Những ảnh hưởng tiêu cực

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lễ hội chùa keo ở tỉnh nam định và thái bình doc (Trang 74 - 77)

Tuy có nhiều ảnh hưởng tích cực như trên nhưng lễ hội chùa Keo hiện nay cũng đang gián tiếp tạo ra những hủ tục có ảnh hưởng tiêu cực đến q trình hoạt động lễ hội và xây dựng nếp sống mới. Đó là những hủ tục bn thần, bán thánh của một số người dựa vào lễ hội để trục lợi, nạn bói tốn cũng như một thứ tầm gửi bám rễ vào lễ hội để hoạt động.

Từ sau khi có cơng cuộc đổi mới của Đảng thể hiện qua đường lối của Đại hội VI (1986), các lễ hội tôn giáo dần dần được khôi phục. Những giá trị tốt đẹp của lễ hội chùa Keo cũng được khơi dậy, tuy nhiên cũng cần thiết phải chỉ ra rằng lễ hội đã và đang được phục hồi một cách tràn lan. Ngày xưa hình thức vui chơi lành mạnh tiết kiệm, nay để ganh đua với làng khác người ta đã tăng ngày hội, tổ chức nhiều trò chơi hiện đại thu hút khách đến nhằm mục đích kinh doanh, kiếm lời như hát Karkê... Phục hồi lễ hội cũng có nghĩa là phục hồi các trị, tích. Những trị tích xưa được xem là nhân bản nhưng trong thời đại mới lại tỏ ra lỗi thời, vì vậy cần phải loại bỏ.

Lễ hội còn là dịp cho bọn cờ bạc đen đỏ kéo đến sát phạt nhau. Bọn trộm cắp cũng thừa dịp kéo đến hành nghề.

Lễ hội ngày nay đang là nguyên nhân huỷ hoại môi trường sinh thái không chỉ trong không gian lễ hội mà đơi khi cịn vượt ra ngồi. Khi diễn ra lễ hội, khơng gian di tích trở nên chật chội vì số người đột ngột đến tham dự và trảy hội. Khơng gian di tích vốn được hình thành từ lâu đời khi mà cư dân thời đó chắc chắn sẽ ít hơn nhiều lần thời hiện đại. Người xưa trảy hội thường là đi bộ. Thời hiện đại người ta đến với lễ hội bằng

phương tiện cơ giới là chủ yếu. Khơng gian di tích đã chập hẹp, càng trở nên chật chội bởi các loại xe cơ giới gầm rú, thải khí độc.

Số người tham dự đơng, kéo theo nó là hàng loạt dịch vụ phục vụ cho người trảy hội: ăn, uống, ngủ, nghỉ, vệ sinh cá nhân.. nhiều hàng quán mọc lên với đủ hình thức nấu nướng. Hàng trăm, hàng nghìn con người ăn uống tiện tay xả rác trên đường với vỏ hộp, giấy gói...

Tất cả đã huỷ hoại môi trường sinh thái nơi lễ hội.

Trong lễ hội rất đông người ăn xin, họ nằm, ngồi hoặc đi lại dọc đường chèo néo, van xin tiền của khách. Để khách động lòng thương, người ăn xin thường ăn mặc rách rưới, bộ mặt nhem nhuốc, gớm ghiếc...

Ngày xưa con người đến với lễ hội là đến với không gian thiêng nên ai cũng có ý thức khơng chỉ với thần thánh mà cả với cỏ cây hoa lá, chim mng nơi di tích. Từ người già đến trẻ con khơng ai dám ngắt hoa, bẻ lá vì như vậy sẽ mắc tội với thần linh. Người xưa đến với lễ hội thường giữ mình chay tịnh trong ăn uống, khiêm nhường và cung kính trong ứng xử. Do vậy mà mơi trường văn hố và mơi trường sinh thái rất trong lành.

Việc phá hoại cảnh quan mơi trường cịn thể hiện ở chỗ nhiều cơ sở tôn giáo bị cơi nới vơ tội vạ. Lối kiến trúc thì pha tạp kim cổ, lai căng với mầu sắc l loẹt.

Do đó việc củng cố, duy trì phát triển lễ hội truyền thống trong thời đại mới hiện đang có nhiều vấn đề đặt ra. Mục đích mà lễ hội hướng tới là phải luôn trong sáng, lành mạnh, duy trì được bản sắc văn hố dân tộc góp phần vào sự phát triển xã hội. Những trị chơi những hình thức thi lành mạnh như bơi chải, đua thuyền... cần thiết phải duy trì và phát huy. Trong thời đại mới những trò chơi hiện đại có thể được đưa vào lễ hội như đấu bóng chuyền, bóng đá... những hoạt động mê tín dị đoan, bn thần bán thánh, đầu cơ trục lợi trong lễ hội phải bị kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi.

Không nên xem lễ hội là dịp "làm kinh tế, thu ngân sách". Quy chế tổ chức lễ hội do Bộ Văn hố - Thơng tin ban hành tại điều 2 đã xác định rõ nội dung của lễ hội là:

1. Tưởng nhớ công đức các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, các liệt sỹ, các bậc tiền bối đã có cơng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

2. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

3. Đáp ứng nhu cầu văn hố, tín ngưỡng, tham quan các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, cơng trình kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan thiên nhiên và các nhu cầu chính đáng khác của nhân dân.

Tiền thu được từ lễ hội phải được đầu tư thích đáng vào việc tu bổ di tích, chăm sóc trồng thêm cây cối, bảo vệ mng thú, làm đường đi, cơng trình vệ sinh. Sau mỗi kỳ hội phải lo phục hồi môi trường sinh thái.

Lễ hội tôn giáo đương nhiên gắn với cơ sở thờ tự, vì vậy cần thiết phải duy trì khơng gian thiêng trong lễ hội. Hàng quán (ăn uống, đồ lưu niệm...) phải được bố trí ở xa cơ sở tơn giáo – khơng gian Thiêng. Cần tránh những dịch vụ kinh doanh như Karkê, trị chơi điện tử, quảng cáo xổ số, hàng hoá ầm ĩ, biến lễ hội thành nơi kinh doanh, tiếp thị, kiếm lời...

Củng cố, duy trì lễ hội cũng chính là góp phần xây dựng mơi trường văn hố mà Nghị quyết Trung ương Năm (khoá VIII) chỉ ra: Tạo ra ở các cơ sở (gia đình, làng, bản, xã, phường... ), các vùng dân cư (đô thị, nông thôn, miền núi...) đời sống văn hoá lành mạnh, đáp ứng những nhu cầu văn hố đa dạng và khơng ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân.

Chương 3

PHƯƠNG HƯớNG, GIảI PHáP NHằM GIữ GìN Và PHáT HUY GIá TRị Lễ HộI CHùA KEO ở TỉNH NAM ĐịNH Và THáI BìNH

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lễ hội chùa keo ở tỉnh nam định và thái bình doc (Trang 74 - 77)