2.2.1. Người trí thức dấn thân
Cuộc kháng chiến của dân tộc như một cơn lốc, nó cuốn mọi người vào vịng xốy của chính nó . Vì vậy, những người trí thức cũng khơng hề ngoại lệ. Họ là những người học rộng hiểu sâu, đa phần được thừa hưởng nền giáo dục của nước Pháp. Đó là giáo Long, bác sĩ Nghĩa, Vạn, Huệ, Eveline...tình yêu quê hương chảy trong mạch máu của họ đã thôi thúc và từng bước đưa họ đến với cách mạng, để rồi họ sát cánh với cách mạng bằng tất cả lịng nhiệt huyết của mình.
Vợ chồng giáo Long đang có một cuộc sống mà ai cũng ao ước. Một cuộc sống đầm ấm, chồng làm giáo viên cho một nhà trường Pháp, vợ may vá và hai người con ngoan ngoãn. Nhưng “Dường như thật vô tình, một điền chủ nổi
tiếng ở An Bình Đơng trao cho giáo Long một tờ báo La cloche felee. Những bài viết bộc lộ rõ sự cơng kích chính sách của người Pháp ở Việt Nam, ca ngợi tinh thần yêu nước, dấn thân của chiến sĩ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh gợi lên trong lòng Giáo Long một niềm tự hào dân tộc” [34, tr.31, t.1]. Giáo Long khi
được giác ngộ thì anh thấy cuộc sống của mình ý nghĩa hơn bao giờ hết “anh ý
thức được sứ mệnh giác ngộ người khác để thức tỉnh đồng bào” [34, tr.32, t.1].
Tình yêu nước đã đưa giáo Long đến với cách mạng. Ngày anh vẫn đến trường dạy nhưng đêm thì anh lại lao vào cuộc chiến của dân tộc, anh tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, giác ngộ nhân dân, móc nối với các tổ chức yêu nước…Tình yêu nước của giáo Long được đánh đổi bằng cả tính mạng của mình trong tay thực dân Pháp. Đứng trước kẻ thù, thay vì cầu xin sự thương hại của
giặc thì giáo Long đã chọn cách hi sinh anh dũng, bất khuất: “Phải, tao là
“thanh niên cao vọng” đây. Hội kín của chúng tao khơng có mục đích nào ngồi địi độc lập tự do, giải thốt đồng bào ra khỏi ách thống trị của người Pháp. Vạn, Thọ con, các con hãy nhớ lấy lời cuối cùng của…cha” [34, tr.35, t.1]. Những lời cuối cùng của giáo Long trước khi chết như xốy sâu vào tâm trí Vạn, để rồi chính Vạn cũng bước vào con đường cách mạng mà cha anh còn đang dang dở. Giáo Long trước khi chết đã truyền lòng yêu nước và ý thức về độc lập dân tộc cho chính những người con của mình. Cũng chính giáo Long là động lực từng bước thúc đẩy Vạn dấn thân vào con đường cách mạng, tiếp nối đọan đường dang dở của giáo Long.
Vạn tham gia vào cuộc chiến trước hết là vì cái chết của giáo Long. Vì Pháp mà gia đình Vạn tan nát, anh phải chịu cảnh mồ cơi cả cha lẫn mẹ. Cả tuổi thơ chìm trong địn roi, nước mắt bên người cậu mợ tham lam, ích kỉ. “Tuy bề
ngồi trong có vẻ n phận, bình thản đón nhận những học bổng danh giá của nhà nước Pháp và các Hội đồn nhưng bên trong lịng ngực của Vạn ngùn ngụt nhiệt huyết,thôi thúc anh hành động” [34, tr.141, t.1].Vạn cùng các bạn của mình tham gia vào các buổi diễn thuyết của các đại biểu Cộng sản, Vạn được nghe những người đàn anh Cộng sản giảng giải về khái niệm “yêu nước”, “độc lập”, “tự do”... Chính trong những buổi diễn thuyết này, ngọn lửa yêu nước âm ỉ trong Vạn được thổi bùng lên và anh đã quyết định dấn thân theo cách mạng, đi theo tiếng gọi của đất nước. Được sự giúp đỡ của luật sư Thành-một luật sư từng sang Pháp du học và trở về đất nước, trở thành một người cộng sản.Vạn trở thành một mắt xích thầm lặng trong đường dây hoạt động của những người Cộng sản trong trường học Petrus Ký với nhiệm vụ là giúp các bạn khác trong lớp Ban Tú tài tiếp xúc với tòa soạn báo Lutte (báo tranh đấu). Các hoạt động tuyên truyền diễn ra ở nhiều trường học của Pháp: Trường Áo Tím, Taberd, Lê Bá Cang, Nguyễn Văn Khuê…đã kêu gọi được sự ủng hộ của các học sinh, sinh viên, tạo nên sức mạnh đấu tranh từ trong nhà trường. Vạn là kết nối những mắc
xích rời rạc, trở thành một sợi dây bền chặt. Vạn dù chỉ là học sinh được hưởng nền giáo dục của Pháp nhưng anh đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với cơng cuộc đấu tranh, giải phóng dân tộc. Càng về những giai đoạn sau, tinh thần tích cực dấn thân, nhập cuộc vào cuộc chiến giải phóng dân tộc của Vạn càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn.
Trong gia đình giáo Long, khơng chỉ có Vạn tham gia vào tổ chức yêu nước, đấu tranh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường của Pháp mà cịn có cả Bình (Cậu con trai của giáo Long được cho khi còn nhỏ). Nếu Vạn đến với cách mạng vì mối thù giết cha thì Bình lại nhờ “Sự thẩm thấu giáo lí Cao Đài đã thức tỉnh
Bình” [34, tr.93, t.1]. Từ sự giác ngộ mà đạo Cao Đài đem đến cho Bình mà Bình đã lựa chọn gia nhập vào đội quân thân Nhật để chống Pháp. Sau khi cấp trên quyết định giải giáp Đệ tam sư đoàn trừ mối họa bán nước lợi dụng danh nghĩa đánh giặc làm tay sai cho Pháp, Bình bị Hai Gà-một tên giỏi võ Bình Định chơn sống. Anh và Vạn- hai người con của giáo Long nhưng “Cuộc kháng chiến
xô đẩy mỗi người vào một ngả rẽ của lý tưởng và nhiệm vụ được giao phó” [34,
tr.388, t.1]. Tình u nước như một sợi dây vơ hình kết nối các thế hệ trong gia đình Vạn lại với nhau. Giáo Long, Bình dù phải nằm lại dưới lớp đất lạnh lẽo, nhưng họ đã truyền cho Vạn niềm tin, động lực để anh tiếp tục chiến đấu cho đến ngày đất nước hoàn toàn độc lập.
Huệ là“Con gái một đốc phủ, người gốc Mỹ Tho, chuyển lên Sài Gịn làm
việc trong bộ máy chính quyền nhà nước Pháp” [34, tr.131, t.1]. Hoàn cảnh của
Huệ thật sự đáng thương : “Huệ bị bạn bè cơ lập vì vẻ đẹp cao sang và xuất thân “con gái ngài Đơ trưởng Sài Gịn”. Vì vậy,Huệ cắn răng chịu đựng nỗi cơ đơn và khép kín lịng mình” [34, tr.175,t.1]. Huệ ln mang trong mình một nỗi
đau đó là mặc dù cơ là người Việt Nam nhưng cha cô lại làm việc cho chính quyền Pháp, là đồng phạm với những tội ác mà thực dân Pháp gây ra cho quê hương của cơ. Tình u nước, sự dằn vặt khiến Huệ không thể im lặng, Huệ đã cùng Vạn và các học sinh khác kí tên vào bản kiến nghị thả các tù nhân chính trị
mà thực dân Pháp đang giam giữ, cũng như xóa bỏ các yêu sách trong nhà trường. Hành động đó của Huệ đồng nghĩa với việc cô chống đối lại ba cô cũng như nhà nước Pháp và đứng về phía cách mạng. Vì “Dù ba em là ai đi chăng
nữa thì em là người Việt Nam.Người Việt Nam có quyền yêu Tổ Quốc mình”
[34, tr.146, t.1]. Tình yêu đã khiến Huệ trở nên mạnh mẽ hơn, Huệ khơng hề do dự khi đặt bàn tay của mình lên bàn tay của Vạn và các bạn trong trường Petrus Ký vì “Yêu nước, chúng ta khơng có tội” [34, tr.149, t.1]. Tình yêu của Vạn chính là chất xúc tác mạnh mẽ giúp cho Huệ có đủ dũng cảm để dấn thân vào sự nghiệp của dân tộc và đấu tranh cho tình yêu của mình.
Mỗi người lựa chọn cho mình cách dấn thân, nếu như Vạn, Bình chọn cách trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến của dân tộc thì bác sĩ Nghĩa- người chú họ hàng xa của Vạn lại chọn dấn thân bằng cách trở thành bác sĩ. Tâm nguyện của ông là : “Về Việt Nam để chữa bệnh cho đồng bào mình” [34,
tr.160, t.1]. Ơng khơng quan tâm đến Pháp hay Việt Minh đối đầu như thế nào. “Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, ông Nghĩa đã vô cùng phẫn nộ trước sự
phân biệt đối xử giữa các bệnh nhân người bản xứ và người Pháp” [34,
tr.160,t.1]. Bác sĩ Nghĩa rơi vào bi kịch vỡ mộng, trước nỗi đau dân tộc, bác sĩ Nghĩa buộc phải hành động. “Ông đã kịp thời cứu những người Cộng sản thoát
chết nhờ kê toa và những viên thuốc đặc trị. Đối với những bệnh nhân tù chính trị bị đày vào hầm xay lúa bị kết án chung thân, ông xác nhận “sức khỏe kém” để những tên cai tù khơng có cớ bắt họ làm việc đến kiệt sức” [34, tr.162, t.1].
Mặc dù khơng trực tiếp cầm súng ngồi mặt trận để chiến đấu với kẻ thù nhưng những hành động của bác sĩ Nghĩa có ý nghĩa rất lớn, ông âm thầm giúp đỡ những người chiến sĩ cách mạng thoát khỏi sự tra tấn, hành hạ của kẻ thù. Sau khi mãn hạn ở Côn Đảo, ông trở về đất liền, mở phịng khám chữa bệnh miễn phí cho nhân dân, bác sĩ Nghĩa đã đến gần với cách mạng. Tuy không trực tiếp tham gia kháng chiến nhưng những đóng góp cũng như tinh thần tích cực dấn thân của bác sĩ Nghĩa rất đáng trân trọng.
Sau sự kiện Tết Mậu Thân, nước Mỹ đứng trước nguy cơ phải rút khỏi cuộc chiến tranh vô vọng ở Việt Nam. Hội nghị Paris bắt đầu diễn ra từ cuối năm 1968, các cuộc biểu tình, đình cơng của học sinh, sinh viên, công dân đã diễn ra tại trung tâm hội nghị quốc tế Kleber của Pháp nằm giữa thủ đô Paris tạo sức ép cho Mỹ rút quân. Eveline cũng tích cực tham gia vào các phong trào phản chiến ủng hộ Việt Nam. Trong cuộc chiến cuối cùng, khi quân đội cách mạng tiến vào Sài Gịn giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trước nguy cơ diễn ra một cuộc tắm máu ở Sài Gịn, Eveline và chồng mình khơng thể ngồi n. Vợ chồng cơ qun góp được một nghìn kí lơ thuốc, vừa đóng thùng gửi tàu mang về Việt Nam. Trong cuộc chiến của dân tộc, Eveline khơng cho phép bản thân mình đứng ngồi cuộc- điều mà cơ hồn tồn có thể. Với tài sản kết xù của dòng họ Nguyễn Cao, Eveline thừa sức sống một cuộc sống phù hoa, nhàn nhã, yên bình trên nước Pháp như cậu Ruby nhưng cô đã chọn giúp đỡ đất nước bằng những hành động thiết thực, để xoa dịu phần nào những tổn thương mà đồng bào của cô đang phải gánh chịu, giúp họ vượt qua cơn lốc thời cuộc.
Trong quá trình xây dựng và kiến thiết đất nước, tầng lớp trí thức là một bộ phận không thể thiếu. Trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy, Giáo Long, bác sĩ Nghĩa, Vạn, Huệ, Eveline…là những đại diện tiêu biểu cho tầng lớp trí thức Việt Nam yêu nước. Họ chứng kiến những bất công mà nhân dân phải gánh chịu cũng như bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chính quyền Pháp đã thúc đẩy người trí thức dấn thân và đấu tranh cho độc lập dân tộc. Những người trí thức chọn cho mình cách dấn thân khác nhau nhưng tất cả đều xuất phát từ tình yêu quê hương, đất nước và ý thức trách nhiệm của người công dân với Tổ quốc.
2.2.2. Người chiến sĩ cách mạng yêu nước
Những người chiến sĩ cách mạng yêu nước họ xuất thân từ nhiều thành phần, giai cấp khác nhau trong xã hội nhưng có cùng lí tưởng, chí hướng giải phóng dân tộc nên họ tự nguyện xếp mình hàng ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy, tuyến nhân vật chiến sĩ cách mạng
yêu nước được Trầm Hương xây dựng công phu, đa dạng. Người chiến sĩ yêu nước Phạm Ngọc Thạch dám “dứt bỏ căn biệt thự bề thế, phòng mạch sang trọng, hàng trăm mẫu đất, đồn điền cao su, cả người vợ đầm xinh đẹp và những đứa con thơ vào chiến khu tham gia kháng chiến” [34, tr.476, t.1], luật sư Thành
bất chấp mọi thứ để theo cách mạng mặc dù biết mình sẽ phải đối diện với cái chết nhưng hằng ngày ông vẫn âm thầm móc nối các học sinh, sinh viên yêu nước như Vạn vào đường dây hoạt động của cách mạng. Nhưng điều đặc biệt trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy là Trầm Hương dành nhiều sự quan tâm
cho những người chiến sĩ “vơ danh” trong cuộc chiến giải phóng dân tộc. Trong cơn lốc của lịch sử, con người phải đối diện với hai sự lựa chọn: đấu tranh hoặc chấp nhận đầu hàng. Mặc dù cuộc chiến tranh vệ quốc của ta là cuộc chiến không cân sức khi mà quân số, vũ khí, đạn dược của ta đều chênh lệch rất nhiều so với quân giặc. Thế nhưng với lòng yêu nước, người dân Việt Nam đã dũng cảm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. “Một tiểu đội bảo vệ cột cờ
chỉ với súng săn, dao găm, lựu đạn đã chống chọi với một đại đội quân Anh. Tất cả đều hi sinh. Tinh thần quyết tử của các chiến sĩ khiến tên chỉ huy đứng lặng”
[34, tr.350, t.1]. Tất cả đều ngã gục dưới lá cờ của tổ quốc, tưới máu mình lên mảnh đất quê hương. Tiểu thuyết Trong cơn lốc xốy cịn là cuộc chiến về lịng tin với lí tưởng cách mạng của những chiến sĩ cách mạng Việt Nam trong nhà tù Côn Đảo.
Côn Đảo là một huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cách Vũng Tàu khoảng 97 hải lí. Thời kháng chiến chống Pháp và Mĩ thì nơi đây được xem là một địa điểm lí tưởng cho việc xây dựng nhà tù. Côn Đảo được mệnh danh là địa ngục trần gian, những tên cai ngục được tự quyền “sáng tạo” ra những hình phạt khủng khiếp dành cho tù nhân. Những hình phạt này hầu như được diễn ra vào ban đêm để tránh sự dịm ngó của những tổ chức nhân quyền trên thế giới đang theo dõi cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Hằng đêm những tiếng lính canh báo có người chết trong các banh liên tục được cất lên. “Những lời kêu như lời
báo của tử thần nghe bi thảm, rùng rợn trong đêm” [34, tr.74, t.2]. Khơng khí u
uất tràn ngập các phòng giam, nhưng chúng vẫn để cho những người sống ở chung với các xác chết trong căn phịng 3,6 mét vng. Kẻ thù gieo rắc nỗi sợ hãi cho các chiến sĩ thế nhưng từ việc chứng kiến cảnh tra tấn tù nhân tàn bạo, những người tù càng cảm nhận rõ hơn ý nghĩa của hai từ độc lập và nung nấu ý chí chiến đấu mạnh mẽ hơn.
Những người chiến sĩ cách mạng không chấp nhận cúi đầu trước kẻ thù, họ âm thầm tổ chức các chuyến vượt ngục ở Côn Đảo. Những người tù lén lút làm những chiếc thuyền mây và giấu vào trong rừng đợi cơ hội thuận lợi sẽ vượt biển trở về đất liền dù họ biết hi vọng thoát khỏi địa ngục trần gian rất ít.
“Nhiều người bị bắn chết vô tội vạ, thân xác được vùi lấp sơ sài ngoài nghĩa địa Hàng Dương, người rơi xuống vực sâu mất xác, người chết rũ trong hốc đá vì đói khát đến kiệt sức” [34, tr.54, t.2]. Những người khác nếu như không bị chôn
xác ngồi biển khơi thì những người tù cũng sẽ bị các nhà chức trách Singapore, Mã Lai, Thái Lan bắt và giao nộp lại cho những tên chúa đảo. Nhưng những người chiến sĩ cách mạng chấp nhận đánh cược mạng sống của mình chỉ cần có cơ hội thốt khỏi nhà tù Cơn Đảo để trở về đất liền, vào chiến khu cùng đồng đội chiến đấu.
Các chiến sĩ cách mạng dù bị giam trong nhà tù Côn Đảo thế nhưng đường dây của tổ chức cách mạng vẫn được duy trì với sự ra đời của “Liên đồn
tù nhân Cơn Đảo”. Mục đích của tổ chức Liên đồn là tập hợp lực lượng đấu
tranh từ trong lòng địch, khi thời cơ đến sẽ phối hợp với lực lượng cách mạng bên ngoài để “trong ứng ngoài hợp”. Sự đoàn kết tạo nên sức mạnh cho các chiến sĩ cách mạng đấu tranh với kẻ thù. Khi lời dụ dỗ, dọa nạt từ những tên chúa đảo không thể lay chuyển quyết tâm chiến đấu của các chiến sĩ cách mạng hắn bắt đầu chơi bài ngửa với các tù nhân chính trị, hắn giam tất cả các tù nhân vào cùng một buồng giam “Căn phòng giam thường ngày chỉ đủ sức chứa năm
chật như nêm” [34, tr.104, t.2]. Trước nguy cơ chết ngạt vì thiếu oxi, những người tù quyết định đốt khám. Nếu chết, các chiến sĩ cách mạng cũng muốn chết một cách oanh liệt, làm kẻ thù phải khiếp sợ chứ không chấp nhận đầu hàng