Cấu trúc cơ bản của trangWebQuest

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển webquest nhằm phát triển năng lực ICT cho học sinh trong dạy học phần phi kim hoá 10 THPT​ (Trang 42 - 48)

1. Giới thiệu (Introduction)

Phần này viết cho người đọc là HS, giới thiệu cho người học tổng quan về bài học, về các nhiệm vụ, thiết lập các giai đoạn, cách tổ chức hoặc phân công thực hiện. Nếu trong phần nhiệm vụ có yêu cầu các em phân vai hoặc theo một kịch bản nào đó thì phần giới thiệu là nơi chúng ta dàn dựng sân khấu. Nếu khơng muốn dẫn nhập theo cách kích thích trí tưởng tượng như vậy, có thể nói tổng quan về bài học, cách tổ chức hoặc phân công thực hiện.

Trong phần này, nên đưa ra một vấn đề chủ đạo, gợi ý, hướng dẫn. Về sau toàn bộ WebQuest xoay quanh vấn đề này. Thông thường, một WebQuest thường bắt đầu với việc đặt ra tình huống có vấn đề đối với người học, giới thiệu nguồn gốc, ý nghĩa của vấn đề nhằm tạo động cơ cho người học sao cho người học tự muốn quan tâm đến đề tài và muốn tìm ra một giải pháp hoặc những kiến thức nhất định về vấn đề đó.

2. Nhiệm vụ (Task)

Mơ tả rõ nhiệm vụ của người học phải thực hiện, phải làm gì... để hồn thành bài học. Mơ tả rõ ràng các kết quả cuối cùng mà người học phải đạt được: là một sản phẩm cụ thể hay một bản tin, báo cáo, bài thuyết trình...

Phần nhiệm vụ cần thể hiện rõ:

 Mục tiêu của hoạt động học (thể hiện thông qua sản phẩm học tập mà học sinh phải hồn thành) là gì?

 Sản phẩm học tập (yêu cầu về nội dung và hình thức thể hiện) mà học sinh phải hồn thành là gì?

Phần nhiệm vụ cần đưa ra các yêu cầu cụ thể cho HS:

 Vấn đề đưa ra phải được giải quyết.

 Sản phẩm phải được thiết kế hoàn tất.

 Các nhiệm vụ phức tạp phải nghiên cứu.

 Các ý kiến, nhận xét của cá nhân học sinh.

 Các bảng tổng kết.

 Các kết quả mang tính sáng tạo.

3. Tiến trình (Process)

GV đưa ra các bước cơ bản HS cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ và hệ thống câu hỏi định hướng HS tìm hiểu để đi đến giải quyết nhiệm vụ của mình. Ở phần này, GV hướng dẫn cách tổ chức, sắp xếp lại các thông tin do các em tìm được: bảng tổng kết, đồ thị...Hoặc nếu cần, đưa ra danh sách các câu hỏi hướng dẫn các em phân tích thơng tin, hoặc viết thu hoạch cho bài học.

Phần này viết dành cho HS đọc. Tuy nhiên nên viết rõ ràng, chi tiết phần này để giáo viên khác có thể đọc, theo dõi được tiến trình của bài học và vận dụng vào bài giảng của mình (Lê Viết Ái Lan, 2014).

Ví dụ: 1. Trước tiên, các em chia thành từng nhóm 3 người 2. Sau đó, mỗi em chọn lấy một phần của mình 3. Kế tiếp...

Các liên kết đến trang web nên liệt kê ở đây theo trình tự thực hiện để HS truy cập (không nên tách thành một danh sách riêng). Nếu chia nhóm thì các liên kết được liệt kê theo tiến trình của từng nhóm.

4. Nguồn tư liệu (Resources)

Đưa ra một tập hợp các nguồn lực cần thiết để người học hồn thành nhiệm vụ (mặc dù khơng nhất thiết phải là tất cả). Ở phần này, giáo viên liệt kê những nguồn tham khảo (Internet links) theo trình tự thực hiện để người học truy cập (không tách thành một danh sách riêng).

Nếu chia nhóm thì các liên kết được liệt kê theo tiến trình của từng nhóm.

5. Đánh giá (Evaluation)

GV đưa rõ các tiêu chí đánh giá, hình thức đánh giá (đánh giá theo nhóm, đánh giá cá nhân, tự đánh giá, GV đánh giá…) và cách thức để HS đánh giá. Các tiêu chí đánh giá cần rõ ràng, cụ thể và bám sát vào nội dung sản phẩm mà HS thực hiện.

6. Kết luận (Conclusion)

Tổng hợp ngắn gọn những nội dung cần phải học sau khi hồn thành bài học qua WebQuest này. Viết tóm tắt vài câu về những gì HS sẽ đạt được sau khi hoàn thành bài học này. Nếu cần, đưa ra các câu hỏi, bài tập mở rộng.

Khuyến khích người học tự phát triển những vấn đề rộng hơn, sáng tạo hơn trong cùng lĩnh vực hay những lĩnh vực khác (có thể có liên quan hoặc không liên quan tới lĩnh vực này).

Nên có lời cám ơn đến tác giả các trang web hoặc những nguồn tài liệu liên quan khác như sách, băng, tranh ảnh... mà chúng ta sử dụng trong bài giảng của mình.

1.3.2.2. Một số lưu ý khi thiết kế trang WebQuest

Những vấn đề cần cân nhắc (Lê Viết Ái Lan, 2014), (Nguyễn Vũ Mai Trang, 2015)

Chất lượng của WebQuest phụ thuộc vào ý tưởng hơn là đi vào những cơng nghệ trình diễn hào nhống. Có thể dễ dàng tạo một WebQuest bình thường, nhưng rất khó để tạo một WebQuest hay. Chính vì lẽ đó, khi thiết kế một trang WebQuest học thuật cần cân nhắc một số câu hỏi sau:

 GV mong muốn người học đạt được gì cuối bài học?

 Tại sao thông tin này lại quan trọng?

 Thông tin này gắn kết với bối cảnh cụ thể nào của bài học?

 Làm thế nào để thơng tin này phù hợp với nội dung chương trình?

 Làm thế nào để thơng tin này hỗ trợ người học kết nối các lĩnh vực, mơn học khác nhau?

Phần lớn WebQuest có một “cái móc”. Đó có thể là một tình huống đi tìm châu báu, một trò chơi, hay một số hoạt động khác được tích hợp vào trong nhiệm vụ. Một cái móc đơn giản nhất là tập hợp các sự việc và thông tin từ nhiều trang khác nhau thành một nhiệm vụ. Những “cái móc” này cần được gọt giũa, và vì nó là một yếu tố động lực có ý nghĩa, giáo viên nên dùng trí tưởng tượng của mình để khích lệ người học vào hoạt động học tập.

Những tiêu chí cần có của một WebQuest hay (Nguyễn Văn Cường và Bernd Meier, 2010), (Lê Viết Ái Lan, 2014), (Nguyễn Vũ Mai Trang, 2015)

Chủ đề học thuật cụ thể, rõ ràng

Một WebQuest hay đặt sức mạnh của web phía sau chủ đề của giáo viên. Giáo viên có thể giao nhiệm vụ cụ thể cho người học đi vào trang web nào, lấy tài liệu gì,

cũng có thể chỉ giao bài tập theo chủ đề để người học tự đặt ra những kế hoạch tìm kiếm trên các trang web.

Nhiều hình ảnh trực quan sinh động, phù hợp nội dung

Một WebQuest hay là một WebQuest có hình ảnh trực quan cao. Web là một phương tiện truyền thơng có tính trực quan, và bài trình bày sẽ hay hơn nếu bao gồm các trang có nhiều hình ảnh, bản đồ, hình ảnh động và cả âm thanh. Đây là những công cụ giảng dạy thu hút người học.

Dễ dàng vận hành

Một WebQuest hay là một WebQuest dễ dàng vận hành. Người học có thể di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trong trang mà khơng cần phải nhấp chuột nhiều lần. Đây là lý do tại sao WebQuest có thể có sức thu hút nếu bản thân nó là một trang mạng (Web page).

Gắn bó mật thiết với nội dung bài học trên lớp

Thế nhưng một WebQuest hay sẽ không tạo ra một hiệu quả nào nếu nó khơng gắn với nội dung bài học trên lớp. WebQuest càng gắn với nội dung bài học thì nó càng giúp người học học tập có hiệu quả, khơng kể đến nó được thiết kế như thế nào và trình bày bằng phương tiện gì.

Tài liệu hỗ trợ cụ thể, chính xác, độ tin cậy cao, phù hợp đối tượng HS

Mỗi khi giáo viên xác định được những yếu tố của WebQuest, họ sẵn sàng bắt đầu định vị tài liệu đính kèm. Một khi giáo viên thu thập một loạt các trang web phù hợp, hãy xem xét các trang web:

“Có chủ đề chung hoặc đối lập nhau mà WebQuest của bạn cung cấp khơng?” “Có nhiều trang web khác nhau đưa ra những ý kiến hoặc cách tiếp cận khác nhau về cùng một chủ đề?”

WebQuest hay tùy thuộc vào tài liệu phù hợp với độ tuổi và khả năng của người học. Một trang web có thể chứa đựng tất cả các chủ đề từ các giai điệu cho trẻ con đến các bài luận văn tiến sĩ. Vì thế tìm những thơng tin và trình bày để thu hút người học là một trong những thách thức lớn nhất khi tạo WebQuest. Sự phong phú thông tin của trang web làm cho WebQuest trở nên tuyệt vời khi tạo ra những bài học nhiều trải nghiệm ở các cấp độ khác nhau.

1.3.3. Sử dụng Bookwidgets để thiết kế WebQuest

1.3.3.1. Khái quát về Bookwidgets

Được giới thiệu bởi Apple’s iBooks Author, BookWidgets là một ứng dụng hỗ trợ học tập và quản lí lớp học trực tuyến, có thể sử dụng trên PC, laptop, smartphone và máy tính bảng có kết nối mạng internet. GV và HS sử dụng ứng dụng này như một cơng cụ hữu ích trong việc tương tác và phản hồi trực tuyến; HS dễ dàng trao đổi, cập nhật, và chia sẻ thông tin trong các dự án học tập. Bookwidgets cho phép nhiều người dùng cùng sửa chữa văn bản, phản hồi và lưu trữ các file dữ liệu.

Các tiện ích mà Bookwidgets mang lại cho GV và HS rất đa dạng: tạo và chia sẻ trang WebQuest học tập; thiết kế các dạng câu hỏi và bài kiểm tra trực tuyến; xây dựng kế hoạch học tập; cung cấp các trị chơi giáo dục;.... Nội dung tiện ích dựa trên các tiêu chuẩn web mở (HTML5), chúng có thể được tạo hoặc chỉnh sửa linh hoạt trong các trình soạn thảo HTML / JavaScript cơ bản.

1.3.3.2. Tác dụng của Bookwidgets

Thơng qua Bookwidgets, HS có thể:

 Phát triển kỹ năng làm việc nhóm.

 Phát triển kỹ năng thảo luận, đàm phán và kỹ năng tổ chức.

 Phát triển kỹ năng viết nhận xét, đánh giá.

Để đảm bảo HS thực hiện đúng những yêu cầu chuyên môn và hạn chế, ngăn ngừa những tác động tiêu cực của môi trường trực tuyến, GV cần được trang bị kiến thức về cơng nghệ thơng tin; có bảng kiểm quan sát biểu hiện năng lực ICT của HS trong hoạt động nhận xét, đánh giá trên trangWebQuest.

1.3.3.3. Thiết kế trang WebQuest bằng Bookwidgets

a) Đăng kí trang WebQuest trên Bookwidgets.com

Khởi động trình duyệt Internet và gõ địa chỉ https://www.bookwidgets.com, màn hình sẽ hiện lên giao diện như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển webquest nhằm phát triển năng lực ICT cho học sinh trong dạy học phần phi kim hoá 10 THPT​ (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)