Kế hoạch thực hiện dạy học theo WebQuest

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển webquest nhằm phát triển năng lực ICT cho học sinh trong dạy học phần phi kim hoá 10 THPT​ (Trang 70 - 81)

STT Nội dung Mô tả

1 Thời gian Dự kiến thời gian cần thiết để HS hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên WebQuest.

2 Mục tiêu

WebQuest

Thể hiện rõ những mục tiêu học tập mà HS cần phải đạt được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ GV giao, từ đó GV xem xét khả năng của HS để đưa ra những điều chỉnh cần thiết, kịp thời.

3 Các nhiệm vụ học tập

Nhiệm vụ đưa ra rõ ràng để HS xác định được vai trị của mình, cơng việc cần thực hiện và sản phẩm cần hoàn thành. Qua quá trình thực hiện nhiệm vụ, giải quyết các vấn đề đặt ra, HS chiếm lĩnh tri thức liên quan mật thiết đến nội dung bài học.

STT Nội dung Mơ tả

4 Tiến trình thực hiện

GV đưa ra các mốc thời gian cụ thể, lời dẫn rõ ràng, câu hỏi gợi ý, định hướng giúp HS hiểu rõ bản chất vấn đề, hình dung chính xác cơng việc cụ thể cần làm.

5 Yêu cầu tiên quyết về ICT

Bao gồm danh sách các năng lực thành phần HS cần có để thực hiện các nhiệm vụ học tập theo WebQuest. Liệt kê những phần mềm cụ thể và xác định những thông tin cần thiết trên internet.

Máy móc cần chuẩn bị (máy chiếu, máy tính, bảng tương tác…), cài đặt phần mềm và các tài liệu phù hợp.

6 Tài liệu tham khảo

Bao gồm sách giáo khoa, báo, tạp chí, băng hình, các nguồn tài liệu mà HS sẽ phải tiếp cận thông qua các bài giảng… được dùng làm cơ sở giúp GV tập hợp những tài liệu cần thiết khi GV chuẩn bị cho WebQuest.

7 Tổ chức lớp học

Nêu chi tiết hoạt động của WebQuest, bắt đầu bằng bài giảng mở đầu, những phương hướng đề xuất, trình tự tạo nhóm và những phương hướng gợi ý để dẫn dắt HS trong suốt quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, GV cần trình bày rõ mơ tả sản phẩm cuối cùng mà HS hướng tới.

8 Kĩ thuật đánh giá

Cần cung cấp các phương pháp đánh giá cùng với các quy chuẩn đánh giá mẫu được cho phép đánh giá dễ dàng và hiệu quả công việc của HS, nhằm đánh giá xác thực và chi tiết.

3. Thiết kế trang WebQuest

Bước 1. Xác định cấu trúc WebQuest

Trước khi thiết kế WebQuest, GV cần phải xác định rõ cấu trúc chủ đề dạy học. Mỗi chủ đề là tập hợp của nhiều nội dung thơng tin, hình ảnh minh họa, các đoạn phim thí nghiệm; hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ học tập HS; liên kết tin cậy với các trang web học thuật khác...

Cấu trúc một WebQuest cơ bản cần có 6 thành phần sau:

2. Nhiệm vụ: cụ thể hóa chủ đề thành các nhiệm vụ cụ thể theo bộ câu hỏi

định hướng; những nhiệm vụ này sẽ được giao cho từng cá nhân hoặc từng nhóm HS thực hiện.

3. Tiến trình - cách thực hiện: Thiết kế tiến trình thực hiện webquest

Mơ tả cụ thể kế hoạch, q trình học tập để hồn thành nhiệm vụ, đưa ra chi tiết các bước, các cơng việc người học phải làm; có thể kèm thêm gợi ý, hướng dẫn về cách tổng hợp, phân tích tài liệu...

4. Tư liệu tham khảo: GV giới thiệu nguồn tài liệu học tập liên quan đến chủ

đề, bài học cho HS theo nhiệm vụ hoặc theo từng giai đoạn thực hiện.

5. Đánh giá: Phần này GV nêu rõ tiêu chí - tiêu chuẩn đánh giá q trình làm

việc cũng như sản phẩm học tập của HS

6. Kết luận: GV hỗ trợ HS hệ thống và củng cố kiến thức của chủ đề.

Bước 2. Đăng kí trang WebQuest

Nhập thanh Address: www.bookwidgets.com. Kế đến, cần nhập vào địa chỉ email và mật khẩu, nếu chưa có địa chỉ email của google thì đăng kí tại http://mail.google.com (q trình đăng kí đơn giản và miễn phí), rồi nhấn nút Create site ở cửa sổ kế tiếp. Trong cửa sổ Choose a widget site), trang web hiện ra rất nhiều ứng dụng hỗ trợ học tập, GV tìm chọn mục WebQuest để bước vào việc thiết kế trang chủ.

Hình 2.3. Cấu trúc trang WebQuest Bước 3. Soạn thảo nội dung trang WebQuest Bước 3. Soạn thảo nội dung trang WebQuest

Nhập nội dung bài giảng, chèn hình ảnh đồ họa, các đoạn phim thí nghiệm vào từng trang con, có thể sử dụng sự hỗ trợ từ các công cụ cho việc xây dựng trang web mà Bookwidgets cung cấp.

Hình 2.4. Một số cơng cụ thiết kế WebQuest trên Bookwidgets

GV nhập nội dung bài học vào cửa sổ giống như Word, gồm có các tính năng như Insert (chèn hình ảnh, link, liên kết với các dịch vụ khác: Document; Video; YouTube; GoogleClassroom;…), Format (gõ chỉ số trên, dưới, canh lề,...), Table

(chèn bảng), Layout (bố trí trang web thành 01 hoặc 02 cột). Đặc biệt, Bookwidget có hỗ trợ trình soạn thảo LaTeX để GV nhập các cơng thức tính tốn và cơng thức hóa học.

Hình 2.5. Một số cơng cụ soạn thảo WebQuest trên Bookwidgets

GV dựa vào nội dung kiến thức đã được chọn lựa cùng với khả năng thiết lập WebQuest để dự kiến các hoạt động dạy học phù hợp. Tương ứng với từng nội dung kiến thức, GV có thể thiết kế các câu hỏi hướng dẫn, dẫn dắt hay kiến tạo các tình huống có vấn đề để HS chủ động lĩnh hội tri thức. Khi thiết kế WebQuest, GV cần đưa ra các bài tập về nhà, các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm để HS tự củng cố kiến thức của mình. Qua đó các em có thể tự ôn tập, tự kiểm tra, đánh giá khả năng kiến thức của mình. Để sau mỗi tiết học, thường có phần củng cố giúp HS nhớ lại kiến thức bài học, đồng thời rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đó để giải các bài tốn có liên quan.

Bước 4. Hoàn thiện bài giảng

GV xem lại nội dung, chỉnh sửa phông nền, màu sắc cho phù hợp. Nên chọn nền màu trắng, màu chữ tương phản để dễ nhìn. Chèn thêm các hình ảnh động, các hiệu ứng vui mắt giúp HS hứng thú, tuy nhiên cần tránh lạm dụng quá đà. Sau khi hồn tất, GV mở WebQuest chạy thử trên trình duyệt Internet Explorer. Nếu phát hiện sai sót cần chỉnh sửa, GV vào trang để chỉnh sửa trực tiếp.

Để việc kiểm tra được hiệu quả, GV nên nhờ thêm sự hỗ trợ của các GV khác cùng chuyên môn và người sử dụng thành thạo CNTT. Thông qua việc chia sẻ quyền truy cập cho họ, tiếp thu, ghi nhận những góp ý cho trang WebQuest trong phần Comments (Thảo luận) ở bên dưới trang web hoặc có thể yêu cầu họ gửi email cho tác giả, trao đổi trực tiếp về các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng trang WebQuest. Trong quá trình dạy học, GV cũng nên tiếp nhận phản hồi của HS về trang web và chỉnh sửa kịp thời.

Bước 5. Chia sẻ WebQuest

Thiết kế hoàn chỉnh trang web, GV chia sẻ cho HS sử dụng bằng cách nhấn chọn Send to students hoặc Get shareable link. Lúc này đường link của trang WebQuest có thể liên kết với tài khoản GoogleClassroom của GV, HS có thể truy cập giao diện trang trên máy tính cá nhân, điện thoại smartphone, máy tính bảng nhanh chóng bằng mã QR.

Hình 2.7. Chia sẻ trang WebQuest

2.3. Xây dựng thang đo và công cụ đánh giá năng lực ICT của HS THPT 2.3.1. Xác định thang đo đánh giá năng lực ICT của HS THPT 2.3.1. Xác định thang đo đánh giá năng lực ICT của HS THPT

Sau q trình phân tích các tài liệu và tham khảo ý kiến chuyên gia, trong phạm vi thực hiện đề tài, chúng tôi đề xuất bảng mô tả năng lực thành phần của năng lực ICT đối với đối tượng HS THPT gồm 5 năng lực thành tố và 7 biểu hiện tương ứng. Trong đó, 5 năng lực thành tố được đề xuất tương ứng với 5 cơng việc HS thường xun thực hiện trong q trình học tập mơn Hóa học ở trường phổ thơng.

Khung năng lực ICT của HS trong học hóa học được chúng tôi xây dựng dựa trên 6 bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, xác định các căn cứ để xây dựng khung năng lực.

Đầu tiên, chúng tôi nghiên cứu các tài liệu trong nước và quốc tế có liên quan đến năng lực ICT của HS trong dạy học. Trong đó, chúng tơi căn cứ trên bốn tài liệu chủ yếu sau:

(1) Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể (Bộ GD&ĐT, 2018): Mục tiêu giáo dục phổ thơng nhấn mạnh đến việc hình thành phẩm chất, NL của HS, giúp HS phát triển khả năng vốn có của bản thân, hình thành tính cách và thói quen; phát triển hài hồ về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt

đẹp và các NL cần thiết để trở thành người cơng dân có trách nhiệm, người lao động cần cù, có tri thức và sáng tạo. Trong văn bản này nêu rõ, NL tin học cũng được xác định là một trong những NL chuyên môn cần phát triển cho HS trong chương trình giáo dục phổ thơng. Đây là nền tảng quan trọng để định hướng và lựa chọn nội dung bồi dưỡng NL ICT cho HS trong quá trình dạy học.

(2) Thái Hoài Minh, Trịnh Văn Biều (2016), Xây dựng khung năng lực ứng dụng

công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học cho sinh viên sư phạm Hóa học, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP.HCM.

(3) Thái Hoài Minh (2018), Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và

truyền thông trong dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học của các trường Đại học, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội 2.

Trong đó, tài liệu (2) và (3) cung cấp khung NL đóng vai trị định hướng và

xây dựng động cơ học tập cho người học là các SVSPHH trong việc rèn luyện NL

ứng dụng CNTT&TT thông qua những yêu cầu chi tiết, rõ ràng cần đạt được. Từ đó người học chủ động lập kế hoạch học tập cho bản thân trong suốt quá trình phát triển NL; hình thành động cơ học tập đúng đắn, có trách nhiệm qua việc nhận ra những ưu, khuyết điểm của chính bản thân và bạn học khi so sánh, đối chiếu kết quả đạt được tại các thời điểm hồn thành khác nhau với các tiêu chí được mơ tả trong khung NL. Bên cạnh đó, đây là căn cứ để người dạy xây dựng những công cụ đánh giá NL cho người học và người học tự đánh giá như bản kiểm quan sát, phiếu đánh giá đồng đẳng, phiếu tự đánh giá... để có được những thơng tin đánh giá một cách khách quan,

xác đáng giúp kiểm soát chặt chẽ sự tiến bộ của người học để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời.

(4) Trịnh Lê Hồng Phương (2014), Xác định hệ thống các năng lực học tập cơ

bản trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông chuyên, Tạp chí

Khoa học ĐHSP TP.HCM.

Trong tài liệu (4), tác giả Trịnh Lê Hồng Phương nghiên cứu việc xác định hệ thống các NL học tập cơ bản cần được hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thơng chun; trong đó NL sử dụng cơng

nghệ và truyền thơng (ICT) trong Hóa học được xếp vào nhóm NL cơng cụ, cùng với NL sử dụng ngơn ngữ hóa học và NL thực hành hóa học.

Những tài liệu trên là cơ sở để xác định các NL thành phần trong năng lực ICT của HS trong dạy học hóa học. Sau khi đề xuất các NL thành phần, chúng tôi tiến hành mô tả các biểu hiện của mỗi năng lực. Tiếp đó, chúng tơi xây dựng mơ tả chi tiết các mức độ tương ứng với mỗi biểu hiện trong khung năng lực, thể hiện đầy đủ trong bảng 2.4.

Bước 2: Xác định các năng lực thành phần, gồm có 5 năng lực thành phần

chính:

 Năng lực sử dụng các phương tiện kĩ thuật

 Năng lực ứng dụng ICT để thực hiện các nhiệm vụ học tập mơn Hóa học

 Năng lực sử dụng ICT trong trao đổi thông tin và hợp tác nhóm

 Năng lực sử dụng ICT để tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá

 Năng lực ứng dụng ICT trong bồi dưỡng kiến thức Hóa học  Bước 3: Xây dựng các biểu hiện cho mỗi năng lực thành phần.

Sau khi xác định các NL thành phần, chúng tôi tiến hành mô tả các biểu hiện của mỗi NL:

 Năng lực sử dụng các phương tiện kĩ thuật: sử dụng phương tiện kĩ thuật thơng thường như máy tính, máy chiếu, đầu đĩa…trong việc thực hiện các hoạt động học tập như thuyết trình, báo cáo…

 Năng lực ứng dụng ICT để thực hiện các nhiệm vụ học tập mơn Hóa học:

 sử dụng mạng internet tìm kiếm, khai thác và quản lí thơng tin phục vụ cho việc học tập Hóa học.

 sử dụng các phần mềm thiết kế, soạn thảo và hiệu chỉnh các tài liệu học tập như văn bản, bài trình chiếu, tranh, ảnh, phim, mơ phỏng thí nghiệm…

 sử dụng các công cụ ICT để giao tiếp và chia sẻ trao đổi, thảo luận; chia sẻ tài nguyên học tập và cùng thực hiện các hoạt động học tập với các thành viên trong nhóm.

 sử dụng các cơng cụ ICT để trao đổi với GV khi không thể gặp mặt trực tiếp; tiếp thu sự hướng dẫn, tư vấn, góp ý từ GV từ GV qua mạng internet.

 Năng lực sử dụng ICT để tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá: sử dụng các ứng dụng ICT để tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá trực tuyến khi GV yêu cầu.

 Năng lực ứng dụng ICT trong bồi dưỡng kiến thức Hóa học: sử dụng mạng internet và các cơng cụ tìm kiếm nâng cao để cập nhật thơng tin liên quan đến mơn Hóa học.

Bước 4: Xây dựng mô tả chi tiết các mức độ tương ứng với mỗi biểu hiện

khung năng lực.

Việc mơ tả các mức độ có thể đo lường được rất quan trọng trong việc đánh giá các NL cụ thể của HS. Sau q trình phân tích các tài liệu và tham khảo ý kiến chuyên gia, trong phạm vi thực hiện đề tài, chúng tôi đề xuất 4 mức độ ứng với các biểu hiện như sau:

Mức 0. Chưa có năng lực: HS khơng có biểu hiện này trong các hoạt động

học tập.

Mức 1. Có năng lực ở mức độ thấp: HS có biểu hiện nhưng khơng thường

xun và khơng tích cực (áp dụng rập khn, ít sự phản biện, sáng tạo).

Mức 2. Có năng lực ở mức độ trung bình: HS biểu hiện khá thường xun

và tích cực (có sự đánh giá, phản biện và sáng tạo riêng của bản thân).

Mức 3. Có năng lực ở mức độ cao: Biểu hiện thường xun và tích cực (có

sự đánh giá, phản biện và sáng tạo riêng của bản thân). Có thể hướng dẫn và chia sẻ với người khác.

Bước 5: Xin ý kiến chuyên gia về các năng lực thành phần, biểu hiện và các

Khung NL gồm các NL thành phần, các biểu hiện cùng các mức độ của biểu hiện được gửi đến các chuyên gia là các giảng viên thuộc các chuyên ngành Tốn – Tin, Hóa học, Ngoại ngữ thuộc trường Đại học Sư phạm TP.HCM và Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM: TS. Phan Đồng Châu Thủy, TS. Thái Hoài Minh, Ths. Bùi Trí Vũ Nam, PGS.TS Bùi Thọ Thanh; các giáo viên giảng dạy bộ mơn Hóa học, Tin học tại một số trường THPT trên địa bàn TP.HCM. Đa số các ý kiến thầy cô cho rằng:

- Đề tài cần tham khảo thêm khung năng lực ICT của HS được trình bày trong Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Tin học (Bộ GD&ĐT, 2018), từ đó đề xuất những biểu hiện của năng lực ICT tương ứng HS thể hiện được trong mơn Hóa học.

- Các năng lực hợp phần, các biểu hiện của năng lực em đưa ra là rõ ràng và hợp lí.

- Các tiêu chí của các năng lực hợp phần cũng khá hợp lí, tuy nhiên chưa rõ ràng trong việc sử dụng ngôn ngữ mơ tả, cần có các biểu hiện bổ sung cụ thể, rõ ràng hơn.

- Các mức độ của biểu hiện cần tăng lên từ 3 thành 5 mức độ để cụ thể hóa việc nhận xét và đánh giá dễ dàng hơn.

Bước 6: Điều chỉnh và hồn thiện.

Tiếp thu một cách có chọn lọc những ý kiến quý báu từ các chuyên gia, chúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển webquest nhằm phát triển năng lực ICT cho học sinh trong dạy học phần phi kim hoá 10 THPT​ (Trang 70 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)