannette và Quý, Vạn chấp nhận trở thành người thầy giáo cần mẫn để dạy dỗ các con của Jeannette cũng như Jeannette ln âm thầm giúp đỡ gia đình Vạn dù cho ngày ấy Vạn đã dang vòng tay của anh ra che chở cho Bích Hoa mà khơng phải là cơ…Tình u với Vạn và Jeannette đó là sự hi sinh, cao thượng, chỉ cần người mình yêu được hạnh phúc. Nếu quan niệm của Vạn và Jeannette về tình yêu là hi sinh thì trong quan niệm tình yêu của Gason, Trần Nhơn, Cala, Theoder… là sự chiếm hữu. Ở họ, “đều có một điểm rất giống nhau, là sự thèm khát và chiếm đoạt” [34, tr.520, t.1]. Như Gason từng tuyên bố
với Jeannette: “Tôi cần tất cả. Tiền, người đàn bà tôi chinh phục, cả công lý” [34, tr.548, t.1]. Khi khơng chiếm được Jeannette, thì Gason và Trần Nhơn vạch ra bản án và đẩy Vạn vào nhà tù Côn đảo trong suốt mười lắm năm, vì Gason biết “nếu giảm án cho tên tù Việt Minh, tôi sẽ mất em.” [34, tr.27, t.2] Cách yêu của các nhân vật trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy đã tốt lên được tính cách, nhân phẩm của nhân vật. Tình yêu được Trầm Hương sử dụng như một phép thử, nó khiến cho nhân vật trở nên cao thượng hơn nhưng đồng thời cũng bộc lộ bản chất ích kỉ, xấu xa của các nhân vật.
Trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy, các tuyến nhân vật được Trầm
Hương sắp xếp một cách khéo léo thông qua những cuộc đối thoại, những suy nghĩ hay hành động của các nhân vật. Các tuyến nhân vật được xây dựng đối lập thông qua những mâu thuẫn về tư tưởng, quan điểm, cách sống…Trầm Hương đã tạo nên tiếng nói đối thoại với người đọc về những vấn đề mà tác giả đặt ra trong tác phẩm.