Phân loại lễ hội theo tôn giáo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lễ hội chùa keo ở tỉnh nam định và thái bình doc (Trang 25 - 28)

Lễ hội của các tôn giáo không giới hạn về không gian mà chỉ giới hạn về thời gian tổ chức lễ hội.Thời gian lễ hội diễn ra vào các dịp kỷ niệm, lễ trọng gắn với các mốc thời gian có liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của các Đấng Giáo chủ. Lễ hội tôn giáo diễn ra trong không gian cụ thể là các Thánh đường, những nơi thờ tự của các tôn giáo và phạm vi ảnh hưởng của nó. Khơng gian lễ hội tôn giáo thường diễn ra rất rộng, trên tất cả những nơi có hệ thống giáo đường của các tơn giáo. Ví dụ như trong Kitô giáo, lễ Giáng sinh Noel chỉ diễn ra vào ngày 24-25 tháng 12 nhưng khắp nơi trên trái đất.

Lễ hội của các tôn giáo thường gắn với các mốc thời gian, các sự kiện có liên quan đến các bậc giáo chủ của các tơn giáo và các tơng đơ thân tín của Ngài. Lễ hội tơn giáo thường nặng về nghi thức hành lễ, phần hội diễn ra sau đó thường đơn giản. Dù với quy mơ và hình thức như thế nào thì lễ hội tơn giáo đều có được lịng tin tuyệt đối của đội ngũ giáo dân, tín đồ khi tham dự.

Lễ hội của Kitô giáo: Với Kitơ giáo, những hình thức nghi lễ tơn giáo mang tính tồn cầu và được thực hiện nghiêm túc, thống nhất. Khi hành lễ, Linh mục là người thay mặt Chúa rao giảng kinh Phúc âm và làm các phép bí tích như rửa tội, giải tội, các tín đồ cơng giáo thì biểu hiện đức tin của mình bằng việc đọc kinh cầu nguyện, xưng tội, chịu lễ … Những lễ nghi tôn giáo chỉ là một trong những biểu hiện của sinh hoạt tôn giáo ở bất kỳ một giáo xứ nào.

Kitơ giáo lấy việc kính trọng và thờ phụng Đức Chúa trời trên hết mọi sự, do vậy những lễ nghi tơn giáo đều có liên quan đến Đức Kitơ và các tông đồ của ngài. Những lễ trọng không theo mùa như lễ Giáng sinh 25/12 còn gọi là lễ Noel vào ngày 24 và 25/12 dương lịch hàng năm kỷ niệm ngày Chúa Jesus Chrits được Đức Mẹ Maria và Ông Giuses sinh ra.Đức Chúa Jesus Chrits được sinh ra bởi huyền năng của Mẹ đồng trinh Maria.

- Lễ Phục sinh là lễ kỷ niệm việc chúa Jesus sống lại sau khi bị giết chết 3 ngày.Lễ

Phục sinh thường cử hành vào ngày chủ nhật của tuần thứ 3 tháng 4 dương lịch.

- Lễ Chúa thăng thiên: còn gọi là lễ Chúa Jesus lên trời, lễ được tổ chức sau lễ

- Lễ Chúa hiển linh: còn gọi là lễ hiện xuống, lễ được tổ chức sau lễ Chúa thăng

thiên 10 ngày để kỷ niệm ngày Chúa hiển linh nơi trần thế cùng với gió và lửa. Đây cũng gọi là lễ Chúa Ba ngôi.

- Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời: tổ chức vào ngày 15/8 dương lịch để kỷ niệm ngày

Đức Mẹ đồng trinh Maria lên thiên đàng.

- Lễ Chúa nhật: đây là lễ thường niên của đồng bào theo Kitô giáo, theo quan

niệm của các tín hữu Kitơ, Chúa sáng tạo vũ trụ và vạn vật trong 6 ngày và nghỉ ngày chủ nhật, ngày đó được các tín đồ đi tới nhà thờ và làm lễ.

- Lễ các Thánh tổ chức vào ngày mùng 1 tháng 11 dương lịch, kỷ niệm ngày hiển

linh của các vị được phong Thánh và làm lễ cho những tín đồ ngoan đạo đã tử vì đạo, lễ cho các trẻ em chẳng may bị chết sau khi đã chịu phép bí tích rửa tội cùng hết thảy những con chiên của Chúa đã sống thánh thiện. ở các xứ đạo cịn có lễ Thánh Quan thày (cũng chính là lễ các Thánh) là những lễ tưởng nhớ đến các Thánh được coi như Thành Hoàng làng của người dân làng cơng giáo tồn tịng. Đó phần lớn là các Thánh tơng đồ, Thánh tử vì đạo, hoặc các ơng tổ của các dịng họ của người cơng giáo. Những Thánh tử vì đạo là những người được Giáo hội Công giáo xem là đã chết cho lý tưởng cao đẹp của đạo Công giáo.

Lễ hội của Phật giáo. Là một tơn giáo có số giáo dân lớn nhất trong các tôn giáo ở

Việt Nam, Phật giáo là một tôn giáo du nhập sớm nhất vào Việt Nam và có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong các tầng lớp dân chúng trong nước. Trong một năm, Phật giáo có khá nhiều lễ liên quan đến những mốc thời gian gắn với người sáng lập Phật giáo.

- Lễ Đản sinh 15/4 âm lịch. Đây là ngày lễ chung của tất cả các chùa Việt Nam.

Ngày Phật đản là lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Thích Ca, người sáng lập ra đạo Phật. Nội dung của buổi lễ được tiến hành như sau: Từ khoảng 4 giờ sáng các sư tăng lên khoá lễ để mời các chư Phật và Bồ tát về minh chứng cho buổi lễ. Các tăng ni mài trầm hương, hoà cùng với nước mưa đem tắm cho tượng, vừa tắm vừa tụng kinh. Đến chiều thì khố lễ chúc mừng Đức Phật ra đời, đồ lễ vật là hương hoa và trái cây. Sau khi kết thúc buổi lễ, chia lộc Phật như nước tắm tượng, khăn đỏ lau tượng được chia cho mỗi người thành một mảnh nhỏ gọi là của Phật để cho con cháu lấy khước khoẻ mạnh, bình yên.

- Lễ Vu Lan 15/ 7 âm lịch. Đây là ngày hết sức quan trọng đối với các Phật tử trong

năm vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, các Phật tử về chùa cúng lễ. Lễ Vu lan hay còn gọi là “giải đạo huyền” (tiếng Hán) có nghĩa là giải thốt cho cha mẹ chúng sinh khỏi tội lỗi hay cứu khổ, cứu nạn cho chúng sinh. Ngày này có ý nghĩa xã hội sâu sắc trong truyền thống, văn hoá của dân tộc. Giới Phật tử gọi đây là lễ xá tội vong nhân, vì lễ Vu lan khơng những mang tư tưởng bình đẳng từ bi, bác ái của đạo Phật mà cịn thể hiện sự báo đáp cơng ơn của con cái đối với cha mẹ và mối liên hệ giữa đạo và đời. Với người Việt Nam, lễ Vu lan là dịp cho họ nhớ đến cội nguồn, nhớ đến tổ tiên ông bà, cha mẹ.Trong dân gian có câu ca dao “cúng quanh năm không bằng rằm tháng bảy” là vậy.

Nhìn chung, lễ Vu lan thể hiện một khía cạch của nền tảng đạo đức truyền thống đền ơn đáp nghĩa, con cháu hiếu thảo với ơng bà, cha mẹ. Ngồi ra trong Phật giáo cịn có một số lễ quan trọng khác như lễ Phật xuất gia: mồng 8 tháng 2 âm lịch, lễ Phật thành đạo: mồng 8 tháng 12 âm lịch. Lễ Phật nhập Niết bàn: 15 tháng 2 âm lịch...

Lễ kỷ niệm khai sáng Phật giáo Hoà Hảo: lễ hội tiến hành vào ngày 18 tháng 5

dương lịch hàng năm. Trong lễ hội này, người ta tổ chức các trạm cơm chay phục vụ hàng chục vạn tín đồ phật tử Hồ Hảo đi dự lễ hội khơng lấy tiền. Các tín đồ tổ chức tiến hành làm đèn, kết hoa theo các hình “tứ linh”, “tứ quý” cầm trên tay, treo trên nhà cửa, trên các phương tiện giao thơng. Vào dịp hội, do đồng bằng Nam bộ có nhiều kênh rạch, các đồn tàu, thuyền trở tín đồ đi lễ hội khai sáng Phật giáo Hoà Hảo đều phát tâm công đức, không lấy tiền chuyên chở.

Lễ hội của Phật giáo Cao đài: Đạo Cao đài một năm có hai kỳ đại lễ:Lễ vía Đức

Chí Tơn vào ngày mồng 9 tháng giêng âm lịch và ngày lễ Đức Bà (hội Yến Diêu Trì cung) ngày 15 tháng 8 âm lịch. Lễ hội của đạo Cao đài diễn ra tại các thánh thất của đạo, đặc biệt tại Toà thánh Tây Ninh, trung ương Giáo hội Cao đài Việt Nam.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lễ hội chùa keo ở tỉnh nam định và thái bình doc (Trang 25 - 28)