Phân loại lễ hội theo tín ngưỡng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lễ hội chùa keo ở tỉnh nam định và thái bình doc (Trang 28 - 31)

Tín ngưỡng dân gian khơng có hệ thống giáo lý, tín điều quy chuẩn, cũng khơng có bậc giáo chủ chính thống, chưa có hệ thống cơ sở thờ tự thống nhất mà phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội của từng địa phương.Lễ vật thờ cúng trong tín ngưỡng dân gian thường được cúng đồ mặn, trong khi đó tơn giáo thường cúng đồ chay.

Tơn giáo, tín ngưỡng là một nhu cầu khơng thể thiếu được trong đời sống của một bộ phận quần chúng nhân dân. Nó bao gồm rất nhiều tín ngưỡng khác nhau, có thể kể đến như:

- Lễ hội của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Lễ hội thờ cúng tổ sư, tổ nghề, trong đó lễ hội Đền Hùng được coi là lễ hội liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên lớn nhất của người Việt, tổ chức vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm.

- Lễ hội của tín ngưỡng thờ cúng Thành hoàng làng: những lễ hội này phổ biến

rộng khắp mọi miền đất nước, ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm và chiếm số lượng nhiều nhất trong tất cả các loại hình lễ hội. Đây khơng chỉ là sinh hoạt văn hố mà cịn là “ tài sản văn hố” của các địa phương, góp phần vào sự phát triển của từng vùng.

- Lễ hội của tín ngưỡng thờ Mẫu: lễ hội thờ Mẫu Liễu Hạnh diễn ra ở các phủ điện

thờ Mẫu như Phủ Tây Hồ ở Hà Nội vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch, ở Phủ Giầy (Nam Định) vào các ngày đầu tháng 3 âm lịch hàng năm:

Còn trời còn nước còn non, Mồng 5 rước Mẫu ta còn đi xem

- Lễ hội của tín ngưỡng thờ cúng động vật: với quan niệm “vạn vật hữu linh”,

người Việt thờ khá nhiều thần động vật như Ngư thần, Xà thần, Hổ thần, Mã thần… Việc thờ cúng này có ở nhiều nơi, đặc biệt là lễ hội thờ cúng cá Voi ( thường được gọi là cá Ơng) của cư dân miền biển.Vì cá Voi có vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh của ngư dân vùng biển.

- Lễ hội của tín ngưỡng thờ nhiên thần (các vị thần tự nhiên): thường diễn ra ở các

nơi thờ tự các thần tự nhiên như Sơn tinh- Địa/ thổ thần- Thuỷ thần- Mộc thần- Thạch thần hoặc thờ các thần trong tự nhiên là các thần Mây- Mưa – Sấm – Chớp. Chúng ta gặp các lễ hội này ở các chùa của người Việt thờ Tứ Pháp: Pháp Vân- Pháp Vũ – Pháp Lôi – Pháp Điện. Đây là những lễ hội khá đặc biệt mà trong đó có sự kết hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng bản địa của cư dân nông nghiệp Việt Nam.

- Lễ hội của tín ngưỡng phồn thực. Phồn thực: phồn là nhiều, phong phú, đa

dạng.Thực là sinh sôi, naỷ nở, phát triển. Khao khát tình dục là bản năng sinh lý vốn có của con người và động vật nói chung. Khi đến tuổi trưởng thành, con người ta ai cũng

muốn được yêu đương, thoả mãn, giải toả. Đó là những nhu cầu nhân văn của con người, là quy luật để sinh tồn và phát triển nòi giống. Hành vi tái tạo cuộc sống con người trước hết được con người hành xử như một cử chỉ bản năng, một nhu cầu tự nhiên. Những hành vi bản năng để thực thi một nhu cầu tự nhiên với sự phát triển, thăng tiến và hoàn thiện đời sống con người, có tính chất “người”, “xã hội”, “văn hoá” ngày càng tăng trưởng, chiếm ưu thế, giữ vai trị chính yếu so với vai trò của hành vi “tự nhiên”, “bản năng”.Tiến trình phát triển đó làm cho những hành vi tái tạo cuộc sống con người ban đầu vốn chỉ là hành vi “bản năng”, “tự nhiên”, thành hành vi văn hoá: chứa đựng ước vọng thiêng liêng của con người. Con người cụ thể, có giới hạn đã có thể trở thành con người xã hội, vĩnh hằng thông qua quá trình “tái sản xuất” ra chính bản thân con người. Nhu cầu duy trì đời sống con người được thực hành thơng qua một loạt hành vi, dẫn đến sự sinh sản ra chính con người. Bình minh lịch sử của loài người sinh tồn chắc chắn với số lượng hết sức ít ỏi, trước thiên nhiên bao la vơ tận thì nhu cầu “tái sản xuất mở rộng” con người trở thành nhu cầu thiết yếu và trước hết. Cái thu hút sự quan tâm của con người lúc đó khơng phải là đối tượng để con người khai thác, sử dụng, chinh phục và chính là con người để có thể khai thác, sử dụng chinh phục thiên nhiên bao la vơ tận đang tồn tại quanh mình. Sự ngắn ngủi hữu hạn của đời sống con người (tuổi thọ của người cổ đại hết sức ngắn ngủi) trong hoàn cảnh còn đất rộng người thưa, khả năng hạn hẹp trong các phương tiện công cụ lao động tất yếu dẫn đến một tham vọng làm tăng sức mạnh của con người trong chinh phục tự nhiên là ở số đông, sự gia tăng dân số, là khuyến khích sinh sản. Sinh sản nhiều và nhiều hơn nữa đã trở thành niềm mong ước của con người, sự mong ước đó đã dẫn đến sự hình thành trong nhận thức của con người một quan niệm thiêng liêng hoá sinh sản. Thiêng liêng hoá sinh sản được cụ thể hoá thành những hành vi, nghi thức để vươn tới, để thực hiện ước vọng của con người đối với sự sinh sản. Và đó là cơ sở để hình thành tín ngưỡng tôn thờ sự sinh sản. Sự phát triển trên đây, thể hiện quá trình vận động những nhu cầu khát vọng của con người biến đổi thành niềm tin tín ngưỡng.

Tín ngưỡng phồn thực ra đời từ đó và ln hiện hữu trong đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động. Những biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực trong các lễ hội ln có sức lơi cuốn, hấp dẫn đơng đảo các tầng lớp quần chúng nhân dân.

Tín ngưỡng phồn thực là tín ngưỡng tơn thờ những hiện vật mang biểu trưng về sinh thực khí âm dương và những nghi lễ biểu đạt hành động tính giao để cầu mong sự sinh sôi nảy nở, no đủ và phát triển.

Tín ngưỡng phồn thực được biểu hiện qua việc thờ cơ quan sinh dục nam và nữ (thông qua ngẫu nhiên hoặc biểu tượng Linga và Yoni). Sinh thực khí là cơng cụ để vạn vật sinh tồn, phát sinh phát triển.Việc thờ sinh thực khí mang biểu tượng tơn vinh năng lượng thiêng để sinh ra mn lồi, mn vật.

Cùng với việc thờ sinh thực khí là việc thờ hành vi giao phối của con người thông qua hệ thống các biểu tượng hoặc tả thực. Hành vi này của con người nhằm gây cảm ứng sang cho muôn vật, trước hết là cây trồng và vật ni, bởi con ngưịi là trung tâm vũ trụ, chủ thể sáng tạo, chúa tể của vạn vật. Trong hoạt động sống của mình, khi con người tác động tới tự nhiên và tác động đến xã hội sẽ góp phần hình thành nên vạn vật.

Như vậy, lễ hội phồn thực là những lễ hội trong đó có tục thờ cúng các sinh thực khí, hoặc các hành động thị phạm mơ tả các động tác tính giao với mục đích mong muốn con người và vạn vật sinh sôi nảy nở, phát sinh phát triển.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lễ hội chùa keo ở tỉnh nam định và thái bình doc (Trang 28 - 31)