Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.3. Các quan điểm về dạy học tích hợp
Có thể tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về tích hợp, nhiều cách trình bày khác nhau về tích hợp, tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ quan điểm của Forgaty về tích hợp (Trần Trung Ninh et al., 2017). Theo đó có 3 dạng dạy học tích hợp và 10 cách tích hợp.
Dạng 1. Dạy học tích hợp trong khn khổ các mơn học riêng rẽ.
+ Chia thành các môn học: là cách truyền thống thiết kế chương trình dạy học, tách các chủ đề và các khóa học thành riêng biệt. Theo cách này, các khóa học chia thành các lĩnh vực học tập truyền thống như: Toán học, Khoa học, Nhân văn,… + Kết nối: phương pháp tập trung vào các chi tiết chủ đề nhỏ (phân môn) và mối liên kết trong nội bộ một mơn học. Đây là một hình thức đơn giản của tích hợp. Theo phương pháp này, điều quan trọng là các nội dung về tích hợp phải liên quan trực tiếp đến mạch kiến thức trong môn học. GV giúp HS tạo ra các kết nối nhờ liên kết một cách rõ ràng giữa các chủ đề môn học, kĩ năng và khái niệm cơ bản thuộc mơn học đó.
+ Lồng nhau: Tích hợp được thực hiện bằng cách tường minh các kết nối hoặc tạo ra sự kết hợp. Điều này có thể được thực hiện trong từng bài học trong hệ thống đồng tâm mở rộng thể hiện được cả hệ thống chương trình và hệ thống nội dung.
Dạng 2. Dạy học tích hợp liên mơn
+ Mơ hình chuỗi tiếp nối: các chủ đề và bài học được dạy độc lập nhưng được bố trí và sắp xếp theo trình tự để cung cấp một khung (cốt) cho những nội dung có liên quan.
+ Chia sẻ: mơ hình ghép nội dung thuộc hay ngành riêng biệt lại với nhau dựa trên một tiêu điểm (trọng tâm). Phương pháp chia sẻ sắp xếp các nội dung chồng chéo (trùng lặp) và tổ chức lại thành một.
+ Nối mạng: sử dụng cách tiếp cận theo chủ đề tích hợp các sự kiện.
+ Cách tiếp cận luồng: là một phương pháp tiếp cận chương trình nhờ đó những ý tưởng lớn được mở rộng. Với cách tiếp cận này, tất cả các nội dung môn học sẽ được thay đổi, đưa người học đến một cấp độ tổng hợp. Khi đó GV kết hợp vào các chiến lược giảng dạy như tìm kiếm và tự phản ánh.
+ Tích hợp: các chủ đề liên môn được bố trí xung quanh khái niệm và các phần nổi trộn có mặt ở mỗi mơn đó. Q trình pha trộn các nội dung học tập dựa trên việc tìm được các kiến thức, kĩ năng và thái độ chung cho các mơn học đó. Khi nói đến dạy học tích hợp, có nghĩa là chúng ta sử dụng cách tiếp cận này.
Dạng 3. Tích hợp xun mơn
+ Nhúng chìm, đắm chìm: là phương pháp tập trung vào tất cả các nội dung chương trình giảng dạy dựa trên sự quan tâm và ý kiến của giới chuyên môn. Với phương pháp này, tích hợp được diễn ra bên trong người học, cịn sự can thiệp bên ngồi ít hoặc khơng có.
+ Nối mạng: phương pháp tạo ra nhiều kích thước và hướng trọng điểm, cũng giống như động não, nó cung cấp nhiều ý tưởng và cách thức phát hiện. Với phương pháp nối mạng thì HS hồn tồn làm trung tâm. Phương pháp này cho rằng chỉ người học mới có thể định hướng q trình tích hợp, biết về chủ đề và có thể tự định hướng vào trọng âm dựa trên nguồn dữ liệu cần thiết có cả trong các mơn học và xun các môn học.
Tổng quan về phương pháp WebQuest và trang WebQuest