Biểu đồ về điểm trung bình các tiêu chí đánh giá năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp webquest trong dạy học tích hợp phần hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh​ (Trang 108 - 138)

Nhận xét

- Dựa vào biểu đồ điểm trung bình các tiêu chí đánh giá năng lực, chúng tơi nhận thấy tiêu chí 10, 11 ở lớp đối chứng có mức điểm thấp nhất. Đây là 2 tiêu chí

0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 1 1 TN ĐC

có mối quan hệ với nhau, đều liên quan đến việc tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin. Qua thực nghiệm, điểm trung bình của 2 tiêu chí này tăng mạnh, điều đó cho thấy các ứng dụng nhắn tin qua mạng internet đã giúp HS, GV liên lạc trao đổi thông tin hiệu quả, dễ dàng hơn.

- Tiêu chí số 1 cũng được ghi nhận có bước chênh lệch điểm lớn khớp với các dữ liệu thu được. Đa số các em HS đều tham gia vào q trình thực hiện nhiệm vụ nhóm.

- Tiêu chí 2 có bước chênh lệch giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thấp nhất. Có thể giải thích do tiêu chí này phụ thuộc vào q trình làm quen lâu dài hoặc đặc điểm tâm sinh lý của HS. Sự tiến bộ của tiêu chí này cần một thời gian dài để thấy được hiệu quả.

- Điểm trung bình của tiêu chí 7 và 8 khá cao (2,39). Đây cũng là 2 tiêu chí có liên hệ mật thiết với nhau liên quan đến quá trình phát hiện vấn đề, xác định mục tiêu cần đạt. Điều này có thể là do trong quá trình học tập bằng phương pháp WebQuest, HS có nhiều thời gian để thảo luận, tìm kiếm tài liệu cũng như không gian tổ chức bài học thoải mái, khơng cịn giới hạn trong nhà trường. Vì thế HS được tạo điều kiện thuận lợi để suy nghĩ, tìm hiểu về vấn đề mà GV đưa ra.

- Các tiêu chí 1, 7, 8 có điểm trung bình cao nhất, điều này chứng minh tính hiệu quả của phương pháp đã sử dụng trong việc rèn luyện HS ở 2 mặt: hợp tác và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, phép kiểm chứng độc lập t–test cho giá trị < 0,05 chứng tỏ sự khác biệt giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng không phải là ngẫu nhiên. Mức độ ảnh hưởng ES = 1,72 cho thấy tài kết quả nghiên cứu của đề tài hồn tồn có thể nhân rộng.

Tiểu kết chương 3

Trong chương này, chúng tơi đã trình bày mục đích, nhiệm vụ và tiến trình thực nghiệm sư phạm. Chúng tôi đã lựa chọn các em HS thuộc 2 trường THPT trên phạm vi thành phố Hồ Chí Minh để tiến hành thực nghiệm. Bộ công cụ đánh giá bao gồm:

+ Phiếu hỏi sau bài học: được dùng để khảo sát thái độ của HS sau bài học. Kết quả được dùng để đánh giá định tính.

+ Bảng kiểm quan sát: được dùng để đánh giá sự phát triển năng lực HT GQVĐ của HS. Kết quả được xử lí bằng phương pháp tốn học.

+ Bài kiểm tra: được dùng để đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS. Kết quả được xử lí bằng phương pháp tốn học.

Kết quả thu được cho thấy đề tài nghiên cứu đã phát huy hiệu quả trong việc phát triển năng lực HT GQVĐ cho HS. Các giá trị phép kiểm chứng t–test độc lập và mức độ ảnh hưởng ES đều cho thấy đề tài mang tính khả thi và có thể được nhân rộng.

PHẦN KẾT LUẬN

1. Kết luận

Sau một thời gian tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu việc vận dụng PPDH WebQuest nhằm phát triển năng lực HT GQVĐ cho HS phần hóa học hữu cơ 11 THPT, chúng tơi đã thực hiện được mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, cụ thể là:

1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài và các vấn đề: xu hướng đổi mới PPDH hóa học, năng lực HT GQVĐ của HS, các biểu hiện của năng lực HT GQVĐ và cách kiểm tra, đánh giá; thiết kế các hoạt động dạy học sử dụng phương pháp WebQuest. Điều tra thực trạng dạy học tích hợp phát triển năng lực HT GQVĐ thông qua dạy học webquest làm cơ sở thực tiễn của đề tài.

2. Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực HT GQVĐ trong dạy học phần hóa học hữu cơ 11 THPT.

3. Nghiên cứu mục tiêu và phân tích nội dung chương trình phần hóa học hữu cơ 11 THPT. Đề xuất nguyên tắc lựa chọn nội dung và quy trình thiết kế chủ đề DHTH theo phương pháp WebQuest

4. Thiết kế 03 kế hoạch dạy học chủ đề tích hợp bằng phương pháp WebQuest nhằm phát triển năng lực HT GQVĐ cho HS. Tiến hành thực nghiệm ở 3 lớp 11B9 (trường THCS - THPT Diên Hồng), 11A2, 11A8 (trường THPT Nguyễn Huệ).

5. Kết quả thực nghiệm sư phạm sau khi đã xử lý thống kê chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và tính khả thi của việc vận dụng phương pháp WebQuest trong dạy học các chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực HT GQVĐ cho HS.

2. Hướng phát triển của đề tài

- Trong tương lai, đề tài có thể được nhân rộng đến các trường trên phạm vi tồn thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác. Bên cạnh đó, đề tài có thể được nghiên cứu, triển khai ở một số tỉnh thành trên cả nước nếu cơ sở vật chất đáp ứng được việc dạy học theo phương pháp WebQuest.

- GV có thể dựa vào các nguyên tắc, tiến trình dạy học của đề tài để xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp thuộc nội dung các chương khác trong chương trình hóa học THPT.

- Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai trang web “Trường học kết nối” rộng rãi đến các trường trên cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để GV có thể sử dụng phương pháp WebQuest dễ dàng và hiệu quả hơn.

3. Kiến nghị

3.1. Với Sở Giáo dục Đào tạo và trường phổ thông

- Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường học nhằm phục vụ hiệu quả cho GV sử dụng các PPDH tích cực.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho GV thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm trong việc thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tích cực.

- Cơng nhận lợi ích của các ứng dụng nhắn tin trực tuyến đem lại như: Facebook messenger, Zalo, Viber,… trong việc trở thành công cụ hiệu quả giúp kết nối HS, GV và gia đình trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.

- Tổ chức tập huấn thiết kế các chủ đề dạy học tích hợp cho GV.

- Sĩ số lớp nên vừa phải (30–35/HS) tạo thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động dạy học và việc quản lí HS của GV.

- Tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học dành cho GV.

3.2. Với giáo viên

- Ngoài năng lực HT GQVĐ, phương pháp WebQuest còn được chứng minh giúp phát triển nhiều năng lực khác cho HS. Đây cũng là một phương pháp linh hoạt do đó GV có thể áp dụng vào dạy học nhiều chương khác nhau, ở các khối lớp khác nhau. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, GV cần tìm hiểu đặc điểm tình hình địa phương, cơ sở vật chất của nhà trường và điều kiện đáp ứng học tập theo phương pháp WebQuest của HS.

- GV cần mạnh dạng nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học, tự học, tự bồi dưỡng nhằm bắt kịp xu thế phát triển không ngừng của xã hội hiện đại.

Mặt khác, kho kiến thức vô tận trên internet là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp GV sáng tạo, độc lập và chủ động hơn trong dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2009). Chuẩn kiến thức kĩ năng hóa học 11. Hà Nội: Vụ Giáo dục trung học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Việt Bỉ (2014). Dạy và học tích cực - một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Nxb Đại học Sư phạm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2008). Sách giáo khoa Công nghệ 10. Nxb Giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2008). Sách giáo khoa Địa lí 12 chương trình cơ bản.

Nxb Giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2008). Sách giáo khoa Địa lí 10 chương trình cơ bản.

Nxb Giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2008). Sách giáo khoa Giáo dục công dân 11. Nxb Giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2008). Sách giáo khoa Hóa học 11 chương trình cơ bản. Nxb Giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2008). Sách giáo khoa Sinh học 10 chương trình cơ bản. Nxb Giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014). Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Hà Nội: Nxb Giáo

dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2016). Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường Trung

học cơ sở, Trung học phổ thông. Hà Nội: Vụ Giáo dục trung học.

Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu. (2015). Phương pháp dạy học mơn Hóa học ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm.

Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia. (2014). Nâng cao năng lực đào tạo giáo viên dạy học tích hợp khoa học tự nhiên ở các trường sư phạm. Hà Nội: Nxb Đại

học Sư phạm.

Lê Viết Ái Lan (2014). Xây dựng, sử dụng WebQuest trong dạy học hóa học hữu cơ

lớp 11. Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục. Chuyên ngành Lí luận và

phương pháp dạy học bộ mơn Hóa học. Trường Đại học Sư phạm thành Phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

Lê Thái Hưng, Lê Thị Hoàng Hà, Dương Thị Anh. (2016). Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề trong dạy học và đánh giá bậc trung học ở Việt Nam. Tạp chí

Quản lý giáo dục học viện Quản lý giáo dục, 80, 8-16. Nhận từ

http://www.academia.edu/23625005/

Nguyễn Công Khanh. (2014). Kiểm tra và đánh giá trong giáo dục. Hà Nội: Nxb

Đại học Sư Phạm.

Nguyễn Thế Hinh. (2017). Thực trạng xử lý môi trường chăn nuôi tại Việt Nam và đề xuất giải pháp quản lý. Tạp chí Mơi trường Tổng Cục Mơi trường, 6, 28- 29. Nhận từ http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item=Thực-trạng- xử-lý-môi-trường-chăn-nuôi-tại-Việt-Nam-và-đề-xuất-giải-pháp-quản-lý- 4611

Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier. (2010). Một số vấn đề chung về đổi mới phương

pháp dạy học ở trường trung học. Berlin: Machmit-Verl.

Nguyễn Văn Tuấn. (2010). Tài liệu học tập về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp. Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.

Phan Thị Thanh Hội, Phạm Huyền Phương. (2015). Đánh giá năng lực hợp tác trong dạy học chương chuyển hoá vật chất và năng lượng - Sinh học 11 trung học phổ thơng. Tạp chí Khoa học trường Đại học sư phạm Hà Nội, 60(2),

102-113. Nhận từ http://www.academia.edu/30230540/

Trần Bá Hồnh. (2002). Day học tích hợp. Nhận từ http://ioer.edu.vn

Trần Thị Cúc. (2017). Phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần phi kim - hóa học 10 nâng cao. Luận văn Thạc sĩ

Khoa học Giáo dục. Chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ mơn Hóa học. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hà Nội.

Trần Trung Ninh, Phan Thị Thanh Hội, Nguyễn Văn Biên, Đặng Thị Thuận An. (2017). Dạy học tích hợp Hóa học - Vật lí - Sinh học. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.

Esther Care & Patrick Griffin. (2014). An approach to assessment of collaborative problem solving. Research and Practice in Technology Enhanced Learning, 9(3), 367-388.

Eva Baker, Jan Dickieson, Wallace Wulfeck, Harold F. O'Neil. (2017). Assessment

of Problem Solving Using Simulations. New York: Routledge.

Friedrich Hesse, Esther Care, Juergen Buder, Kai Sassenberg, Patrick Griffin (2014). A Framework for Teachable Collaborative Problem Solving Skills. In Patrick Griffin & Esther Care (Eds.), Assessment and Teaching of 21st Century Skills (pp. 37-56). Dordrecht: Springer.

Gabriel Gorghiu, Laura Gorghiu1, Víctor R. González, Alicia García de la Santa (2005). WebQuest in the Classroom - Analysis of its Impact. Recent

Research Developments in Learning Technologies, 2, 624-628.

doi:10.1.1.98.5858.

Jennifer Levin–Goldberg (2014). WebQuest 2.0: Best Practices for the 21st Century. Journal of Instructional Research, 3, 73-82. Retrieved from

https://eric.ed.gov

Joachim Funke. (2013). Complex Problem Solving. In Orbert M. Seel (ed.),

Encyclopedia of the Sciences of Learning (pp. 682-685). Germany:

Heidelberg Springer.

Mayer, R.E. and Wittrock, M.C. (2006). Problem solving. In Alexander, P.A. and Winne, P.H. (Eds.), Handbook of Educational Psychology (pp. 287-303). New York: Macmillian.

Nancy Willihnganz. (2011). Collaborative problem solving. Retrieved from

http://livingwaterswellnessresources.weebly.com/collaborative-problem- solving.html

OECD. (2017). PISA 2015 collaborative problem solving framework., PISA 2015

Assessment and Analytical Framework (pp. 131-188).

doi:10.1787/9789264281820-8-en

Patrick Griffin, Barry McGaw, Esther Care. (2012). Assessment and Teaching of 21st Century Skills. Australia: Springer.

Pierre Dillenbourg. (1999). Collaborative Learning: Cognitive and Computational Approaches (Advances in Learning and Instruction). Emerald Publishing. Qing Zhou, Leilei Ma, Na Huang, Qian Liang, Huiji Yue, Tao Peng (2012).

Integrating WebQuest into Chemistry Classroom Teaching to Promote Students Critical Thinking. Creative Education, 3(3), 369-374. Retrieved

from https://pdfs.semanticscholar.org

Rebecca Kelly (2000). Working with WebQuests: Making the Web Accessible to Students with Disabilities. Teaching Exceptional Children, 32(2), 4-13.

Doi:10.1177/004005990003200601.

Rob Windle và Suzanne Warren. (2015). Collaborative problem, steps in

theprocess. Retrieved from http://tnoys.org/wp-

content/uploads/Collaborative-Problem-Solving.pdf

Rosen, Y., & Rimor, R. (2013). Teaching and Assessing Problem Solving in Online Collaborative Environment. In R. Hartshorne, T. Heafner, & T. Petty (Eds.),

Teacher Education Programs and Online Learning Tools: Innovations in

Teacher Preparation (pp. 82-97). Hershey, PA: Information Science

Reference, IGI Global.

Samuel Greiff. (2012). From interactive to collaborative problem solving: current issues in the Programme for International Student Assessment. Review of Psychology, 19(2), 111-121. Retrieved from https://pdfs.semanticscholar.org

Unesco. (1973). New trends in integrated science teaching. Paris: United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization.

Anh Quân. (2017). IEA nâng dự báo về nhu cầu dầu mỏ thế giới trong năm 2017. Nhận từ https://www.vietnamplus.vn/iea-nang-du-bao-ve-nhu-cau-dau-mo- the-gioi-trong-nam-2017/456024.vnp truy cập 22/12/2017

Bernie Dodge. (1997). Some Thoughts About WebQuests. Retrieved from

http://jotamac.typepad.com/jotamacs_weblog/files/WebQuests.pdf truy cập 15/6/2018

Nguyễn Quốc Trinh. (2013). Hướng dẫn Thiết kế trang web bằng Google site toàn tập. Nhận từ https://sites.google.com/site/huongdanthietkewebgoooglesite

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN

PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN

Kính chào q Thầy Cơ!

Chúng tôi là học viên đến từ trường Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh. Hiện nay chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu về đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề thơng qua dạy học hóa học theo chủ đề tích hợp liên mơn trong trường THPT. Những ý kiến của Thây Cơ là những đóng góp quan trọng cho chúng tơi thực hiện đề tài nghiên cứu này. Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin thu thập từ q Thầy Cơ sẽ hồn tồn được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho nghiên cứu khoa học.

Xin trân trọng cảm ơn qúy Thầy Cô!

A. PHẦN THƠNG TIN CÁ NHÂN

1. Giới tính: Nam  Nữ  2. Năm sinh .............................................................. 3. Thâm niên công tác: ..... năm 4. Trường .................................................................

B. PHẦN Ý KIẾN

PHẦN B1 - PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

Qúy Thầy Cơ trả lời bằng cách đánh dấu () Đáp án : quý thầy cô chọn 1 đáp án phù hợp nhất

Đáp án : quý thầy cơ có thể chọn 1 hay nhiều đáp án phù hợp.

Câu 1. Mức độ thường xuyên của các phương pháp quý thầy cô sử dụng trong giờ học

Phương pháp dạy học Không

bao giờ Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

A. Thuyết trình    

B. Nêu và giải quyết vấn đề    

C. Làm việc nhóm    

D. Đóng vai    

E. Trực quan (dùng máy chiếu, thí nghiệm…)    

F. Dạy học theo chủ đề    

G. Dạy học dự án    

H. Webquest    

Câu 2. Mức độ thường xuyên của quý Thầy Cô khi xây dựng chủ đề dạy học tích hợp liên mơn trong giảng dạy như thế nào?

 Chưa bao giờ.  Hiếm khi.  Thỉnh thoảng.  Thường

xuyên.

Câu 3. Mức độ cần thiết của việc xây dựng chủ đề dạy học tích hợp liên mơn trong giảng dạy như thế nào?

 Không cần thiết  Cần thiết.  Rất cần thiết.

Câu 4. Theo q Thầy Cơ, mục đích để xây dựng chủ đề dạy học tích hợp liên mơn trong giảng dạy là

 thay đổi khơng khí lớp học.  lên tiết tốt hoặc thao giảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp webquest trong dạy học tích hợp phần hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh​ (Trang 108 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)