Dạy học tích hợp đa mơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp webquest trong dạy học tích hợp phần hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh​ (Trang 27)

Khi HS nghiên cứu về một vấn đề nào đó các em đồng thời được tiếp cận từ nhiều bộ mơn khác nhau. Ví dụ, khi HS học hay nghiên cứu về Hidro - Nước ở mơn Hóa học đồng thời các em được nghiên cứu vai trò của nước đối với sinh vật ở môn Sinh học. Chủ đề về Nước có thể có ở mơn Hóa học, Sinh học hay Vật lí. Cùng một vấn đề nhưng được nghiên cứu ở nhiều môn học cùng một lúc.

Từ cách tiếp cận này GV không cần phải thay đổi nhiều nội dung dạy học của bộ mơn mình. Chỉ có HS được mong đợi là tạo ra kết nối giữa các lĩnh vực bộ môn, tức là các em sẽ giải quyết vấn đề dựa vào kiến thức thu được từ các bộ môn khác nhau.

 Liên mơn (interdisciplinary)

Chương trình liên môn tạo ra những kết nối rõ ràng giữa các mơn học. Chương trình cũng xoay quanh các chủ đề / vấn đề chung, nhưng các khái niệm hoặc các kĩ năng liên môn được nhấn mạnh giữa các môn chứ không phải trong từng mơn riêng biệt (hình 1.3).

Hình 1.4. Sơ đồ dạy học tích hợp liên mơn

 Xun mơn (transdisciplinary)

Cách tiếp cận này bắt đầu từ ngữ cảnh cuốc sống thực tế (real - life context). Nó khơng bắt đầu bằng môn học hay bằng những khái niệm hoặc kĩ năng chung. Điều quan tâm nhất ở đây là sự phù hợp với HS. Điểm khác biệt duy nhất so với liên môn là chúng bắt đầu từ ngữ cảnh cuộc sống thực và sở thích của HS (hình 1.4).

Hình 1.5. Sơ đồ dạy học tích hợp xun mơn

Dạy học tích hợp là một khái niệm còn tương đối mới ở Việt Nam, đang được cụ thể hóa ở nhiều cấp độ khác nhau trong các chương trình giáo dục. Tùy vấn đề, nội dung cũng như nhu cầu thực tế và trình độ của GV mà mức độ tích hợp trong dạy học là khác nhau.

1.3.2. Mục tiêu dạy học tích hợp

Dạy học tích hợp là một phương thức phát riển năng lực HS (Trần Trung Ninh et al., 2017).

Thơng qua dạy học tích hợp, HS phát triển khả năng sử dụng kiến thức, kĩ năng ở các tình huống khác nhau trong cuộc sống.

Dạy học tích hợp giúp thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học trong cùng một môn học và giữa các môn học khác nhau. Đồng thời, dạy học tích hợp giúp tránh sự trùng lặp về những kiến thức, kĩ năng khi nghiên cứu riêng rẽ từng môn học, nhưng lại có những nội dung, kĩ năng mà nếu theo mơn học riêng rẽ sẽ khơng có được. Do đó vừa tiết kiệm được thời gian, vừa có thể phát triển kĩ năng / năng lực xuyên môn cho HS.

Việc thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý

nghĩa hơn đối với HS so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ.

Như vậy, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục hiện đại nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp người học có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của xã hội đang thay đổi nhanh chóng.

1.3.3. Các quan điểm về dạy học tích hợp

Có thể tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về tích hợp, nhiều cách trình bày khác nhau về tích hợp, tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ quan điểm của Forgaty về tích hợp (Trần Trung Ninh et al., 2017). Theo đó có 3 dạng dạy học tích hợp và 10 cách tích hợp.

 Dạng 1. Dạy học tích hợp trong khn khổ các mơn học riêng rẽ.

+ Chia thành các môn học: là cách truyền thống thiết kế chương trình dạy học, tách các chủ đề và các khóa học thành riêng biệt. Theo cách này, các khóa học chia thành các lĩnh vực học tập truyền thống như: Toán học, Khoa học, Nhân văn,… + Kết nối: phương pháp tập trung vào các chi tiết chủ đề nhỏ (phân môn) và mối liên kết trong nội bộ một môn học. Đây là một hình thức đơn giản của tích hợp. Theo phương pháp này, điều quan trọng là các nội dung về tích hợp phải liên quan trực tiếp đến mạch kiến thức trong môn học. GV giúp HS tạo ra các kết nối nhờ liên kết một cách rõ ràng giữa các chủ đề môn học, kĩ năng và khái niệm cơ bản thuộc mơn học đó.

+ Lồng nhau: Tích hợp được thực hiện bằng cách tường minh các kết nối hoặc tạo ra sự kết hợp. Điều này có thể được thực hiện trong từng bài học trong hệ thống đồng tâm mở rộng thể hiện được cả hệ thống chương trình và hệ thống nội dung.

 Dạng 2. Dạy học tích hợp liên mơn

+ Mơ hình chuỗi tiếp nối: các chủ đề và bài học được dạy độc lập nhưng được bố trí và sắp xếp theo trình tự để cung cấp một khung (cốt) cho những nội dung có liên quan.

+ Chia sẻ: mơ hình ghép nội dung thuộc hay ngành riêng biệt lại với nhau dựa trên một tiêu điểm (trọng tâm). Phương pháp chia sẻ sắp xếp các nội dung chồng chéo (trùng lặp) và tổ chức lại thành một.

+ Nối mạng: sử dụng cách tiếp cận theo chủ đề tích hợp các sự kiện.

+ Cách tiếp cận luồng: là một phương pháp tiếp cận chương trình nhờ đó những ý tưởng lớn được mở rộng. Với cách tiếp cận này, tất cả các nội dung môn học sẽ được thay đổi, đưa người học đến một cấp độ tổng hợp. Khi đó GV kết hợp vào các chiến lược giảng dạy như tìm kiếm và tự phản ánh.

+ Tích hợp: các chủ đề liên mơn được bố trí xung quanh khái niệm và các phần nổi trộn có mặt ở mỗi mơn đó. Q trình pha trộn các nội dung học tập dựa trên việc tìm được các kiến thức, kĩ năng và thái độ chung cho các mơn học đó. Khi nói đến dạy học tích hợp, có nghĩa là chúng ta sử dụng cách tiếp cận này.

 Dạng 3. Tích hợp xun mơn

+ Nhúng chìm, đắm chìm: là phương pháp tập trung vào tất cả các nội dung chương trình giảng dạy dựa trên sự quan tâm và ý kiến của giới chuyên môn. Với phương pháp này, tích hợp được diễn ra bên trong người học, cịn sự can thiệp bên ngồi ít hoặc khơng có.

+ Nối mạng: phương pháp tạo ra nhiều kích thước và hướng trọng điểm, cũng giống như động não, nó cung cấp nhiều ý tưởng và cách thức phát hiện. Với phương pháp nối mạng thì HS hồn tồn làm trung tâm. Phương pháp này cho rằng chỉ người học mới có thể định hướng q trình tích hợp, biết về chủ đề và có thể tự định hướng vào trọng âm dựa trên nguồn dữ liệu cần thiết có cả trong các mơn học và xuyên các môn học.

Tổng quan về phương pháp WebQuest và trang WebQuest

1.4.1. Khái niệm WebQuest

WebQuest là một PPDH, trong đó HS tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ về một chủ đề phức hợp, gắn với tình huống thực tiễn (Nguyễn Văn Cường và Bernd Meier, 2010). Những thông tin cơ bản về chủ đề được truy cập từ những trang liên kết (Internet links) do GV chọn lọc từ trước. Việc học tập theo

định hướng nghiên cứu và khám phá, kết quả học tập được HS trình bày và đánh giá.

1.4.2. Cấu trúc của một WebQuest

Một WebQuest thường gồm các phần:

1.4.2.1. Giới thiệu (Introduction)

Thông thường, một WebQuest bắt đầu với việc đặt ra tình huống có vấn đề thực sự đối với người học, tạo động cơ cho người học sao cho họ tự muốn quan tâm đến đề tài và muốn tìm ra một giải pháp cho vấn đề.

1.4.2.2. Nhiệm vụ (Task)

Có nhiều dạng nhiệm vụ trong WebQuest. Dodge phân biệt những loại nhiệm vụ sau:

+ Tái hiện thông tin (bài tập tường thuật) + Tổng hợp thông tin (bài tập biên soạn) + Giải điều bí ẩn

+ Bài tập báo chí

+ Lập kế hoạch và thiết kế (nhiệm vụ thiết kế) + Lập ra các sản phẩm sáng tạo (bài tập sáng tạo)

+ Lập đề xuất thống nhất (nhiệm vụ tạo lập sự đồng thuận) + Thuyết phục những người khác (bài tập thuyết phục) + Tự biết mình (bài tập tự biết mình)

+ Phân tích các nội dung chun mơn (bài tập phân tích) + Đề ra quyết định (bài tập quyết định)

+ Điều tra và nghiên cứu (bài tập khoa học)

1.4.2.3. Tiến trình (Process)

Nêu các bước cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ ở trên.

1.4.2.4. Nguồn tư liệu (Resources)

Đưa ra một tập hợp các nguồn lực cần thiết để người học hồn thành nhiệm vụ (mặc dù khơng nhất thiết phải là tất cả). Ở phần này, giáo viên liệt kê những nguồn tham khảo (Internet links) theo trình tự thực hiện để người học truy cập

(không tách thành một danh sách riêng). Nếu chia nhóm thì các liên kết được liệt kê theo tiến trình của từng nhóm.

1.4.2.5. Đánh giá (Evaluation)

Cho các em HS biết rõ về cách đánh giá tiến trình học tập của các em. Đánh giá theo nhóm hoặc cá nhân.

1.4.2.6. Kết luận (Conclusion)

Viết tóm tắt vài câu về những gì HS sẽ đạt được sau khi hồn thành bài học này.

Nếu cần, đưa ra các câu hỏi, bài tập mở rộng.

Nên có lời cám ơn đến tác giả các trang web hoặc những nguồn tài liệu liên quan khác như sách, băng, tranh ảnh... mà chúng ta sử dụng trong bài giảng của mình.

1.4.3. Lợi ích sử dụng của phương pháp WebQuest

Lịch sử nghiên cứu đã chứng minh việc sử dụng PPDH WebQuest mang lại nhiều lợi ích :

- Giải quyết vấn đề trong thế giới thực. - Hợp tác làm vệc nhóm.

- Phát triển tư duy phê phán. - Phát triển tư duy sáng tạo. - Học tập liên môn.

- Gây hứng thú cho người học.

- Hướng đến việc đa dạng hóa học tập và trình bày. - Q trình học tập là q trình tích cực và kiến tạo. - Q trình học tập mang tính xã hội và tương tác. - Q trình học tập mang tính nghiên cứu và khám phá.

1.4.4. Các bước thiết kế WebQuest

1.4.4.1. Chọn và giới thiệu chủ đề

Phương pháp Webquest đặc biệt phát huy hiệu quả giảng dạy các chủ đề tích hợp (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016). Trong luận văn này, chúng tôi xây dựng chủ đề dạng tích hợp liên mơn. Các chủ đề được lựa chọn phải có mối liên kết rõ ràng

với những nội dung được xác định trong chương trình dạy học và chứa các kiến thức, kĩ năng và thái độ chung của các mơn học tích hợp. Mặt khác, nội dung các chủ đề tích hợp cần gắn với các tình huống thực tế và được đăng tải qua các tài liệu trên internet. Những câu hỏi sau đây cần trả lời khi quyết định chủ đề:

- Chủ đề có phù hợp với chương trình đào tạo khơng? - HS có hứng thú với chủ đề khơng?

- Chủ đề có gắn với tình huống, vấn đề thực tiễn khơng? - Chủ đề có đủ lớn để tìm được tài liệu trên Internet khơng?

- Chủ đề chứa kiến thức, kĩ năng và thái độ của nội dung các môn học nào?

- Chủ đề chứa vấn đề, mâu thuẫn nào cần giải quyết? Sau khi quyết định chọn chủ đề, cần mô tả chủ đề để giới thiệu với HS. Đề tài cần được giới thiệu ngắn gọn, dễ hiểu để HS có thể làm quen với một đề tài khó.

1.4.4.2. Tìm nguồn tài liệu học tập

GV tìm các trang web có liên quan đến chủ đề, lựa chọn những trang thích hợp để đưa vào liên kết trong WebQuest. Đối với từng nhóm bài tập riêng rẽ cần phải tìm hiểu, đánh giá và hệ thống hóa các nguồn đã lựa chọn thành dạng các địa chỉ Internet (URL). Giai đoạn này thường địi hỏi nhiều cơng sức. Bằng cách đó, người học sẽ được cung cấp các nguồn trực tuyến để áp dụng vào việc xử lý và giải quyết vấn đề. Những nguồn thông tin này được kết hợp trong tài liệu WebQuest hoặc có sẵn ở dạng các siêu liên kết tới các trang web bên ngoài. GV cần ưu tiên lựa chọn các liên kết đưa người dùng đến trực tiếp tài liệu, hạn chế tối đa các đường liên kết dẫn đến các trang trung gian. Mặt khác, GV cần thường xuyên kiểm tra để đảm bảo các đường liên kết ln hoạt động, tránh tình trạng bài viết bị tháo bỏ khỏi internet.

1.4.4.3. Xác định mục đích

Cần xác định một cách rõ ràng những mục tiêu, yêu cầu đạt được trong việc thực hiện WebQuest. Các yêu cầu cần phù hợp với HS và có thể đạt được.

1.4.4.4. Xác định nhiệm vụ

Để đạt được mục đích của hoạt động học tập, HS cần phải giải quyết một nhiệm vụ hoặc một vấn đề có ý nghĩa và vừa sức. Vấn đề hoặc nhiệm vụ phải cụ thể

hóa đề tài đã được giới thiệu. Nhiệm vụ học tập cho các nhóm là thành phần trung tâm của WebQuest. Nhiệm vụ định hướng cho hoạt động của HS, cần tránh những nhiệm vụ theo kiểu ôn tập, tái hiện thuần túy. Như vậy, xuất phát từ một vấn đề chung cần phải phát biểu những nhiệm vụ riêng một cách ngắn gọn và rõ ràng. Nhiệm vụ cần phong phú về yêu cầu, về phương tiện có thể áp dụng, các dạng làm bài. Thơng thường, chủ đề được chia thành các tiểu chủ đề để từ đó xác định nhiệm vụ cho các nhóm khác nhau. Các nhóm cũng có thể có nhiệm vụ giải quyết vấn đề từ những góc độ tiếp cận khác nhau.

1.4.4.5. Thiết kế tiến trình

Sau khi đã xác định nhiệm vụ của các nhóm HS, cần thiết kế tiến trình thực hiện WebQuest. Trong đó đưa ra những chỉ dẫn, hỗ trợ cho quá trình làm việc của HS. Tiến trình thực hiện WebQuest gồm các giai đoạn chính là: nhập đề, xác định nhiệm vụ, hướng dẫn nguồn thơng tin, thực hiện, trình bày, đánh giá.

1.4.4.6. Trình bày trang web

Các nội dung đã được chuẩn bị trên đây, bây giờ cần sử dụng để trình bày WebQuest. GV có thể lựa chọn các dịch vụ tạo trang web miễn phí khác hoặc tạo tên miền miễn phí để đăng tải các trang web. Trong dạy học hóc học, trang WebQuest được trình bày rõ ràng, thứ tự trang con hợp lý, hình ảnh hấp dẫn.

1.4.4.7. Thực hiện WebQuest

Sau khi đã thiết kế xong WebQuest, tiến hành thử với HS để đánh giá và sửa chữa. Internet là một trong những điều kiện về cơ sở vật chất khi thực hiện phương pháp WebQuest. Tuy nhiên, nếu HS khơng có điều kiện tiếp cận internet, GV có thể thực hiện tinh thần của phương pháp này bằng cách linh động thiết kế trang WebQuest trên giấy, thay thế nguồn tài liệu trực tuyến bằng những tài liệu dễ tiếp cận hơn như sách, báo, tạp chí.

1.4.4.8. Đánh giá, sửa chữa

Việc đánh giá WebQuest để rút ra kinh nghiệm và sửa chữa cần có sự tham gia của HS, đặc biệt là những thông tin phản hồi của HS về việc trình bày cũng như q trình thực hiện WebQuest. Có thể hỏi HS những câu hỏi sau:

- Các em thích và khơng thích những gì?

- Có những vấn đề kỹ thuật nào trong WebQuest?

Thực trạng dạy học tích hợp bằng WebQuest nhằm phát triển năng lực HT GQVĐ cho HS tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Để tìm hiểu về việc dạy học tích hợp bằng WebQuest trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông hiện nay, chúng tôi thực hiện cuộc điều tra tham khảo ý kiến của GV đang dạy học bộ mơn Hóa học ở một số trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

1.5.1. Mục đích điều tra

- Tìm hiểu thực trạng vận dụng các PPDH hiện đại ở trường THPT tại TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay.

- Tìm hiểu thực trạng xây dựng và sử dụng các chủ đề tích hợp trong dạy học Hóa học ở trường THPT tại TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay.

- Tìm hiểu thực trạng năng lực HT GQVĐ của HS ở trường THPT tại TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay.

- Đánh giá các tiêu chí cần xây dựng cho trang WebQuest, tác dụng vận dụng webquest trong dạy học một số chủ đề tích hợp.

- Xin ý kiến về việc xây dựng chủ đề dạy học tích hợp trong dạy học Hóa học ở trường THPT tại TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp webquest trong dạy học tích hợp phần hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh​ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)