Đối với đời sống văn hóa cộng đồng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lễ hội chùa keo ở tỉnh nam định và thái bình doc (Trang 68 - 71)

Cũng như hầu hết các lễ hội trên đất nước ta, lễ hội chùa Keo Nam Định và Thái Bình bắt nguồn từ truyền thống nhớ về cội nguồn, từ đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Lễ hội đã gợi lại công lao của Thánh Tổ Khơng Lộ, người đã có cơng chữa khỏi bệnh cho nhà vua, được dân gian coi là ông tổ của nghề đúc đồng, nghề chài lưới. Đây cũng là dịp để nhân dân trong vùng, trong tỉnh và cả những người xa quê tụ hội

trong một tinh thần lễ hội, cầu cho cuộc sống yên bình, nhân khang vật thịnh, cầu cho quê hương, đất nước phát triển.

Lễ hội – một di sản văn hoá quý giá của dân tộc, là “những di sản văn hoá “biết nói” đang vận động bằng sức mạnh tiềm ẩn của một tinh thần và tâm hồn dân tộc hữu thức” [57, tr.16]. Ngày nay, đặc biệt trong “cơ chế thị trường” hiện tại, đứng trước nguy cơ của sự “xâm nhập văn hố” tràn ngập, các tơn giáo lạ du nhập ngày càng nhiều, lễ hội Chùa Keo cũng như hầu hết các lễ hội trên đất nước ta, đang phát huy “sức mạnh tiềm ẩn của một tinh thần và tâm hồn dân tộc hữu thức”, góp phần bảo vệ bản sắc văn hoá quê hương, bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Mỗi dịp lễ hội, muôn người con khắp mọi miền Tổ Quốc lại tụ hội về đây để tưởng nhớ đến công đức của Thánh tổ Không Lộ, cũng là dịp để mọi người tắm mình trong một khơng khí thiêng, một khơng gian thiêng, một niềm tin thiêng về sự trường tồn vĩnh cửu của đất nước, non sông, dân tộc- Lễ hội Chùa Keo đã và đang góp phần củng cố làng xóm, củng cố khối đại đồn kết dân tộc, góp phần đem lại cho cộng đồng một sức sống mãnh liệt và lâu bền.

Trong lễ hội Chùa Keo, có nhiều hoạt động văn hố cao, nổi trội. Hoạt động này diễn ra với những hình thức khác nhau, nhằm mục đích phục vụ lợi ích đa dạng trước mắt và lâu dài của con người, thoả mãn những nhu cầu của các cá nhân và tập thể trong môi trường mà họ sinh sống.

Tính cộng đồng và cố kết cộng đồng là đặc trưng cơ bản và là nét giá trị tiêu biểu của lễ hội truyền thống Việt Nam nói chung và lễ hội Chùa Keo nói riêng. Tính cộng đồng là yếu tố quyết định, là sợi dây liên kết thống nhất và bền vững trong chu trình phát triển, gắn kết giữa quá khứ – hiện tại – tương lai. Bản chất của lễ hội là một sinh hoạt văn hố cộng đồng; trong mơi trường như vậy, nó có điều kiện để thể hiện vai trò tập hợp và quy tụ, gắn kết và điều phối mọi tầng lớp người trong một khơng gian văn hố vốn thuộc về cộng đồng.

Lễ hội giúp con người ta trở về, đánh thức cội nguồn, những hoạt động diễn ra trong lễ hội chùa Keo đều nhằm ôn lại quá khứ của địa phương, cộng đồng cư dân. Những hoạt động đó nhằm nhắc lại vai trị, cơng lao của Thánh Tổ Khơng Lộ. Đó cũng là cội nguồn của tự nhiên, đất nước, xóm làng và cội nguồn của cả hệ thống tơn giáo- tín

ngưỡng truyền thống. Hoạt động lễ hội là hoạt động văn hố mang tính tưởng niệm hướng về những sự kiện và nhân vật lịch sử được dân chúng địa phương thờ cúng. Trong lễ hội truyền thống, đạo lý: “uống nước nhớ nguồn - ăn quả nhớ kẻ trồng cây” được dịp thể hiện. Nó trở thành nền tảng cơ sở để giáo dục chân, thiện, mỹ cho quảng đại quần chúng nhân dân, nhắc nhở các thế hệ con cháu ôn lại truyền thống của cha ông, nhớ ơn các bậc tiền nhân đã có công với dân với nước, với địa phương, quê hương mình. Lễ hội Chùa Keo ở Nam Định và Thái Bình tuy có một số nội dung và hình thức khác nhau nhưng đều mang trong mình nét ứng xử văn hố với thiên nhiên, thần thánh và con người trong xã hội. Trước hết là bày tỏ thái độ trân trọng quá khứ, tôn vinh tiền nhân- Thánh Tổ Không Lộ, người có cơng với đất nước mình. Đây chính là những động thái “hướng về truyền thống” của các thế hệ đương thời. Lễ hội góp phần tìm hiểu diện mạo cuộc sống của các thế hệ tổ tiên cha anh đi trước, đồng thời cũng thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc được bảo lưu trong các tục lệ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ nơi này sang nơi khác.

Lễ hội Chùa Keo góp phần giữ gìn, bảo lưu và phát triển những truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc. Thông qua hoạt động lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương, đất nước, của các thế hệ cha ơng được hình thành trong lịch sử, được bảo lưu và giữ gìn một cách tốt nhất. Lễ hội là dịp để cả cộng đồng dân cư bày tỏ thái độ và những “hành xử văn hoá” trong việc trân trọng và giữ gìn truyền thống, thuần phong mỹ tục. Thông qua lễ hội, những truyền thống tốt đẹp, thuần phong mỹ tục, phong tục tập quán, lối sống và nếp sống... được kế thừa và phát triển phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử, tạo nền móng vững chắc cho văn hoá bản địa. Từ những hoạt động lễ hội có thể thấy rằng: điều gì khơng và khơng thể làm thật được trong cuộc sống thực tế thì có thể tổ chức “làm” trong đời sống văn hố, tín ngưỡng tâm linh tinh thần với tư cách là “hệ biểu tượng”, mang tính biểu trưng, khái qúat cao.

Lễ hội chùa Keo chính là một hình thức “diễn xướng dân gian” mà ở đó bảo lưu các phong tục tập quán, lối sống, nếp sống. Các nghi thức, trình tự, nội dung và những hình thức diễn xướng trong các lễ hội vừa mang đặc trưng văn hoá dân tộc vừa hàm chứa các nét đặc sắc của yếu tố bản địa mang sắc thái địa phương như rước phụng nghinh có

thuyền rồng, đua trải trên sơng, leo cầu ngô, múa rối, múa ếch… tất cả những yếu tố đó tạo lên nét đặc trưng của một vùng quê sông nước thuộc đồng bằng sông Hồng.

Nghiên cứu về lễ hội chùa Keo với tư cách là một thành tố đặc sắc của văn hố dân gian, phải đặt nó trong môi trường nảy sinh ra nó. Mơi trường đã sản sinh, nuôi dưỡng và sử dụng nó trong suốt chiều dài lịch sử. Mơi trường của lễ hội Chùa Keo về cơ bản chính là nơng thôn, làng xã đồng bằng Bắc Bộ. Lễ hội là môi trường thuận lợi mà ở đó các yếu tố văn hố truyền thống được bảo tồn và phát triển. Những yếu tố văn hố truyền thống đó khơng ngừng được bổ sung, hoàn thiện, vận hành cùng tiến trình phát triển lịch sử của mỗi địa phương trong lịch sử chung của đất nước. Nó là hệ quả của cả quá trình lịch sử của khơng chỉ một cộng đồng người. Đây chính là tinh hoa được đúc rút, kiểm chứng và hoàn thiện trong dọc dài lịch sử của bất cứ một cộng đồng cư dân nào.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lễ hội chùa keo ở tỉnh nam định và thái bình doc (Trang 68 - 71)