Nghệ thuật miêu tả ngoại hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) số phận con người trong tiểu thuyết trong cơn lốc xoáy của trầm hương (Trang 93 - 96)

3.2. Nhân vật

3.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình

Cái đẹp là một trong số các phạm trù mĩ học được con người đánh giá cao bên cạnh cái cái cao cả, cái bi và cái hài. Con người là nhân tố chính để nhận diện được cái đẹp trong tự nhiên và xã hội và mỗi cá nhân sẽ có cách nhìn nhận về cái đẹp khác nhau. Cách nhìn nhận đa chiều của con người đã tạo nên thế giới thẩm mĩ nhiều màu sắc, thể hiện cách đánh giá của con người về cái đẹp.

Ngoại hình của con người cũng được xem là một phương diện của cái đẹp.

“Ngoại hình là một khái niệm nhằm chỉ hình dáng, diện mạo, trang phục, cử chỉ, tác phong… Tóm lại là những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bên ngoài của nhân vật” [68, tr.16]. Cách nhà văn miêu tả, khắc họa ngoại hình của các nhân

vật cũng sẽ cho ta biết xuất thân, tính cách của các nhân vật và thái độ, nhận định của nhà văn đó khi bắt tay vào xây dựng các tuyến nhân vật trong tác phẩm của mình. Khác với văn học trung đại, văn học hiện đại đề cao vẻ đẹp cá biệt điển hình của các nhân vật. Các nhà văn ln nỗ lực khắc họa nhân vật của mình trở nên đặc biệt nhất. Trầm Hương cũng không ngoại lệ, thơng qua cách miêu tả ngoại hình của các nhân vật, Trầm Hương chia nhân vật của mình ra thành các

nhóm riêng biệt tương ứng với các cách miêu tả đặc điểm ngoại hình của các nhân vật.

Cách nhà văn miêu tả ngoại hình nhân vật cho ta cái nhìn bao quát về xuất thân, số phận của nhân vật. Những đứa trẻ sinh ra nghèo khó trong khu mà Jeannette sống, trau chuốt về ngoại hình là điều xa xỉ với họ, họ phải làm mọi cách để kiếm sống thế nên họ chỉ có thể “mặc những bộ đồ bằng vải thô, rách nát” [34, tr.14, t.1] hay người anh trai ni Louis lại tốt lên ngoại hình khắc khổ “Cao kều, mặt đầy tàn nhang với đôi mắt xám buồn, trong bộ quần áo tồi

tàn như giẻ rách” [34, tr.49, t.1]. Sự nghèo nàn, vất vả được thể hiện qua vẻ bề

ngoài sơ sài, luộm thuộm của cá nhân vật. Còn đối với các nhân vật thuộc nhóm giai cấp thượng lưu, Trầm Hương xoáy mạnh vào miêu tả cách họ ăn mặc, tác phong sinh hoạt hằng ngày. Ngay từ ngoại hình, nhân vật bà Năm Sương Thu đã tốt lên vẻ đẹp quyền q, khí chất của một người phụ nữ đầy quyền lực. “Bà

Năm Sương Thu Xuất hiện trong bộ áo dài màu đen tuyền, thắt lưng đỏ sậm…gương mặt lạnh lùng của bà tốt lên một vẻ đẹp mê hoặc lịng người. Ở tuổi sắp xỉ năm mươi, bà ta vẫn cịn rất đẹp bởi đơi mắt phượng hơi xếch dưới đôi mày sắc như lưỡi kiếm, chiếc mũi thẳng và đôi môi đầy đặn cả quyết” [34,

tr.286, t.1]. Hay khi miêu tả hình ảnh một cơ bé “Tay cầm chiếc giỏ hoa đầy ắp

những đồng xu sáng ngời. Cô bé xinh xắn như thiên thần, vận chiếc đầm trắng. Xoay người một vòng, để lộ đôi chân trắng ngần, mũm mĩm” [34, tr.34, t.1]. Trầm Hương chỉ dừng lại ở vài nét miêu tả ngoại hình của Jeannette, nhưng người đọc lại dễ dàng hình dung ra cơ xuất thân trong một gia đình giàu có đến mức nào. Ngay từ khi cịn là một cơ bé năm tuổi, Jeannette đã nhận thấy sự khác biệt của mình và các bạn gần nhà. Cơ có cuộc sống giàu sang, đủ đầy mà ai ai cũng phải khao khát. Số phận đặt con người vào những vạch xuất phát khác nhau, người may mắn, người bất hạnh. Từ xuất thân của họ, Trầm Hương đã lí giải sự lựa chọn của các nhân vật khi sống trong môi trường xã hội đầy biến

động. Các nhân vật với lựa chọn đấu tranh hoặc quay lưng với cuộc chiến tranh vệ quốc đã tạo nên bức tranh muôn màu về số phận con người.

Miêu tả ngoại hình cũng là phương thức hữu hiệu khi nhà văn muốn khắc họa đặc điểm tính cách của các nhân vật. Trong quan niệm của mình, Trầm Hương cho rằng đàn ơng là một trong những lí do chính khiến phụ nữ phải sống trong đau khổ, bất hạnh. Vì thế, khi miêu tả những người đàn ông trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xốy, Trầm Hương thường có thái độ giễu cợt, châm biếm. Các cụm từ như “đẹp trai, ga lăng, lịch thiệp, danh giá…” được Trầm Hương sử dụng khi miêu tả ngoại hình của những người đàn ơng. Vì với Jeannette thì

“Gương mặt của Cala, Theoder, Trần Nhơn, Gaston… tất cả đều có một điểm rất giống nhau, là sự thèm khát và chiếm đoạt” [34, tr.520, t.1]. Niềm tin của Jeannette vơi dần theo số lượng những người đàn ông đi qua đời cô, để rồi khi lựa chọn trở thành vợ của Quý cũng chỉ vì cơ cần một nơi nương tựa cho qua những năm tháng sóng gió của cuộc đời.

Ngược lại với cách miêu tả nam giới, Trầm Hương miêu tả về nữ giới lại có sự ưu ái hơn nhiều . Phụ nữ luôn được xem là phái đẹp, việc họ có một ngoại hình long lanh dường như đó là một điều tất yếu. Thế nên trong tiểu thuyết

Trong cơn lốc xoáy các nhân vật nữ được Trầm Hương miêu tả rất đẹp và nữ

tính. Với cơ Hai bán xơi- vợ Bình hiện lên “Chiếc áo bà ba màu tím hoa cà làm

nổi bật chiếc cổ cao trắng ngần, đỡ lấy gương mặt với chiếc mũi hình giọt mật, đơi mắt to đen láy, đôi môi đầy đặn, sắc nét” [34, tr.91 , t.1]; Chị Sary- một người phụ nữ Cao Miên góa chồng, giúp việc trong gia đình Luisa cũng được Trầm Hương ưu ái khi miêu tả vẻ đẹp ngoại hình với “Làn da đen bóng, dáng

người thấp đậm, chắc khỏe” [34, tr.132,t.1]. Thế nhưng không phải ai cũng may

mắn có được hình thức đẹp đẽ như vậy, cuộc sống khó khăn, gian khổ đơi khi hủy hoại, phai tàn nhan sắc của họ. Chị Bắc Sáu Cẩm “tóc rụng gần hết, đầu sói

sọi, chắc chị bị bệnh kín mà thiếu thuốc nên hành chỉ ốm nhom, cái mặt xưa kia đẹp thùy mị bao nhiêu, nay trở thành nạn nhân khốn khổ.”[34, tr.355, t.2]. Đôi

lúc khiến người đối diện sợ hãi trước ngoại hình có phần kì dị của mình. “Chị

Tám có một ngón chân cái kì dị mà Jeannette vừa ghét cay ghét đắng vừa sợ hãi tột độ. Bàn chân “Giao Chỉ” với ngón cái bẹt ra, dấu tích di truyền của những người nông dân mở đất, gánh nặng oằn lưng, chân trần quấu chặt xuống bùn lầy” [34, tr.118,t.1]. Thông qua việc miêu tả ngoại hình của nhân vật chị Tám, Trầm Hương thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu với những người phụ nữ xuất thân bần hàn, khơng may mắn có được vẻ đẹp hình thức nhưng đối với Trầm Hương, họ vẫn là những bông hoa đẹp bởi vẻ đẹp tâm hồn, sự cần mẫn, hi sinh cho gia đình mà quên đi bản thân mình. Với Trầm Hương, đã là phụ nữ đều đáng được trân trọng và yêu thương.

Ngay từ khi sinh ra, con người đã trở thành con cờ của số phận, họ tham gia vào trị may rủi trong cuộc sống nhưng chính bản thân mỗi nhân vật đều có quyền lựa chọn và đấu tranh cho cuộc sống của mình. Thơng qua nghệ thuật miêu tả ngoại hình, Trầm Hương giúp người đọc định hình được xuất thân, tính cách và số phận của các nhân vật. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật còn thể hiện được thái độ yêu, ghét với các nhân vật trong tiểu thuyết Trong cơn lốc

xoáy cũng như quan niệm của Trầm Hương về con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) số phận con người trong tiểu thuyết trong cơn lốc xoáy của trầm hương (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)