3.3. Giọng điệu
3.3.3. Giọng thương cảm
Con người là đối tượng trung tâm của văn học. Những vấn đề mà các nhà văn khai thác đều nhằm mục đích hướng tới các giá trị nhân bản, nhân văn của con người. Với dân tộc đang bị đô hộ, người dân bị tước bỏ tất cả quyền lợi cơ bản. Họ chỉ còn duy nhất một quyền là quyền “im lặng”. Trầm Hương khơng khỏi xót xa khi nhìn thấy con người hiền lành, lương thiện bị vùi dập, chà đạp nhân phẩm, danh dự chỉ vì miếng ăn. Chỉ để có nơi nương tựa mà Louis hằng ngày phải đưa tấm thân gầy gị của mình ra để đón nhận lấy những cú đấm, những lời mạ nhục của ông tổng thuế ba miền Đông Dương Joshep. Dù biết Louis không đáng bị ông Joshep đối xử tệ bạc như thế nhưng Luisa chỉ biết lén lút an ủi, động viên Louis: “Nhiệm vụ của con trong gia đình này là nhẫn nại,
chịu đựng. Địn roi của ơng Joshep dù sao cũng tốt hơn sự thất học,đói rách”
[34, tr.51, t.1]. Cái đói trở nên đáng sợ hơn tất cả mọi thứ. Vì miếng ăn mà Y Dơn và những nữ công nhân khác phải cắn răng để cho các ông chủ đồn điền cao su cưỡng hiếp mà không dám chống cự, những đứa trẻ nhà nghèo đánh nhau toét đầu chảy máu chỉ để giành những viên kẹo đủ màu, những đồng xu được Jeannette rải xuống đất…
Nếu ở phương Tây, người phụ nữ được trân trọng đến mức:“Không nên
đánh phụ nữ dù chỉ một cành hoa” [34, tr.40, t.1] thì ở một nước thuộc địa như
Việt Nam, phụ nữ cũng chỉ là một công cụ kiếm tiền, thõa mãn tình dục của các q ơng giàu có. Tên chủ điền cao su Joshe từng mỉa mai rằng: “Đàn bà có tính
thích những cái lặt vặt. Họ được mua rất rẻ” [34, tr.103 , t.1]. Trầm Hương xót
xa cho thân phận người phụ nữ, dưới mắt những tên ngoại quốc lắm tiền, họ luôn bị xem thường và hạ nhục. Trầm Hương luôn dành cho những người phụ nữ thái độ trân trọng, cảm thông và chia sẻ. Đối với những người phụ nữ lỡ sa
chân vào con đường mại dâm cũng vậy, Trầm Hương vẫn dành cho họ sự cảm thơng, thương cảm. Vì cơ cũng từng phải trải qua những ngày tháng vất vả, vật lộn với cuộc sống để nuôi con nên cô thấu hiểu rằng người phụ nữ phải bần cùng, bế tắc lắm mới phải sa vào con đường mại dâm. Trong cơn lốc xoáy, Trầm Hương đã kể về cuộc sống của những “con đĩ” sau ngày độc lập với giọng điệu đầy sự xót xa, thông cảm: “Chị Ba Đá và chị Hai Hội bị lính lùng kiếm bắt nhốt
trại giam Thủ Đức để cải tạo nhân phẩm. Chị Bắc Sáu Cẩm lúc này khơng có khách tìm đến, tóc rụng gần hết, đầu sói sọi, chắc chị bị bệnh kín mà thiếu thuốc nên hành chỉ ốm nhom, cái mặt xưa kia đẹp thùy mị bao nhiêu, nay trở thành nạn nhân khốn khổ” [34, tr.355, t.2]. Cô Ba Đá, chị Tám Ngọc, chị Sáu Bắc Đẩu… cũng chỉ là một trong số rất nhiều cảnh đời bất hạnh được Trầm Hương đề cập đến. Họ phải tự mình tìm cách sinh tồn cho qua những năm tháng đầy biến động. Qua giọng kể về những người phụ nữ trên, Trầm Hương thể hiện sự xót xa, đau đớn với những kiếp người bất hạnh dưới đáy xã hội.
Trầm Hương không chỉ dừng lại ở việc cảm thương cho những phận người sống trong cảnh thiếu thốn miếng ăn mà cơ cịn quan tâm với những con người bị thiếu hụt về tinh thần. Trong hồn cảnh đất nước loạn lạc, tình u đơi lứa trở thành một thứ xa xỉ. Nó chỉ có thể tồn tại trong trí tưởng tượng, hồi ức của con người. Trầm Hương để cho nhân vật Jeannette của mình thốt lên một cách chua xót, căm phẫn: “Em chỉ muốn là một người đàn bà bình thường, được sống bên
người đàn ông mà em yêu thương. Nhưng điều đó quá khó khăn với em” [34, tr.460, t.1]. Dường như việc Jeannette không thể nào có được hạnh phúc trở thành một định mệnh. Cuộc đời của Jeannette giống như câu thơ trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du:
“Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Số phận như đang đùa giỡn với Jeannette, những người đàn ông xuất hiện trong đời của Jeannette luôn làm cô đau đớn, khổ sở: “Cô tự hỏi sao cuộc đời
quá khắc nghiệt với cô. Mỗi khi trái tim cô mở ra với một người con trai nào thì Chúa lại dùng quyền năng của Người đóng cánh cửa, ngăn cô đến hạnh phúc”
[34, tr.280, t.1]. Trầm Hương đau đớn, xót xa cho thân phận của người phụ nữ trong tình yêu, họ ý thức được giá trị của tình yêu, khao khát yêu và được yêu nhưng số phận cứ đẩy họ vào bi kịch và “phải sống cùng những vết thương sâu
cho đến hết cuộc đời” [34, tr. 468, t.2]
Nỗi bất hạnh của con người cũng đến từ những khuôn khổ, định kiến xã hội, lễ giáo phong kiến. Nó trở thành sợi dây vơ hình trói buộc số phận của con người nhỏ bé. Jeannette cay đắng nhận ra: “Bà đang sống trong một thập kỉ mà
những đứa con gái lớn lên cần có một lễ cưới rỡ ràng, đẹp mặt hai họ, mà không cần biết sau hôn nhân là vị đắng hay vị ngọt để đôi vợ chồng nếm trải, bất chấp cuộc sống lứa đôi hạnh phúc hay bất hạnh.Rốt cuộc, những người phụ nữ trên đất nước quan niệm phong kiến ăn sâu vào hôn linh cốt tủy, cả dân Tây lẫn Việt Nam chính quốc cũng phải tuân thủ vào cái khuôn của danh giá, phẩm hạnh, lễ giáo gia phong” [34, tr.278, t.2]. Vì những định kiến mà con người rơi
vào bi kịch, con người dù ý thức được nguồn cội của bất hạnh của bản thân nhưng lại khơng có cách nào phá bỏ được nó. Vì thế họ vẫn phải chịu đựng và chấp nhận cuộc sống đầy trói buộc: “Gia đình, con cái, danh dự… Tất cả những
thứ đó làm thành sợi dây thít chặt số phận ta. Ta hiểu nó mà sao không vùng thốt ra khỏi nó?” [34, tr.199, t.2]. Cuộc đời của Jeannette là một minh chứng,
cô chỉ yêu duy nhất một mình Vạn nhưng “trong hoàn cảnh lênh đênh, đứng trước những ngã rẽ, người đàn bà xuân sắc như Jeannette cần có một chỗ để nương tựa, che chắn” [34, tr.200, t.2] đến khi Vạn trở về, Jeanntte đã bị trói chặt
vào cuộc hơn nhân với Q vả trách nhiệm với năm đứa con. Vạn và Jeannette dù yêu nhau nhưng vẫn chỉ biết chấp nhận thực tế vì họ đang sống trong một xã hội khơng chấp nhận người phụ nữ quay lưng với gia đình để đến với tình u cũng như khơng chấp nhận một người đàn ông xen vào tổ ấm của người khác. Cũng vì những định kiến xã hội, mà Huệ phải đem tình yêu của mình với Vạn
xuống nấm mồ, vì cơ nhận ra mình cơ khơng thể nào làm thay đổi được hiện thực là cô là con gái của một tay sai Pháp, hằng ngày lấy việc đàn áp các cuộc đấu tranh của những người yêu nước Việt Nam để kiếm sống. Yêu Vạn, Huệ chấp nhận yêu cả lí tưởng của anh nhưng những lời chỉ trích, thái độ dè biểu của những người bạn bên kia chiến tuyến đã đẩy Huệ vào đường cùng, để rồi Huệ chọn cách đấu tranh tiêu cực là tự tử. Trầm Hương thấu hiểu và đồng cảm với những “vết thương” mà Jeannette, Vạn và Huệ phải chịu đựng, họ là những nạn nhân của định kiến xã hội- thứ làm cho số phận của con người trở nên đau khổ, trầm luân. Chiến tranh, súng đạn hữu hình đã đáng sợ nhưng những định kiến, lễ giáo phong kiến từ ngàn đời cịn đáng sợ hơn. Nó giết chết con người từ trong sâu thẳm tâm hồn, những thương tổn khơng thể nhìn thấy bằng mắt thường, càng không dễ để tỏ bày cùng ai. Trầm Hương trở thành cầu nối giữa nhân vật và bạn đọc, cô lặn ngụp vào những góc khuất tâm hồn mà nhân vật giấu đi, Trầm Hương giúp nhân vật giãi bày tâm sự. Giọng văn giàu cảm xúc, bi ai của Trầm Hương khiến những nỗi đau vơ hình trở nên hữu hình, sắc nét.
Số phận con người được thể hiện đa dạng, sâu sắc qua giọng kể của Trầm Hương. Dù là giọng văn chính luận, triết luận hay thương cảm, ta vẫn cảm nhận được sự quan tâm, đồng cảm của Trầm Hương đối với những vấn đề nhân sinh của kiếp người nhỏ bé. Yếu tố giọng điệu đã giúp Trầm Hương làm rõ được mục đích nghệ thuật mà mình hướng tới trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xốy.
Tiểu kết chương 3
Hình thức nghệ thuật có vai trị rất lớn trong việc thể hiện nội dung của tác phẩm. Cách xây dựng cốt truyện đa tuyến tạo nên môi trường để các nhân vật tương tác với nhau. Chuỗi các sự kiện lịch sử được đẩy ra liên tục khiến mạch truyện liên tục phát triển, các nhân vật trong tiểu thuyết Trong cơn lốc xốy ln nằm trong tư thế vận động, từ đó tính cách của các nhân vật được dần dần hình thành và hồn chỉnh.
Tính cách của từng nhân vật được Trầm Hương làm nổi bật thông qua việc miêu tả ngoại hình, hành động cũng như là thế giới nội tâm của nhân vật. Cách Trầm Hương phân lớp các nhân vật để xem xét cho ta cái nhìn đa chiều về nhân vật. Nếu ngoại hình cho ta cái nhìn sơ lược về gia cảnh, tính cách, phẩm chất nhân vật thì hành động là biểu hiện của cụ thể cho những suy nghĩ, nội tâm bên trong của nhân vật được phát ra ngoài. Nội tâm lại là không gian riêng tư để nhân vật giãi bày những tâm sự, những điều khó nói của bản thân mà nhân vật khi khơng thể trình bày bằng lời nói với các nhân vật khác. Bản thân mỗi nhân vật đã là một chỉnh thể phức tạp với nhiều câu chuyện đời thường. Họ được đặt cạnh nhau trong hoàn cảnh lịch sử đặt biệt khiến các nhân vật không ngừng tương tác, va chạm và tạo ra những xung đột từ đó tạo nên bức tranh sinh động về số phận của những kiếp người trong vịng xốy của thời đại.
Giọng điệu đa thanh làm cho tiểu thuyết Trong cơn lốc xốy trở nên sinh
động, cuốn hút. Nếu giọng chính luận- xã hội mang lại cho người đọc cảm giác lơi cuốn như muốn hịa mình vào cuộc chiến của cả dân tộc thì giọng triết luận, thương cảm lại khiến cho người đọc chững lại với những suy ngẫm về đời người, những được- mất, hơn- thua, đúng- sai trong cuộc sống. Trầm Hương đã có những cố gắng trong việc làm mới hình thức sáng tác, phương thức biểu hiện nội dung để tác phẩm của mình dễ dàng tiếp cận với độc giả, thực hiện tốt nhất thiên chức của một nhà văn là viết để đấu tranh cho cuộc sống của con người.
KẾT LUẬN
Tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy là tiếng nói nhân văn về số phận con người trong cuộc chiến tranh vệ quốc và cuộc sống thời hậu chiến với bộn bề lo toan. Hàng loạt kiếp người bị cuốn vào vịng xốy của lịch sử- cuộc đời, họ chới với trong những mưu tính được- mất, danh lợi- hư vơ, thực- ảo được Trầm Hương làm sống dậy bằng mồ hôi, nước mắt trong suốt mười năm.
Con người bị cuốn vào cơn lốc thời đại, họ buộc phải lựa chọn và chịu trách nhiệm cho quyết định của mình. Từ đó bộc lộ được tính cách, phẩm chất của nhân vật trong hồn cảnh đất nước bị đơ hộ. Tiểu thuyết Trong cơn lốc xốy cịn là tiếng chuông thức tỉnh lương tri của mọi người không được lãng quên công lao của những người chiến sĩ đã hy sinh đời mình để làm nên lịch sử hào hùng của dân tộc. Trầm Hương viết tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy với tâm thế là muốn giữ gìn và nhắc lại thời kì hào hùng của cả dân tộc Việt Nam với những người hùng làm nên lịch sử.
Tiểu thuyết Trong cơn lốc xốy mang tính đối thoại cao. Thông qua các yếu tố nghệ thuật như giọng điệu, miêu tả nội tâm, xây dựng nhân vật… Trầm Hương tạo ra khoảng trống để người đọc giao tiếp với các nhân vật. Nhà văn không cố gắng đưa ra câu trả lời cho vấn đề mà chỉ khơi gợi vấn đề để người đọc tự suy ngẫm, chiêm nghiệm. Trong cơn lốc xoáy được Trầm Hương xây
dựng theo cấu trúc mở, nó khơng cịn khơ cứng mà đã có sự tương tác, lơi kéo người đọc tham gia vào vấn đề mà Trầm Hương đưa ra.
Trầm Hương đã có sự đổi mới hướng tiếp cận đề tài chiến tranh, số phận con người trong tiểu thuyết “Trong cơn lốc xoáy”. Cũng viết về đề tài chiến
tranh cách mạng nhưng vấn đề lại được nhìn nhận từ góc độ số phận con người. Từ góc nhìn độc đáo kết hợp với các biện pháp nghệ thuật về giọng điệu, cốt truyện, nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật… Trầm Hương đã tạo nên sự tươi mới cho tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy. Yếu tố chiến tranh trở thành nền
tảng, môi trường cho các nhân vật bộc lộ tính cách và thể hiện quan niệm về những vấn đề mang tính nhân văn của con người.
Các sáng tác của Trầm Hương, đặc biệt là tiểu thuyết Trong cơn lốc xoáy
đã truyền cảm hứng đọc và sáng tác văn chương về đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng đến thế hệ trẻ. Với quan niệm nghệ thuật và tâm thế của một nhà văn hiện đại, dám viết, dám dấn thân vì sự thật, Trầm Hương đã đặt ra nhiều vấn đề nhức nhối của xã hội. Trầm Hương thể hiện sự khâm phục, quý mến với bản lĩnh kiên cường, nhân hậu của con người Việt Nam. Nhà văn tin tưởng vào sức mạnh tiềm ẩn và những cống hiến thầm lặng mà to lớn của những thế hệ người Việt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời Trong cơn lốc xốy cịn là lời kêu gọi, nhắc nhở sự quan tâm, trách nhiệm của tồn xã hội đối
với những người có cơng, người bất hạnh trong xã hội. Trong cơn lốc xoáy là câu chuyện dài về số phận của nhiều kiếp người mà bà Jeannette chứng kiến. Tình u, lí tưởng như hịa quyện vào nhau làm cho hiện thực chiến tranh tuy tàn khốc nhưng cũng đậm tình ngươi nhưng vượt lên trên tất cả là sức mạnh tình u, nó đã cảm hóa và xoa dịu nỗi đau, mang lại niềm tin cho con người vào một tương lai tươi sáng.
Với mảng đề tài cũ nhưng kết hợp với tư duy sáng tạo, tiểu thuyết “Trong
cơn lốc xoáy” được Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật
Việt Nam trao giải A cuộc thi sáng tác về đề tài Cách mạng và kháng chiến năm 2015. Đó là thành quả xứng đáng cho quá trình hoạt động văn chương nghiêm túc của Trầm Hương. Với những nỗ lực của mình, Trầm Hương đã hồn thành sứ mệnh của nhà văn với cuộc đời , đồng thời Trầm Hương đã và đang góp sức mình trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền văn học nước nhà, vì thế Trầm Hương xứng đáng có một vị trí trên văn đàn văn học đương đại của dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhật Anh (2009), “Nhà văn phải khác biệt”, www.baomoi.com.
2. Trần Hồi Anh, (2009) Lý luận – phê bình văn học ở đơ thị miền Nam 1954 -
1975, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.
3. Trần Hoài Anh (2012), Văn học nhìn từ Văn hóa, Nxb. Thanh Niên, Hà Nội. 4. Trần Hoài Anh, (2014) Văn hóa -Văn chương & hành trình sáng tạo, Nxb
Thanh Niên, Hà Nội.
5. Trần Hoài Anh, (2016) “Viết để chống lại sự lãng quên”, Nhà văn và Tác phẩm (19).
6. Vũ Tuấn Anh (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Văn học, (4). 7. Thái Phan Vàng Anh (2010), “Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Việt
Nam đương đại”, Nghiên cứu Văn học, (2).
8. Lại Nguyên Ân (1998), Sống với văn học cùng thời, Nxb Văn học, Hà Nội. 9. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
10. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki (Trần Đình Sử, Lại Ngun Ân, Vương Trí Nhàn dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. M. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư tuyển
chọn và dịch), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.