Một số loại hình lễ hội khác

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lễ hội chùa keo ở tỉnh nam định và thái bình doc (Trang 34 - 37)

Với một số lượng đồ sộ, các lễ hội trong đời sống văn hoá cộng đồng người Việt bao gồm nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Dù có nội dung khác nhau nhưng nhìn chung kho tàng hệ thống lễ hội Việt Nam ngồi ra cịn được phân loại theo các tiêu chí sau:

- Hệ thống lễ hội dân gian truyền thống: Đây là đại đa số những lễ hội đã hình thành, tồn tại và phát triển trong lịch sử. Đó là kho tàng di sản văn hố đặc sắc của người Việt Nam, mang dấu ấn những giai đoạn phát triển của các địa phương và cả dân tộc trong tiến trình lịch sử. Kho tàng lễ hội dân gian truyền thống chủ yếu bao gồm các “lễ hội làng”, đây chính là những lễ hội nông nghiệp, gắn với cuộc sống lao động sản xuất của các tầng lớp cư dân ở các địa phương khác nhau.Về thời gian, những lễ hội này đã xuất hiện và tồn tại từ trước 1945.Với số lượng đồ sộ và nội dung vô cùng phong phú, tạo nên những giá trị lớn trong kho tàng văn hoá cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Kho tàng này đã và đang được khai thác có hiệu quả nhằm phục vụ các mục đích khác nhau của đất nước trong thời kỳ mới.Có thể nói, những lễ hội dân gian truyền thống là phần cốt lõi của kho tàng di sản văn hoá phi vật thể của dân tộc ta, cần tiếp tục phải đầu tư, nghiên cứu và khai thác đúng hướng, đạt hiệu quả cao.

- Những lễ hội hiện đại: Ra đời từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nội dung

và tính chất của lễ hội hiện đại chủ yếu gắn với các nhân vật và sự kiện lịch sử liên quan đến cách mạng va kháng chiến, với những chiến công do Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ vĩ đại lãnh đạo. Lễ hội hiện đại cịn là những hoạt động văn hố mang giá trị kỷ niệm, tưởng niệm các danh nhân, các anh hùng dân tộc, các sự kiện chính trị - quân sự- văn hoá xã hội trong đời sống tinh thần của nhân dân. Những sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng đó có vai trị to lớn, mang tính quyết định trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Với những nội dung và sự tham gia của các thành tố hiện đại, lễ hội hiện đại ln phản ánh trình độ phát triển của đất nước và xã hội ở vào các thời kỳ tổ chức lễ hội, đồng thời phản ánh xu hướng phát triển chung của thời đại.

- Những lễ hội văn hố thể thao - du lịch: Là những hình thức của lễ hội hiện đại, lễ

hội văn hoá thể thao – du lịch xuất hiện trong quá trình đổi mới của đất nước, sau khi Đảng và Nhà nước tiến hành cải cách và mở cửa để phù hợp với tình hình mới. Đây là những hoạt động văn hoá xã hội mang nặng yếu tố kinh tế, phản ánh trình độ và khả năng cùng các yêu cầu đặt ra của nền kinh tế đất nước trong giai đoạn mới của qúa trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lễ hội văn hố- thể thao- du lịch cịn có các tên gọi như “Liên hoan du lịch”, “lễ hội du lịch”, “ liên hoan du lịch làng nghề”, “Festival”.Những lễ hội hiện đại phản ánh nhu cầu và xu hướng của thời đại mới. Cùng với mục tiêu được thể hiện ra qua khẩu hiệu “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả bè bạn trên thế giới”, “Việt Nam- điểm đến thân thiện và an toàn của thiên nhiên kỷ mới”. Ngành Du lịch Việt Nam ngày càng tổ chức nhiều chương trình du lịch, mở rộng vòng tay bè bạn trong nước và quốc tế đến du lịch trên khắp mọi miền đất nước.

Như vậy, với việc phân loại lễ hội như trên sẽ giúp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu đánh giá về nội dung các lễ hội truyền thống, đặt nó trong tiến trình phát triển của lịch sử từ quá khứ đến hiện tại.Từ đó tìm ra những yếu tố tích cực và cả những yếu tố lỗi thời, lạc hậu để đưa ra những biện pháp khai thác, sử dụng, phát huy hơn nữa những mặt tích cực của lễ hội.

Ngồi ra việc phân loại lễ hội cịn giúp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về kho tàng di sản văn hoá phi vật thể cụ thể, có tính hệ thống, khách quan hơn. Thơng qua đó có

những biện pháp cụ thể, góp phần bảo tồn, chấn hưng và phát triển văn hoá dân tộc trong giai đoạn mới.Trong kho tàng di sản văn hố dân tộc, lễ hội là một loại hình văn hố phi vật thể vơ cùng đặc sắc cả về nội dung và hình thức.

Tóm lại,Việt Nam là quốc gia hình thành sớm có truyền thống văn hóa lâu đời phản ánh những giá trị lịch sử, kinh tế-xã hội mang dấu ấn của nhiều giai đoạn trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Cùng với lịch sử dựng nước, bảo vệ đất nước, đất nước ta có thể nói cũng là q hương của nhiều loại hình và giá trị lễ hội. Lễ hội ở nước ta nói chung và của người Việt nói riêng là kho tàng di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Qua các loại hình lễ hội trên đây như: Lễ hội gắn với từng vùng lãnh thổ, với thời gian và mùa vụ, với tơn giáo và tín ngưỡng, với nhiều tính chất mang đậm dấu ấn văn hóa dân gian của cư dân nơng nghiệp lúa nước... đã nói lên đời sống tâm linh rất phong phú của cộng đồng các dân tộc nói chung và người Việt nói riêng.

Các quan niệm về lễ hội và loại hình lễ hội là những cơ sở khoa học để chúng ta tiếp cận một hiện tượng, giá trị cụ thể của văn hóa Lễ hội chùa Keo trên địa bàn hai tỉnh Nam Định và Thái Bình.

Chương 2

THựC TRạNG, ĐặC ĐIểM, ảNH HƯởNG CủA Lễ HộI CHùA KEO ở TỉNH NAM ĐịNH Và THáI BìNH

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lễ hội chùa keo ở tỉnh nam định và thái bình doc (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)