Phân phối chương trình phần Phi kim Hóa 10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển webquest nhằm phát triển năng lực ICT cho học sinh trong dạy học phần phi kim hoá 10 THPT​ (Trang 63 - 70)

Tuần Tiết Nội dung bài học

Chương 5: Nhóm Halogen (12 tiết)

Lý thuyết: 7 tiết - Luyện tập: 2 tiết - Thực hành: 2 tiết - Kiểm tra: 1 tiết.

20 39

40

Bài 21: Khái quát về nhóm halogen Bài 22: Clo

21 41

42

Bài 23: Hiđro clorua-Axit clohiđric và muối clorua. Bài 23: Hiđro clorua-Axit clohiđric và muối clorua.

22 43

44

Bài 27: Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của clo, và hợp chất của clo

Bài 24: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo

23 45

46

Bài 25: Flo, brom, iot Bài 25: Flo, brom, iot

24 47

48

Bài 26: Luyện tập: Nhóm halogen Bài 26: Luyện tập: Nhóm halogen (tt)

25

49 50

Bài 28: Bài thực hành số 3: Tính chất hố học của brom, iot Kiểm tra 1 tiết

Chương 6: Nhóm Oxi (12 tiết)

Lý thuyết: 7 tiết - Luyện tập: 2 tiết - Thực hành: 2 tiết -Kiểm tra: 1 tiết.

26 51

52

Bài 29: Oxi-Ozon Bài 30: Lưu huỳnh

27 53

54

Bài 31: Bài thực hành số 4: Tính chất hố học của Oxi-Lưu huỳnh Bài 32: Hiđro sunfua-lưu huỳnh đioxit-lưu huỳnh trioxit

28 55,56 Bài 32: Hiđrosunfua-lưu huỳnh đioxit-lưu huỳnh trioxit 29 57,58 Bài 33: Axit sunfuric. Muối sunfat

30 59,60 Bài 34: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh

31 61

62

Bài 35: Bài thực hành số 5: Tính chất hố học các hợp chất lưu huỳnh Kiểm tra 1 tiết

Những chủ đề Phi kim hóa 10 chúng tơi xây dựng và sử dụng phương pháp WebQuest chủ yếu nằm trong chương 5. Nhóm halogen.

2.1.3. Các yêu cầu cần đạt

Theo Sách giáo viên Hóa học 10 (Nguyễn Xuân Trường & nhóm tác giả, 2011) và tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng mơn Hóa học lớp 10 (Vũ Anh Tuấn & nhóm tác giả, 2010), GV khi dạy học phần Phi kim lớp 10, chương Halogen, cần đảm bảo HS đạt được các yêu cầu sau:

a) Kiến thức

HS biết:

– Cấu tạo nguyên tử của các halogen, số oxi hóa của các halogen trong các hợp chất. – Tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của các halogen và một số hợp chất quan trọng của chúng.

– Ứng dụng và phương pháp điều chế halogen và một số hợp chất quan trọng của halogen.

HS hiểu:

– Vì sao các halogen có tính oxi hóa mạnh.

– Ngun nhân làm cho halogen có sự giống nhau về tính chất hóa học cũng như sự biến đổi có quy luật, tính chất của đơn chất và hợp chất của chúng.

– Nguyên tắc chung của phương pháp điều chế halogen.

b) Kĩ năng

– Quan sát và giải thích các hiện tượng quan sát được khi làm thí nghiệm về halogen (tính tan của hidroclorua, tính tẩy màu của clo ẩm, nhận biết ion clorua…).

– Vận dụng kiến thức đã học về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, độ âm điện, số oxi hóa và phản ứng oxi hóa – khử để giải thích một số tính chất của đơn chất và hợp chất halogen.

– Giải bài tập định tính và định lượng trong chương halogen.

c) Tình cảm, thái độ

– Giáo dục lòng say mê học tập, ý thức vươn lên chiếm lĩnh kiến thức khoa học, kĩ thuật. – Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong khoa học.

– Rèn ý thức tự học, tự nghiên cứu – Ý thức bảo vệ môi trường.

d) Các năng lực cần phát triển

Bên cạnh những yêu cầu cần đạt về năng lực chung chúng tôi tham khảo trong 2 tài liệu về năng lực và giáo dục định hướng tiếp cận năng lực (Hồng Hịa Bình, 2015) và (Đặng Thành Hưng, 2012) gồm: năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Quá trình dạy học phần Phi kim hóa 10, chương Halogen, GV cần hướng tới sự hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt cho HS trong mơn Hóa học (Đặng Thị Oanh & nhóm tác giả, 2018), cụ thể là:

Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học: biết cách gọi tên các halogen và các hợp chất

halogen theo danh pháp hóa học. Hiểu được ý nghĩa các kí hiệu hóa học và các thơng số về tính chất vật lí của các halogen (nhiệt độ sơi, nhiệt độ nóng chảy…), vận dụng ngơn ngữ hóa học trong các tình huống mới.

Năng lực thực hành hóa học: Biết cách tiến hành thí nghiệm an tồn: lựa chọn dụng

cụ, hóa chất phù hợp cho từng thí nghiệm, giải thích các hiện tượng thí nghiệm. Cụ thể các thí nghiệm: chứng minh tính chất của các halogen, điều chế clo trong phịng thí nghiệm, điều chế HCl trong phịng thí nghiệm.

Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn: vận dụng được kiến thức hóa học

vào một số tình huống cụ thể trong thực tiễn; mơ tả, dự đốn, giải thích hiện tượng, giải quyết các vấn đề một cách khoa học; ứng xử thích hợp trong các tình huống thường thức đời sống có liên quan đến vấn đề sức khỏe; ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường.

Các yêu cầu cần đạt về mức độ nhận thức và định hướng năng lực HS khi giảng dạy chương 5. Nhóm halogen được trình bày cụ thể trong bảng 2.2.

Bảng 2.2. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và định hướng năng lực phần halogen

Loại câu hỏi Các mức độ nhận biết

Biết Hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

Câu hỏi - bài tập định tính/ định lượng

 Nêu được Vị trí nhóm

halogen trong bảng tuần hoàn; Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các ngun tố trong nhóm.

 Nêu được sự biến đổi tính

chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen.

 Nêu được Tính chất vật lí,

trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo trong phịng thí nghiệm, trong cơng nghiệp.

 Viết được Cấu tạo phân tử

của khí hidroclorua.

 Nêu được tính chất vật lí,

trạng thái tự nhiên, ứng dụng, điều chế flo, brom, iot và một vài hợp chất của

 Viết được Cấu hình lớp

electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương tự nhau.

 Viết được cấu hình lớp

electron ngoài cùng của nguyên tử F, Cl, Br, I.

 Viết được phương trình

phản ứng thể hiện tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hố mạnh (tác dụng với kim loại, hiđro).Clo cịn thể hiện tính khử

- Viết được phương trình phản ứng điều chế clo trong PTN và trong CN.

- Phân biệt được các halogen, axit clohidric và muối clorua với dung dịch axit và muối khác.

 Viết được các phương

trình phản ứng thể hiện . Tính chất hố học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hố mạnh.  Viết được các PTHH chứng minh tính chất oxi hố mạnh của các nguyên tố halogen, quy luật biến đổi tính chất của các ngun tố trong nhóm.  Dự đốn tính chất hóa học một số halogen cùng nhóm.  Viết được các PTHH chứng minh tính chất hố học của axit HCl.  Tính thể tích hoặc khối lượng dung dịch chất

 Dự đoán, kiểm tra và kết

luận được về tính chất hóa học cơ bản của clo, của axit clohdric, của flo, brom, iot.

 Giải được các bài tập

liên quan hiện tượng thực tiễn.

 Giải được các bài toán

liên quan đến nồng độ dung dịch, hiệu suất phản ứng, phản ứng các chất có dư.

- Nêu được tính chất của khí hiđro clorua (tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric); của dung dịch axit clohdric. - Viết được các phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học và điều chế nước Gia-ven, clorua vôi. - Cân bằng phản ứng oxi hóa khử từ đơn giản đến phức tạp.

- Viết được các PTHH chứng minh tính chất hố học của flo, brom, iot và tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot

tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng.

 Tính thể tích khí clo ở

đktc tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

 Tính nồng độ hoặc thể

tích của axit HCl tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

 Tính khối lượng brom,

iot và một số hợp chất tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. Bài tập thực hành/ Thí nghiệm/ gắn với hiện tượng thực tiễn

Mô tả và nhận biết được các hiện tượng TN

Giải thích được các hiện tượng thí nghiệm.

Giải thích được một số hiện tượng TN liên quan đến thực tiễn

 Sử dụng có hiệu quả, an

tồn nước Gia-ven, clorua vơi trong thực tế.

 Phát hiện được một số

hiện tượng trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa

2.1.4. Một số điểm cần lưu ý khi dạy học

Theo Sách giáo viên Hóa học 10 (Nguyễn Xuân Trường & nhóm tác giả, 2010); tài liệu Phương pháp dạy học hóa học ở trường Phổ thơng và Đại học - Một số vấn đề cơ bản (Nguyễn Cương, 2007) và tài liệu Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông (Đặng Thị Oanh và Nguyễn Thị Sửu, 2014), GV khi dạy học phần Phi kim lớp 10 cần lưu ý những điểm sau:

Sử dụng phương pháp suy diễn hay diễn dịch

Halogen là nhóm nguyên tố đầu tiên được nghiên cứu sau khi học các lý thuyết chủ đạo (cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hồn, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa – khử…). Vì vậy, nên dùng phương pháp diễn dịch (đi từ cái chung đến cái riêng) để dự đốn tính chất của đơn chất và hợp chất halogen.

Tiến hành thí nghiệm biểu diễn theo phương pháp minh họa, kiểm chứng

GV cần chú ý trong việc khai thác và sử dụng các thí nghiệm trong chương này theo phương pháp minh họa nhằm khẳng định dự đốn về các tính chất dựa trên cấu tạo của đơn chất hoặc hợp chất halogen là đúng đắn. Điều này có tác dụng phát huy tính tích cực trong học tập, phát triển tư duy HS.

Dùng phương pháp loại suy để nghiên cứu về flo, brom, iot

Khi nghiên cứu về flo, brom, iot có thể dùng phương pháp loại suy (đi từ cái riêng biệt này đến cái riêng biệt khác). GV cần hướng dẫn HS so sánh cấu tạo của clo với các halogen khác, từ tính chất hóa học cảu clo suy ra tính chất hóa học của các halogen khác.

Dùng phương pháp so sánh, đối chiếu khi tổ chức hoạt động học tập trong các bài luyện tập

Trong các bài luyện tập, GV hướng dẫn HS dùng phương pháp so sánh, đối chiếu đề thấy được sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo, tính chất các halogen và hợp chất của chúng, đồng thời nêu bật được sự biến đổi có quy luật minh chứng cho những kiến thức đã học trong lý thuyết chủ đạo.

Gắn kiến thức khoa học với thực tiễn cuộc sống

Halogen và hợp chất của chúng có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất, GV cần khai thác khía cạnh thực tiễn, gắn kiến thức khoa học với thực tiễn để HS thấy được ý nghĩa của việc học tập bộ mơn.

2.2. Qui trình xây dựng kế hoạch dạy học bằng phương pháp WebQuest

2.2.1. Các nguyên tắc lựa chọn chủ đề dạy học theo phương pháp WebQuest

Dựa trên Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Hóa học (Bộ GD&ĐT, 2018) và tài liệu Dạy học phát triển năng lực mơn Hóa học Trung học Phổ thơng (Đặng Thị Oanh & nhóm tác giả, 2018), khi xây dựng kế hoạch dạy học có sử dụng WebQuest, để lựa chọn chủ đề học tập, GV căn cứ theo các nguyên tắc:

Hình thành, phát triển các năng lực cần thiết cho người học nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội: việc lựa chọn nội dung các bài học phải hướng tới

việc phát triển những năng lực cần thiết của người lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, như các năng lực vận dụng những hiểu biết vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống; năng lực sáng tạo; năng lực quản lí bản thân; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực tự học; đặc biệt là năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông;…Nội dung các bài học được lựa chọn cần góp phần hình thành, bồi dưỡng cho HS khơng chỉ nhận thức về lĩnh vực hóa học mà cịn phát huy thái độ tích cực trong học tập, trong cách nhìn cuộc sống; bồi dưỡng những phẩm chất của người cơng dân trong thời đại mới: lịng u quê hương, đất nước; trách nhiệm đối với gia đình, xã hội; hợp tác, đồn kết và bình đẳng; tơn trọng và tn thủ pháp luật …

Đảm bảo mục tiêu giáo dục, tính khoa học; dựa trên chương trình phổ thơng hiện hành: các bài học được xác định dựa vào những nội dung mơn Hóa học hiện hành

và có sự tham khảo chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể mơn Hóa học (Bộ GD&ĐT, 2018).

Tăng cường tính thực tiễn: mọi khoa học đều là kết quả nhận thức của con người

trong quá trình hoạt động thực tiễn. Vì thế, những nội dung các bài học/chủ đề dạy học lựa chọn cần tăng cường tính thực tiễn nhằm rèn luyện cho HS kĩ năng vận

dụng tri thức vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, góp phần đáp ứng những địi hỏi của cuộc sống.

Vừa sức với học sinh: nội dung các chủ đề cần tinh giản kiến thức hàn lâm, lựa chọn những kiến thức thiết thực, có ý nghĩa và gắn bó với cuộc sống của HS, tạo điều kiện để HS được tiếp cận và khám phá kiến thức khoa học trên cơ sở nền tảng của giáo dục phổ thông.

2.2.2. Các bước xây dựng WebQuest bằng Bookwidgets

1. Xác định cấu trúc chủ đề

Trong q trình thực hiện trang WebQuest, cơng việc quan trọng đầu tiên là xác định cấu trúc theo chủ đề bài giảng. Xuất phát từ nội dung học tập, GV phải đưa ra được chủ đề với những gợi ý hấp dẫn, kích thích HS tham gia thực hiện. GV lựa chọn chủ đề, từ đó lên ý tưởng nội dung, cách phân chia nhóm HS, tìm kiếm và sắp xếp các thông tin hỗ trợ. Tiếp đến, GV tập hợp các thơng tin, hình ảnh, đoạn phim tư liệu… hỗ trợ cho bài giảng vào các thư mục (folder) trên máy tính cá nhân hoặc trên bộ nhớ đám mây như GoogleDrive, OneDrive, DropBox…theo một hệ thống khoa học, thuận tiện cho việc quản lí và cập nhật.

2. Xây dựng kế hoạch dạy học theo WebQuest

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển webquest nhằm phát triển năng lực ICT cho học sinh trong dạy học phần phi kim hoá 10 THPT​ (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)