Đối với việc giáo dục và xây dựng đời sống mới ở khu dân cư

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lễ hội chùa keo ở tỉnh nam định và thái bình doc (Trang 72 - 74)

Lễ hội chùa Keo đã tuyên truyền giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục thẩm mỹ, duy trì thuần phong mỹ tục. Đó là truyền thống qn mình lao động sáng tạo xây dựng làng xã; quên mình đấu tranh vì nền độc lập của dân tộc. Đây chính là nét nổi trội đầu tiên thể hiện vai trò của lễ hội chùa Keo. Trước Cách mạng Tháng Tám,

khi mà 90% cư dân Việt mù chữ, thì đây là hình thức giáo dục truyền thống đánh giặc cứu nước của tổ tiên ta hợp lý nhất, cụ thể nhất, dễ đi vào lòng người nhất. Lễ hội không chỉ ghi lại, bảo tồn những trang sử vàng chói lọi chống ngoại xâm của dân tộc mà quan trọng hơn chính là việc truyền bá những trang sử vàng chói lọi ấy. Từ đó lễ hội góp phần giáo dục cư dân từ thế hệ này qua thế hệ khác truyền thống đánh giặc giữ nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Thông qua lễ hội tưởng niệm Đức Thánh tổ Không lộ, lễ hội chùa Keo đã giáo dục đạo đức, lối sống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của cư dân làng xã. Con người trong lễ hội là con người biết sống cuộc sống cộng đồng ra khỏi gia đình, dịng họ, thậm trí ra khỏi cộng đồng làng xã của mình, để ứng xử với một cộng đồng lớn hơn, cộng đồng của liên làng và có thể là cộng đồng siêu làng. Trong lễ hội người dân trong làng cử người ra đầu làng đón khách vì họ cho rằng nhà nào mùa hội đón được nhiều khách sẽ ăn nên làm ra. Vì vậy mà người làng quê dịp lễ hội hết sức nhường nhịn, ưu ái, niềm nở, ân cần tiếp khách thập phương đến làng quê mình dự lễ hội, tạm quên đi những khó khăn nhọc nhằn, kể cả thiếu thốn, để làm hài lịng khách, để khơng chỉ tránh tiếng chê mà làm sao cho nhận được lời khen. Đến với lễ hội con người trở nên lịch sự trong ứng xử, trong giao tiếp, người ta trở nên nhún nhường, mời mọc, những lời hay, ý đẹp được phát ra một cách cân nhắc và chọn lọc. Từ đó tạo ra một nếp giao tiếp đẹp khơng chỉ trong ngày lễ hội mà cịn thâm nhập vào ngày thường.

Lễ hội chùa Keo tạo nên sự cố kết cộng đồng, đoàn kết cư dân. Đây là một trong những nét đẹp của lễ hội làng truyền thống. Cố kết cộng đồng, đoàn kết dân cư đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp trong điều kiện của một đất nước sản xuất nông nghiệp phụ thuộc căn bản vào thời tiết, mà thời tiết khí hậu vùng đồng bằng Bắc bộ thường là khắc nghiệt, mưa nắng thất thường, việc trị thuỷ luôn được đặt ra.

Với cư dân sống trong làng quê, lễ hội là dịp cư dân trong làng sẵn sàng xoá bỏ những hiềm khích, mâu thuẫn để cùng nhau chung sức sửa sang đình, chùa, dọn dẹp đường thơn ngõ xóm, chuẩn bị cho ngày hội. Lễ hội chùa Keo là ngày vui của cả làng, ai đó vì hiềm khích, vì mâu thuẫn cá nhân làm ảnh hưởng đến ngày vui của cả làng tất sẽ bị phê phán, chê cười, thậm trí có thể bị những hình thức nặng hơn. Lễ hội cịn là cơng việc

chung của cả làng, người dân hoặc có thể trong nhóm rước kiệu, hoặc là thành viên của đội tế, hay trong đội bát âm... vì vậy họ phải luyện tập từ trước đó nhiều ngày. Cơng việc trên chỉ hoàn thành tốt đẹp khi mọi người cùng chung sức, chung lòng luyện tập.

Ngày nay, khi mà q trình đơ thị hoá đang diễn ra nhanh chóng, khi mà mơi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng, khi mà cuộc sống xơ bồ, bon chen thì việc tạo cân bằng, thanh thản cho con người càng cần thiết hơn bao giờ hết. Do vậy mà ngày càng có nhiều người tìm đến cơ sở tơn giáo, đến lễ hội để được sống với môi trường thiên nhiên.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lễ hội chùa keo ở tỉnh nam định và thái bình doc (Trang 72 - 74)