Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện các
nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chun mơn. Trong đó bao gồm cả khả năng tư duy lơgic, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hố, khả năng nhận biết các mối quan hệ hệ thống và q trình. Năng lực chun mơn hiểu theo nghĩa hẹp là năng lực “nội dung chuyên môn“, theo nghĩa rộng bao gồm cả năng lực phương pháp chuyên môn.
Năng lực phương pháp (Methodical competency): Là khả năng hành động có
kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn. Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức.
Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trong
những tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác.
Năng lực cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xác định, đánh giá được
xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử .
Mơ hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn cột trụ của giáo dục theo UNESCO:
Bảng 1.1. Bảng đối chiếu 4 cột trụ của giáo dục với các năng lực tương ứng Các mục tiêu giáo dục theo UNESCO Các thành phần năng lực tương ứng Các mục tiêu giáo dục theo UNESCO Các thành phần năng lực tương ứng
Học để biết (Learning to know) Năng lực chuyên môn Học để làm (Learning to do) Năng lực phương pháp Học để cùng chung sống
(Learning to live together)
Năng lực xã hội Học để tự khẳng định (Learning to be) Năng lực cá thể
Từ cấu trúc của khái niệm năng lực trên cho thấy, giáo dục định hướng năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kĩ năng chun mơn mà cịn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể trong một mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời.
Mơ hình năng lực theo OECD (Nguyễn Văn Cường và Bernd Meier, 2010)
Trong các chương trình dạy học hiện nay của các nước thuộc OECD, người ta cũng sử dụng mơ hình năng lực đơn giản hơn, phân chia năng lực thành hai nhóm chính, đó là các năng lực chung và các năng lực chuyên môn.
Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi làm nền tảng
cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp như: NL trí tuệ, NL về ngơn ngữ và tính tốn, NL giao tiếp, NL vận động (Đinh Quang Báo, 2013). Các NL này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau.
Nhóm năng lực chung bao gồm:
Khả năng hành động độc lập thành công
Khả năng sử dụng các công cụ giao tiếp và công cụ tri thức một cách tự chủ
Năng lực chuyên môn liên quan đến từng môn học riêng biệt. Trong dạy học hóa
học, nhóm năng lực chun mơn bao gồm các năng lực sau đây:
1. Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học
Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học
Năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học
Năng lực sử dụng danh pháp hóa học
2. Năng lực thực hành hóa học
Năng lực tiến hành thí nghiệm, sử dụng thí nghiệm an tồn
Năng lực quan sát, mơ tả , giải thích các hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận
Năng lực xử lý thông tin liên quan đến thí nghiệm
3. Năng lực tính tốn
Tính tốn theo khối lượng chất tham gia và tạo thành sau phản ứng
Tính tốn theo mol chất tham gia và tạo thành sau phản ứng
Tìm ra được mối quan hệ và thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức hóa học với các phép toán học
4. Năng lực giải quyết vấn đề thơng qua mơn hóa học
Phân tích được tình huống trong học tập mơn hóa học.
Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập mơn hóa học.
Xác định được và biết tìm hiểu các thơng tin liên quan đến vấn đề phát hiện trong các chủ đề hóa học.
Đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề đã phát hiện thông qua việc:
Lập được kế hoạch để giải quyết một số vấn đề đơn giản
Thực hiện được kế hoạch đã đề ra có sự hỗ trợ của GV
Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện đó.
Đưa ra kết luận chính xác và ngắn gọn nhất.
5. Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống
Năng lực phân tích tổng hợp các kiến thức hóa học vận dụng vào cuộc sống thực tiễn
Năng lực phát hiện các nội dung kiến thức hóa học được ứng dụng trong các vấn để các lĩnh vực khác nhau
Năng lực phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích.
Năng lực độc lập sáng tạo trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn
1.2.2. Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)
1.2.2.1. Khái niệm về ICT và năng lực ICT
ICT là chữ viết tắt của Information and Communication Technologies (Công nghệ thông tin và truyền thông) được định nghĩa là một “tập hợp đa dạng các công cụ và tài nguyên công nghệ được sử dụng để trao đổi, tạo ra, phổ biến, lưu giữ và quản lí thơng tin.” (Craig Blurton, 2002). Các cơng nghệ này bao gồm máy tính, Internet, cơng nghệ truyền thơng (đài và vơ tuyến), và điện thoại (Thái Hồi Minh và Trịnh Văn Biều, 2016).
Trong điều 4, luật Công nghệ thông tin ban hành năm 2006 (Quốc Hội, 2006), thuật ngữ công nghệ thông tin được định nghĩa là “tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin số”. Như vậy, khái niệm CNTT được quy định trong luật Công nghệ thông tin của Việt Nam đã được hiểu như ICT, nghĩa là không chỉ lưu trữ, xử lí dữ liệu, thơng tin bằng các phương tiện điện tử, và cịn qua các phương tiện đó để trao đổi,
giao tiếp, truyền đạt thơng tin giữa nhiều người hoặc nhóm người với nhau một cách
hiệu quả (Thái Hoài Minh và Trịnh Văn Biều, 2016). Theo tác giả Thái Hoài Minh, năng lực ứng dụng ICT trong dạy học (gọi tắt là năng lực ICT) được xác định là khả năng sử
dụng các công cụ và tài nguyên công nghệ để giao tiếp, tạo ra, phổ biến, lưu giữ và quản lí thơng tin hiệu quả trong các hoạt động dạy học.
Theo tác giả Trịnh Lê Hồng Phương (Trịnh Lê Hồng Phương, 2014), năng lực sử dụng công nghệ và truyền thơng (ICT) trong Hóa học là khả năng nhận biết và thao tác
được với hệ thống ICT nhằm tìm kiếm, thu thập, tổ chức và quản lí thơng tin có liên quan đến hóa học phục vụ cho q trình học tập và nghiên cứu.
Qua cơ sở tìm hiểu và phân tích các khái niệm, quan điểm về năng lực ICT, trong phạm vi hẹp về nghiên cứu sự hình thành và phát triển năng lực HS, luận văn đưa ra mô tả về năng lực ICT của HS như sau:
Khả năng nhận biết, làm chủ và khai thác công cụ CNTT&TT trong việc tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn và truy cập thơng tin; lưu trữ, quản lí và chia sẻ thơng tin; hình thành ý tưởng, kế hoạch và giải pháp trong hoạt động nhận thức và hỗ trợ trao đổi thông tin, hợp tác hiệu quả trong quá trình học tập.
1.2.2.2. Các biểu hiện của năng lực ICT
Dựa trên các tài liệu: “Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thơng” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015); “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể”
(Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018); “Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Hóa học” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018) và “Chương trình giáo dục phổ thông môn Tin học” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018), chúng tôi đúc kết các biểu hiện của năng lực ICT bao gồm:
a) Sử dụng và quản lý các phương tiện, công cụ của công nghệ kỹ thuật số
Biết lựa chọn và sử dụng hiệu quả một số thiết bị, phần mềm và dịch vụ hệ thống ICT thông dụng; biết tổ chức và lưu trữ dữ liệu dưới các dạng thức khác nhau một cách an toàn và bảo mật.
b) Nhận biết, ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức và pháp luật trong xã hội số hóa
Ứng xử có văn hóa trong sử dụng các sản phẩm của ICT; tôn trọng và bảo vệ quyền an tồn thơng tin của người khác; sử dụng được các chiến lược để bảo vệ thông tin của cá nhân và cộng đồng; hiểu được những tác động và ảnh hưởng lớn của ICT đối với nhà trường và xã hội; chủ động tham gia các hoạt động ICT một cách tự tin, năng động, có trách nhiệm và sáng tạo.
c) Phát hiện và giải quyết vấn đề trong môi trường công nghệ tri thức
Xác định được tiêu chí đánh giá độ tin cậy, lựa chọn thông tin; sử dụng được kỹ thuật tìm kiếm nâng cao, kỹ thuật tổ chức, lưu trữ thơng tin hỗ trợ q trình tìm giải pháp phù hợp nhất; sử dụng được công cụ ICT để xử lý thơng tin, hình thành ý tưởng mới, lập kế hoạch giải quyết vấn đề; biết cách tổ chức dữ liệu cơ bản trong chuyển giao thuật tốn cho máy tính và tạo được sản phẩm đơn giản trong việc chuyển giao cho máy tính giải quyết vấn đề.
d) Học tập, tự học với sự hỗ trợ của ICT
Chủ động tìm hiểu để sử dụng được một số loại phần mềm hỗ trợ học tập; sử dụng thành thạo mơi trường mạng máy tính trong tìm hiểu tri thức mới; biết lựa chọn, khai thác các dịch vụ đào tạo và kiểm tra đánh giá hiện đại trong mơi trường số hố.
e) Giao tiếp, hịa nhập, hợp tác qua mơi trường ICT
Chủ động lựa chọn và sử dụng các công cụ ICT một cách hệ thống, hiệu quả và an toàn để chia sẻ, trao đổi thông tin, mở mang tri thức và tạo sản phẩm hữu ích; lựa chọn được các quy tắc giao tiếp thích hợp cho các cơng cụ truyền thơng khác nhau khi hợp tác với các đối tượng khác nhau; biết các rủi ro có thể có trong giao tiếp và hợp tác liên quan đến sử dụng môi trường ICT, thiết lập được các biện pháp an ninh thích hợp.
1.2.2.3. Cấu trúc của năng lực ICT
Các chuyên gia của UNESCO (UNESCO, 2011) xác định năng lực ICT bao gồm các thành phần chính: (1) Năng lực công nghệ; (2) Năng lực sử dụng công cụ làm việc ICT; (3) Năng lực dạy và học; (4) Năng lực kiểm tra/ đánh giá với ICT; (5) ICT với vấn đề con người, đạo đức, và xã hội.
Năng lực ICT được cấu thành bởi các yếu tố chủ quan của HS bao gồm: kiến thức về ICT của HS; kỹ năng sử dụng ICT và thái độ học hỏi về kiến thức, kỹ năng sử dụng ICT của HS để ứng dụng vào hoạt động học tập. Qua cơ sở tìm hiểu và phân tích các tài liệu về vấn đề hình thành và phát triển năng lực cho HS nói chung, năng lực ICT nói riêng, gồm các tài liệu chính: Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Hóa học, mơn Tin học (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018); tài liệu về Xác định hệ thống các năng lực học tập cơ bản trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thơng chuyên (Trịnh Lê Hồng Phương, 2014); tài liệu về Xây dựng khung năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học cho sinh viên sư phạm Hóa (Thái Hồi Minh và Trịnh Văn Biều, 2016); trong phạm vi đề tài, chúng tôi mô tả các yếu tố cấu thành năng lực ICT như sau:
Kiến thức về ICT của HS
Ban đầu, kiến thức là mục tiêu quan trọng nhất phải hướng tới. Kiến thức hay tri thức là sự hiểu biết của con người đối với thế giới khách quan và khả năng vận dụng chúng vào thực tiễn. Tri thức cũng là sự tích luỹ thơng tin và những kỹ năng có được
qua việc sử dụng chúng. Khi thơng tin được con người thu nhận, xử lý, giúp con người nhận thức, hiểu biết về thế giới khách quan, vận dụng vào hoạt động thực tiễn và nâng cao được kỹ năng khi đó thơng tin biến thành tri thức. Kiến thức về ICT của HS là sự hiểu biết của HS trong lĩnh vực ICT bao gồm kiến thức về việc sử dụng internet và các phần mềm, cơng cụ cơng nghệ hỗ trợ việc học tập nói chung và việc học hóa học nói riêng.
Kỹ năng sử dụng ICT của HS
Trên thực tế, kiến thức và kỹ năng là hai thành tố liên hệ chặt chẽ với nhau để quyết định năng lực. Kiến thức có vai trị chi phối, quyết định kỹ năng, có nghĩa rằng kiến thức càng rộng, càng sâu thì kỹ năng càng giỏi. Nhưng nếu kỹ năng khơng được rèn luyện thường xun thì dù kiến thức có un thâm đến mấy cũng đem lại kết quả công việc khơng tương xứng. Kỹ năng đóng vai trị là cầu nối giữa nhận thức của con người và hành động của họ. Nếu một người có kiến thức mà khơng được học tập, rèn luyện kỹ năng thì khơng thể hoàn thành được bất cứ hoạt động nào theo đúng những gì người đó nhận thức. Có thể nói, đặc điểm quan trọng nhất của kỹ năng đó là được hình thành từ các phản xạ có điều kiện, mà ở đây tựu trung lại là từ quá trình đào tạo và rèn luyện trong thực tế: học và hành. Do đó, q trình hình thành và hồn thiện kỹ năng của mỗi cá nhân gắn liền với quá trình học tập: học tập chủ động (tự học) và học tập thụ động (có người dạy). Trong đó q trình tự học có vai trị quan trọng nhất, vì đó là q trình tiếp thu kiến thức và cả các kỹ năng một cách chủ động, tự giác, tích cực và phong phú, sát thực tế nhất. Kỹ năng sử dụng ICT theo nguyên nghĩa thì rất rộng lớn, gồm rất nhiều nhóm kỹ năng khác nhau và chắc chắn rằng khơng một cá nhân nào có đủ điều kiện để hoàn thiện được. Kỹ năng sử dụng ICT trước hết phải được hiểu là kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet và kỹ năng sử dụng các phần mềm, công cụ công nghệ hỗ trợ học tập của HS. Tóm lại, kỹ năng sử dụng ICT của HS là khả năng của HS trong việc thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) về ICT và ứng dụng vào hoạt động học tập nhằm đạt kết quả mong đợi.
+ Nhóm kỹ năng sử dụng các phần mềm học tập bao gồm khả năng vận dụng ác kiến thức về phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Office Word, trình chiếu Microsoft Office Powerpoint, Prezi; biên tập ảnh, video, ấn phẩm như Microsoft Office Publisher, Proshow Produce; phần mềm sơ đồ tư duy ImindMap… để phục vụ vào công việc học tập.
+ Nhóm kỹ năng về sử dụng mạng máy tính bao gồm khả năng duyệt web, gửi thư điện tử, trao đổi thông tin qua chat, forum, blog, mạng xã hội, lớp học ảo..., nhằm xem, nghe, đọc, viết cũng như gửi (upload) và nhận (download), tìm kiếm, tổng hợp thơng tin, đào tạo trực tuyến trên mạng internet.
Thái độ học hỏi của HS
Thái độ về bản chất là một cấu trúc tâm lý tích hợp từ nhận thức cảm xúc của cá nhân, thực hiện chức năng đánh giá, định hướng, điều chỉnh, điều khiển, thúc đẩy hành vi hoạt động của cá nhân, nhóm xã hội hướng tới các mục tiêu phát triển cá nhân và cộng đồng xã hội trong các điều kiện lịch sử - xã hội nhất định. Theo cách hiểu này thì thái độ bao gồm hai nội dung đó là nhận thức và cảm xúc. Thái độ học hỏi và ứng dụng