Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.4. Xây dựng một số WebQuest dạy học phần Phi kim hóa 10
2.4.2. Kế hoạch giảng dạy chủ đề Một số hợp chất của clo
I. Mục tiêu chủ đề
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ a) Kiến thức
Nêu được: Nước gia – ven là gì? Tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và
điều chế nước gia – ven (trong PTN và trong CN). Clorua vôi là gì? Cơng thức phân tử, cơng thức cấu tạo, số oxi hóa của clo trong phân tử clorua vơi, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế clorua vơi.
Giải thích được: Tính oxi hóa mạnh của natri hipoclorit trong nước gia – ven và tính oxi hóa mạnh của clorua vơi (có tính sát trùng, tẩy trắng sợi, vải, giấy, ...).
b) Kĩ năng
Dự đốn tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hố học của nước gia – ven và clorua vôi.
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế.
Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.
Tính được lượng chất cần để điều chế nước gia – ven và clorua vơi.
Giải thích được một số ứng dụng có liên quan về nước gia – ven và clorua vôi trong thực tế.
* Trọng tâm: Tính oxi hóa mạnh của natri hipoclorit trong nước gia – ven và tính oxi
hóa mạnh của clorua vơi.
c) Thái độ
Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.
Nhận thức được vai trò quan trọng của nước gia – ven và clorua vơi, có ý thức vận dụng kiến thức đã học về nước gia – ven và clorua vôi vào thực tiễn cuộc sống.
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).
Năng lực thực hành hóa học: Quan sát hiện tượng, giải thích các hiện tượng xảy ra khi xem thí nghiệm ảo điều chế nước gia – ven và clorua vôi .
Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
Năng lực tính tốn qua việc giải các bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn.
Năng lực ICT trong học tập hóa học: thiết kế flash mơ phỏng thí nghiệm, ppt; tìm kiếm hình ảnh, tư liệu khoa học bằng search engine; truy cập khai thác WebQuest.
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học theo WebQuest kết hợp hoạt động
nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học
Hỏi đáp tích cực.
Nhóm nhỏ.
Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn.
Thí nghiệm.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên (GV):
Làm các slide trình chiếu, thiết kế WebQuest, giáo án.
Phiếu học tập.
Dụng cụ hóa chất:
+ Phơi liệu: Mẫu vải mốc (hoặc bẩn), mẫu nước bẩn, mùn cưa,…
+ Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, thìa thủy tinh, giá ống nghiệm, cốc thủy tinh, dũa thủy tinh.
+ Hóa chất: Nước gia – ven, bột clorua vôi, dung dịch HCl đặc.
2. Học sinh (HS): bài báo cáo thực hiện các nhiệm vụ học tập trên trang WebQuest theo
IV. Chuỗi các hoạt động học
Hoạt động 1. Giới thiệu chủ đề và các nhiệm vụ học tập (tiết 1)
GV nêu vấn đề: Các hợp chất của clo có rất nhiều ứng dụng trong đời sống. Hãy
cùng nhau tìm hiểu trong bài học này nhé!
Hình 2.10. Một số hợp chất của clo và ứng dụng trong đời sống
GV giới thiệu nhiệm vụ:
Nhóm Muối clorua: cách sản xuất và vai trò trong đời sống.
Nêu các ứng dụng quan trọng của một số muối clorua trong đời sống (natri clorua, kẽm clorua, kali clorua, nhơm clorua…)
Vai trị của muối ăn (NaCl) với cơ thể con người. Một số câu hỏi gợi ý:
o Tại sao người ta lại dùng muối NaCl pha loãng để sát khuẩn?
o Natri clorua là một chất rất cần thiết với cơ thể người vì nó duy trì áp suất thẩm thấu cho các quá trình diễn ra trong cơ thể. Nhưng tại sao việc duy trì chế độ ăn mặn thường xuyên sẽ dẫn tới suy thận hoặc bệnh cao huyết áp?
Nêu phương pháp hóa học nhận biết ion clorua.
Nhóm Nước Gia–ven: Điều chế và ứng dụng trong đời sống.
Nêu thành phần trong nước Gia–ven.
Trình bày cách điều chế và các ứng dụng của nước Gia–ven.
Làm thí nghiệm nước Gia–ven làm mất màu giấy màu.
Giới thiệu một số loại nước Gia–ven có bán trên thị trường, cách sử dụng và bảo quản nước Gia–ven.
Nhóm clorua vơi: Điều chế và ứng dụng trong đời sống.
Giới thiệu công thức của clorua vôi, nêu một số tính chất vật lí cơ bản.
Cách điều chế và các ứng dụng của clorua vơi.
Làm thí nghiệm clorua vơi làm mất màu giấy màu.
Vì sao clorua vơi được sử dụng rộng rãi hơn nước Gia–ven?
Nhóm kali clorat: Điều chế và ứng dụng trong đời sống.
Giới thiệu cơng thức và một số tính chất vật lí cơ bản của kali clorat.
Cách điều chế và các ứng dụng của kali clorat.
Làm thí nghiệm phân hủy kali clorat rắn.
Để điều chế kali clorat với giá thành hạ, người ta thường làm như sau: cho khí clo đi qua nước vơi đun nóng, lấy dung dịch thu được trộn với KCl và làm lạnh, Khi đó kali clorat sẽ kết tinh. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và giải thích vì sao kali clorat kết tinh.
GV nêu rõ tiến trình HS thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm có thời gian 2 tuần để thực hiện nhiệm vụ
Ngày 1: phân cơng nhiệm vụ cụ thể các thành viên trong nhóm, gửi email bảng phân công chi tiết cho GV. Bảng phân cơng được trình bày bằng file excel theo mẫu sau:
Họ tên HS Nhiệm vụ Thời gian thực hiện Ghi chú
Nguyễn Văn A (nhóm trưởng)
Ngày 2 – 6: các nhóm lên PTN để thực hiện các thí nghiệm trong mục Nhiệm vụ. Ngày 7 – 9: thực hiện bài báo cáo, gửi bài báo cáo cho GV (hạn chót 23h59’ ngày 5)
Trong bài báo cáo, nhớ ghi rõ nguồn thông tin tham khảo.
Ngày 10 – 13: nhận góp ý của GV, chỉnh sửa các nội dung theo yêu cầu, gửi lại bài chỉnh sửa cho GV
Ngày 14: trình bày trước lớp những nội dung đã thực hiện.
GV yêu cầu các nhóm truy cập trang WebQuest để khai thác các tư liệu học tập:
Nhóm Muối clorua
Nội dung Văn bản Hình ảnh,
video Nhận biết ion clorua https://sites.google.com/site/hochoahoc10/home/chuong- 5-nhom-halogen/bai-23-hcl-muoi-clorua/iii-muoi- clorua-nhan-biet-cl Ứng dung của muối clorua
SGK Hóa học 10 -trg 105 phần III.1. Một số muối clorua Muối natriclorua http://www.blogsuckhoe.com/muoi-va-suc-khoe.html Tính chất sát khuẩn của muối Nhóm Nước Javel
Nội dung Văn bản Hình ảnh, video
Các thành phần của nước Javel SGK Hóa học 10 -trg 107 Cách điều chế và các ứng dụng của nước Javel SGK Hóa học 10 -trg 107 https://www.youtube.co m/watch?v=zzIsxj_2l2o
Tính tẩy màu của nước Javel https://sites.google.com/site/hoc hoahoc10/thi-nghiem/tinh-tay- mau-cua-nuoc-javen. https://www.youtube.co m/watch?v=F3FzO6klK AQ
Nước Javel trên thị trường
https://sites.google.com/site/trtan h/nuoc-javel-ky-dieu
http://hoachatjsc.com/p/6125/jav el-naclo http://tuoitre.vn/tin/song- khoe/biet-de- khoe/20170710/cach-su-dung- dung-dich-khu-khuan-tai- nha/1349575.html http://moitruongetc.com/cung- cap-javel-naclo/ http://suckhoedoisong.vn/tro-lai- viec-dung-thuoc-javel- n91534.html http://hoanhaochemical.com/upl oads/files/Ho%CC%81a%20cha %CC%82%CC%81t%20Javel.p df http://www.viettienco.com/hoa- chat-xu-ly-nuoc/nuoc- javen.html?sort=p.price&order= DESC http://hoaphatdongnai.com/hoa- chat-javel-naclo-hypochlorite- 470806.html Nhóm kaliclorat
Nội dung Văn bản Video
Hợp chất có oxi của clo https://victonh.wordpress.com/ 2007/12/31/h%E1%BB%A2p- ch%E1%BA%A4t-co-oxi- c%E1%BB%A6a-clo/
Nhiệt phân kaliclorat https://www.youtube.c om/watch?v=6atBvyy6 ONs https://www.youtube.c om/watch?v=Wy_MXi gOGmg https://www.youtube.c om/watch?v=3vWAG9 GvpHs Ứng dụng https://vi.wikipedia.org/wiki/K ali_clorat http://phanphoihoachat.vn/kali- clorat-kclo3-hc2653.html
Hoạt động 2: Các nhóm báo cáo sản phẩm (35 – 40 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo, thời gian cho mỗi nhóm tối đa là 10 phút. - Trong quá trình HS chuẩn bị và báo
cáo, GV sử dụng bảng kiểm quan sát để đánh giá các biểu hiện năng lực ICT của HS thông qua các hoạt động học tập trên lớp.
- Mỗi nhóm trình bày báo cáo từ 5- 7 phút theo những nhiệm vụ đã được phân công trong tiết học trước và trả lời một số câu hỏi phát vấn.
- Trong quá trình nhóm bạn báo cáo, các nhóm cịn lại lắng nghe và đưa ra các câu hỏi, đánh giá theo phiếu đánh giá.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, rút kinh nghiệm (10-15 phút)
GV tóm tắt nội dung bài học và đưa ra các nhận xét, đánh giá, cho điểm học tập từng nhóm và từng học sinh dựa trên các bảng kiểm, các phiếu đánh giá.
Các sản phẩm hoàn thành sẽ được đánh giá theo các tiêu chí sau:
Nội dung chính xác, được cập nhật, rõ ràng, có tính hệ thống.
Thực hiện đúng nhiệm vụ đưa ra, có tính sáng tạo, logic, khơng có lỗi chính tả, văn phạm.
Tiêu chí đánh giá PPT và poster được đính kèm ở phần Phụ lục.
IV. Kế hoạch đánh giá WebQuest chủ đề “Một số hợp chất của clo”
Trước khi thực hiện WQ Trong khi thực hiện WQ Sau khi thực hiện WQ
Thảo luận các câu hỏi bài học.
- Biên bản hoạt động nhóm.
- Bảng kiểm quan sát các biểu hiện 4, 5, 6 thông qua hoạt động nhận xét, đánh giá của HS trên trang WebQuest.
- Bảng kiểm quan sát các biểu hiện 1, 2, 3, 7 thông qua hoạt động báo cáo sản phẩm học tập của HS.
- Phiếu đánh giá sản phẩm học tập.