Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Cấu trúc nội dung phần hóa học hữu cơ lớp 11
Nội dung chương trình mơn Hóa học hữu cơ lớp 11 ở trường THPT được xây dựng như sau (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009):
Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ
Nội dung của chương cung cấp các kiến thức cơ sở lí thuyết dùng cho việc nghiên cứu các loại chất hữu cơ cơ bản trong chương trình như khái niệm chất hữu cơ và hóa học hữu cơ; đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ; phương pháp tách biệt và tinh chế chất hữu cơ; phân loại, gọi tên hợp chất hữu cơ; phân tích ngun tố; cơng thức phân tử; cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ; phản ứng hữu cơ. Đây là các khái niệm cơ bản ban đầu về hóa học hữu cơ theo quan điểm của thuyết cấu tạo hóa học và cấu tạo chất hữu cơ. Các khái niệm cơ bản được trình bày chuẩn xác theo quan điểm hiện đại giúp HS có cơ sở nghiên cứu sâu cấu trúc không gian của các chất hữu cơ nhằm tìm hiểu khả năng phản ứng và ứng dụng của chúng.
Trên cơ sở hệ thống kiến thức lí thuyết chủ đạo, các hợp chất hữu cơ được nghiên cứu dựa theo sự phân loại các chất hữu cơ như
Chương 5: Hiđrocacbon no; Chương 6: Hiđrocacbon không no; Chương 7:
Hiđrocacbon thơm - Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên
Nội dung kiến thức trong ba chương này nghiên cứu các loại hidrocacbon cụ thể. Các loại hidrocacbon được nghiên cứu theo trình tự: Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp Cấu trúc phân tử Tính chất vật lí Tính chất hóa học Điều chế và ứng dụng. Các nội dung kiến thức trong từng phần đều được nghiên cứu trên cơ sở lí thuyết chủ đạo và kiến thức phần đại cương hóa hữu cơ. Cấu trúc phân tử các chất tiêu biểu được nghiên cứu kĩ cùng với cơ chế của các phản ứng đặc trưng cho từng loại hiđrocacbon (phản ứng thế, phản ứng cộng hợp). Cơng nghiệp chế hóa dầu
mỏ được nghiên cứu đầy đủ giúp HS hiểu đúng về tầm quan trọng của cơng nghiệp hóa dầu đối với nều kinh tế quốc dân.
Chương 8: Dẫn xuất halogen - Ancol - Phenol; Chương 9: Anđehit - Xeton
- Axit cacboxylic
Nội dung kiến thức trong hai chương này nghiên cứu về dẫn xuất halogen và các dẫn xuất chứa oxi của hidrocacbon. Các chất trong các dãy đồng đẳng cũng được nghiên cứu theo trình tự tương tự với hiđrocacbon; các tính chất được dự đốn trên cơ sở phân tích cấu trúc phân tử, nhóm chức của các loại hợp chất. Các phản ứng đặc trưng được đề cập từ cơ chế đến các quy tắc chi phối quá trình diễn biến của phản ứng và giải thích chúng trên cơ sở lí thuyết cấu tạo chất hữu cơ. Các nghiên cứu về dãy chất hữu cơ (hiđrocacbon và dẫn xuất) sâu sắc, toàn diện và đi sâu vào bản chất của các q trình biến đổi hóa học của chúng. Q trình nghiên cứu này giúp cho HS có được phương pháp suy luận khoa học: đi từ sự phân tích cấu trúc phân tử các loại chất hữu cơ để dự đốn tính chất của chúng và vận dụng kiến thức cơ sở lí thuyết cấu tạo chất hữu cơ để giải thích các tính chất hóa học đặc trưng của chúng.