Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.2. Cấu trúc của một WebQuest
Một WebQuest thường gồm các phần:
1.4.2.1. Giới thiệu (Introduction)
Thông thường, một WebQuest bắt đầu với việc đặt ra tình huống có vấn đề thực sự đối với người học, tạo động cơ cho người học sao cho họ tự muốn quan tâm đến đề tài và muốn tìm ra một giải pháp cho vấn đề.
1.4.2.2. Nhiệm vụ (Task)
Có nhiều dạng nhiệm vụ trong WebQuest. Dodge phân biệt những loại nhiệm vụ sau:
+ Tái hiện thông tin (bài tập tường thuật) + Tổng hợp thông tin (bài tập biên soạn) + Giải điều bí ẩn
+ Bài tập báo chí
+ Lập kế hoạch và thiết kế (nhiệm vụ thiết kế) + Lập ra các sản phẩm sáng tạo (bài tập sáng tạo)
+ Lập đề xuất thống nhất (nhiệm vụ tạo lập sự đồng thuận) + Thuyết phục những người khác (bài tập thuyết phục) + Tự biết mình (bài tập tự biết mình)
+ Phân tích các nội dung chun mơn (bài tập phân tích) + Đề ra quyết định (bài tập quyết định)
+ Điều tra và nghiên cứu (bài tập khoa học)
1.4.2.3. Tiến trình (Process)
Nêu các bước cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ ở trên.
1.4.2.4. Nguồn tư liệu (Resources)
Đưa ra một tập hợp các nguồn lực cần thiết để người học hồn thành nhiệm vụ (mặc dù khơng nhất thiết phải là tất cả). Ở phần này, giáo viên liệt kê những nguồn tham khảo (Internet links) theo trình tự thực hiện để người học truy cập
(không tách thành một danh sách riêng). Nếu chia nhóm thì các liên kết được liệt kê theo tiến trình của từng nhóm.
1.4.2.5. Đánh giá (Evaluation)
Cho các em HS biết rõ về cách đánh giá tiến trình học tập của các em. Đánh giá theo nhóm hoặc cá nhân.
1.4.2.6. Kết luận (Conclusion)
Viết tóm tắt vài câu về những gì HS sẽ đạt được sau khi hồn thành bài học này.
Nếu cần, đưa ra các câu hỏi, bài tập mở rộng.
Nên có lời cám ơn đến tác giả các trang web hoặc những nguồn tài liệu liên quan khác như sách, băng, tranh ảnh... mà chúng ta sử dụng trong bài giảng của mình.