Sơ đồ tư duy dạng điền khuyết nội dung bài học Những sự thật về clo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển webquest nhằm phát triển năng lực ICT cho học sinh trong dạy học phần phi kim hoá 10 THPT​ (Trang 117 - 124)

- GV nhận xét, đánh giá sơ bộ tình hình lớp học, nhận xét về cách báo cáo, rút kinh nghiệm cho HS.

- GV yêu cầu HS thực hiện bài kiểm tra 10 phút.

2.5. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng WebQuest để phát triển năng lực ICT cho HS trong dạy học phần Phi kim Hóa 10 ICT cho HS trong dạy học phần Phi kim Hóa 10

Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi tổng hợp và đúc kết được một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng WebQuest để phát triển năng lực ICT cho HS trong dạy học phần Phi kim Hóa 10:

- Biện pháp 1: Chọn nội dung phù hợp với chương trình Hóa THPT và năng lực ICT của HS

Phương pháp webquest không phù hợp với tất cả các nội dung trong chương trình Hóa học phổ thơng và tất cả các đối tượng HS. Do đó, GV cần nghiên cứu và lựa chọn kĩ các bài thật sự phù hợp.

Xây dựng các chủ đề phải phù hợp với năng lực HS. Với hiện trạng thời gian học tập của HS rất eo hẹp, các em ít có thời gian tự học, chủ yếu lên lớp 2 buổi/1 ngày thì việc thiết kế, giao nhiệm vụ học tập HS càng rõ ràng, cụ thể, phù hợp với năng lực ICT thì HS mới hồn thành tốt nhiệm vụ và từ đó dễ dàng tiếp thu kiến thức.

Tài liệu để HS xử lý, khai thác thông tin không quá phức tạp, tránh việc các em rời xa nhiệm vụ. Do đó, địi hỏi nội dung tài liệu phù hợp, rõ ràng, đơn giản, có tính chính xác cao.

- Biện pháp 2: Phối hợp WebQuest với các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực

Việc kết hợp WebQuest với các phương pháp dạy học đa dạng trong quá trình lên lớp như: hoạt động nhóm, dạy học theo góc, kĩ thuật mảnh ghép… sẽ giúp HS phát huy tính tích cực và hứng thú học tập.

- Biện pháp 3: Sử dụng các phương tiện dạy học điện tử kết hợp cùng WebQuest

Ngoài yêu cầu HS sử dụng trang WebQuest để tìm kiếm thơng tin, kiến thức. Việc kết hợp các phương tiện dạy học như: thí nghiệm ảo trên https://phet.colorado.edu; phiếu học tập trực tuyến trên GoogleClassroom, Bookwidgets; sơ đồ tư duy Imind…

giúp giờ học không quá nhàm chán với các bài báo cáo của các nhóm. Từ đó, HS có dịp rèn luyện các kĩ năng ICT cần thiết cho mơn Hóa.

- Biện pháp 4: Tổ chức cho HS trình bày kết quả báo cáo

Để hoạt động báo cáo đạt hiệu quả cao, GV cần theo sát và hỗ trợ, khuyến khích HS tham gia nhiệm vụ học tập. Sản phẩm bài báo cáo của các nhóm cần GV phê duyệt, điều chỉnh trước khi báo cáo trên lớp. Giới hạn về thời gian báo cáo để HS tập luyện cách sắp xếp ý tưởng, trình bày ngắn gọn; để đảm bảo mặt thời gian tiến độ bài giảng.

Sau khi các nhóm báo cáo, GV cần tổ chức tốt cơng tác tổng kết, hệ thống hóa kiến thức sau khi HS báo cáo tại lớp sẽ tạo điều kiện cho HS nắm rõ được vấn đề. Nếu làm không tốt khâu này, HS sẽ không chắc chắn về phần kiến thức mà bản thân hoặc bạn đã trình bày, dẫn đến mơ hồ hoặc hiểu sai, vận dụng sai.

- Biện pháp 5: Hướng dẫn HS tự kiểm tra, đánh giá và tham gia đánh giá lẫn nhau

GV cần có sự hướng dẫn rõ ràng, các bảng đánh giá phải cụ thể, chi tiết để HS có thể dễ dàng thực hiện việc đánh giá nhóm bạn, đánh giá bản thân, đánh giá thành viên của nhóm một cách cơng bằng, minh bạch.

- Biện pháp 6: Áp dụng phù hợp các hình thức đánh giá

Để đáp ứng định hướng đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá theo năng lực của HS, GV cần chú trọng áp dụng hợp lí các hình thức đánh giá:

+ Đánh giá qua bảng kiểm quan sát và bài kiểm tra: GV nêu các tiêu chí đánh giá cụ thể cho mỗi biểu hiện của năng lực thành phần để đánh giá trong các giai đoạn thực hiện chủ đề WebQuest. Sau mỗi chủ đề GV cho HS làm bài kiểm tra nhanh 5 phút, để giúp các em tập trung trong quá trình học, giúp các em khắc ghi nội dung chính.

+ Đánh giá qua sản phẩm nhóm: qua phiếu đánh giá giữa các nhóm với nhau, giúp các em học hỏi đươc ưu điểm, phát hiện những sai sót nhóm bạn để tự rút kinh nghiệm cho nhóm mình.

+ Đánh giá q trình: thơng qua phiếu tự đánh giá và đánh giá các thành viên trong nhóm; phiếu hỏi dành cho HS sau quá trình sẽ giúp GV hiểu được tâm tư, suy nghĩ các em trong quá trình làm chủ đề.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, chúng tôi đã vận dụng WebQuest vào việc dạy học phần Phi kim lớp 10 nhằm phát triển năng lực ICT cho HS trong mơn Hóa học. Bao gồm những nội dung sau:

1. Nghiên cứu tổng quan phần Phi kim lớp 10, chương trình cơ bản: Mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương trình.

2. Định hướng về nguyên tắc lựa chọn chủ đề và bài học vận dụng phương pháp WebQuest.

3. Nêu các bước thiết kế WebQuest gồm 4 bước cơ bản.

4. Xây dựng tiêu chí và bộ cơng cụ đánh giá năng lực ICT của HS trong mơn Hóa học. 5. Thiết kế 3 kế hoạch giảng dạy có vận dụng WebQuest và giáo án cho mỗi bài học, trong đó:

- Mỗi WebQuest gồm có 6 nội dung: giới thiệu, nhiệm vụ, tiến trình, tư liệu tham khảo, đánh giá, kết luận.

- Mỗi giáo án được trình bày theo cấu trúc:

 Xác định mục tiêu bài học

 Chuẩn bị của GV và HS

 Phương pháp giảng dạy

 Tiến trình hoạt động của GV và HS

 Củng cố và dặn dò

6. Nêu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng WebQuest trong dạy học phần Phi kim lớp 10 mà chúng tơi thu nhận được trong q trình thực hiện.

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích thực nghiệm

Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc xây dựng, sử dụng WebQuest trong dạy học phần Hóa học Vơ cơ lớp 10 THPT nhằm phát triển năng lực ICT cho HS.

- Tính khả thi: Khả năng sử dụng WebQuest trong điều kiện dạy học thực tế.

- Tính hiệu quả: Tính hiệu quả của các bài lên lớp có sử dụng WebQuest đã thiết kế + Kết quả học tập của HS được nâng cao (đánh giá qua điểm số bài kiểm tra). + Phát triển năng lực ICT của HS trong học tập môn hóa học.

+ HS hứng thú học tập, u thích mơn học (đánh giá qua phiếu thăm dò ý kiến của GV và HS tham gia thực nghiệm).

Khẳng sự cần thiết, phù hợp của đề tài với thực tiễn đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực, góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn Hóa học ở trường THPT.

Khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

 Lựa chọn nội dung và địa bàn thực nghiệm sư phạm.

 Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo nội dung đã biên soạn.

 Thu thập các dữ liệu thực nghiệm.

 Đối chiếu kết quả của lớp TN với kết quả của lớp ĐC, đánh giá tiền và hậu TN.

 Phân tích xử lí kết quả thực nghiệm để đánh giá chất lượng nội dung và khả năng áp dụng của đề tài.

3.3. Tiến trình thực nghiệm sư phạm 3.3.1. Chuẩn bị nội dung 3.3.1. Chuẩn bị nội dung

 Để đánh giá NL ICT của HS ở lớp TN và ĐC trước TNSP, chúng tôi dùng bảng kiểm quan sát tự đánh giá NL của HS.

 Chúng tôi đã TNSP 1 kế hoạch giảng dạy theo WebQuest chủ đề “Axit dạ dày” dùng để kiểm tra, đánh giá NL ICT của HS sau TNSP. Công cụ đánh giá NL sau TN gồm có bảng kiểm quan sát tự đánh giá NL ICT; 1 bài kiểm tra.

3.3.2. Xác định lớp thực nghiệm đối chứng

 GV dạy thực nghiệm là GV đang trực tiếp giảng dạy chương trình mơn Hóa học 10 cơ bản, lớp 10, 11 THPT và có am hiểu về phương pháp dạy học theo WebQuest.

 Lớp TN và lớp ĐC được chọn là những lớp có trình độ HS và số lượng HS tương đối đồng đều nhau. Cặp lớp ĐC và TN phải cùng học theo chương trình cơ bản, được thực nghiệm liên tục trong năm học lớp 10 (2018-2019).

Trên cơ sở đó, chúng tơi đã chọn các lớp theo bảng 3.1.

Bảng 3.1. Danh sách các lớp thực nghiệm và đối chứng

Tên trường Lớp TN Lớp ĐC GV dạy

Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số

THPT Nguyễn Thượng Hiền

10A1 44 10A7 43 Bùi Hoàng Yến Ngọc

3.3.3. Trao đổi nội dung thực nghiệm với giáo viên đứng lớp

Trước khi TNSP, chúng tôi đã gặp GV và HS để trao đổi một số vấn đề.

 Tìm hiểu tình hình học tập của HS trong lớp TN.

 Nhận xét của GV về các lớp TN – ĐC đã chọn.

+ Trình độ HS, mức độ thông hiểu kiến thức cơ bản, năng lực nhận thức của HS. + Tình hình học bài, chuẩn bị bài và làm bài tập của HS trước khi đến lớp.

 Suy nghĩ của GV về việc dùng bài tập để phát triển NL ICT trong dạy học hóa học cho HS.

 Kế hoạch giảng dạy của GV thực nghiệm.

3.3.4. Đánh giá trước thực nghiệm

Chúng tơi căn cứ vào tình hình thực tế giảng dạy của GV thực nghiệm để chọn ra các cặp TN – ĐC.

Sử dụng bảng kiểm quan sát NL ICT để HS tự đánh giá (bảng 2.4). Xử lý kết quả đánh giá bằng bảng kiểm qua sát của HS để làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.

3.3.5. Tiến hành thực nghiệm

Bảng 3.2. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm Lớp TN Lớp ĐC Lớp TN Lớp ĐC Giai đoạn 1 Năm học 2018 – 2019, lớp 10. GV phát phiếu tự đánh giá NL ICT cho HS trước TN.

GV phát phiếu tự đánh giá NL ICT cho HS trước TN.

Giai đoạn 2

Năm học 2018 – 2019, lớp 10.

GV tổ chức dạy kế hoạch thực nghiệm chủ đề “Axit dạ dày”. GV đánh giá NL ICT của HS qua hồ sơ học tập.

HS làm phiếu tự đánh giá NL ICT sau TN.

GV dạy học theo phân phối chương trình mơn Hóa học.

Giai đoạn 3

Năm học 2018 - 2019

1. Kết quả tự đánh giá NL ICT của HS trước TN.

2. Kết quả bài kiểm tra. 3. Kết quả phản hồi của HS qua hồ sơ WebQuest.

4. Kết quả tự đánh giá NL ICT của HS sau TN.

1. Kết quả tự đánh giá NL ICT của HS trước TN. 2. Kết quả bài kiểm tra.

3.4. Kết quả thực nghiệm

3.4.1. Một số hình ảnh thực nghiệm

Hình 3.1. HS lớp TN THPT Lương Thế Vinh truy cập WebQuest và tham gia hoạt động học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển webquest nhằm phát triển năng lực ICT cho học sinh trong dạy học phần phi kim hoá 10 THPT​ (Trang 117 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)