Xu hướng vận động biến đổ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lễ hội chùa keo ở tỉnh nam định và thái bình doc (Trang 77 - 80)

Thứ nhất, lễ hội chùa Keo ở tỉnh Nam Định và Thái Bình hiện nay đang có xu hướng phục hồi lại văn hoá truyền thống

Lễ hội chùa Keo ở tỉnh Nam Định và Thái Bình đã có từ rất lâu, nó đã ăn sâu bám rễ vào đời sống tinh thần của người dân từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên có một thời gian dài từ sau Cách mạng Tháng tám (1945) đến trước thời kỳ đổi mới (1986), lễ hội chùa Keo khơng được tổ chức định kỳ hàng năm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên: Do trong chiến tranh chúng ta cần phải huy động sức người sức của để đánh thắng quân xâm lược, trong điều kiện phịng khơng sơ tán việc tổ chức rước xách là không thể thực hiện được. Bản thân lễ hội gây tổn phí sức người, sức của. Nạn bn thần, bán thánh, nhiều hủ tục bám theo lễ hội hoặc nảy sinh từ lễ hội ảnh hưởng xấu đến cộng đồng cần được đấu tranh, đẩy lùi. Nhưng có một nguyên nhân khơng kém phần quan trọng, đó là chúng ta chưa nhận thức đầy đủ vai trò của lễ hội trong việc tạo ra văn hoá dân tộc trong phát triển xã hội. Từ sau khi có cơng cuộc đổi mới của Đảng thể hiện qua đường lối của Đại hội VI (1986), các lễ hội tơn giáo nói chung và lễ hội chùa Keo nói riêng đang dần được phục hồi và phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Lễ hội đã được tổ chức định kỳ hằng năm và thu hút nhiều khách thập phương đến tham dự.

Nội dung tổ chức lễ hội chùa Keo cũng đã có sự biến đổi so với trước, để cho lễ hội ngày càng phong phú, từ năm 1999 lễ hội đã có thêm tiết mục “đêm thơ hội làng”, phục hồi hoạt động văn hoá thời xưa. Các bài hoạ đều có thưởng ngay sau buổi bình xét.“Đêm thơ hội làng” nay đã khác trước ỏ chỗ phần lớn các bài thỉnh, hoạ đã có sẵn trước khi vào hội, thêm câu đối, thêm phần ngâm thơ trên nền nhạc dân tộc.Thi đàn xưa ở

trước gác chuông, nay ở trước tam quan, trong cả tuần lễ hội, tam quan là nơi thu hút du khách đến với văn thơ xưa và nay qua một số sách báo, câu đối mới sáng tác, viết thư pháp trên giấy hồng điều, dán trên tường và cột tam quan. Người ta gọi đó là quán thơ nhưng không bán thơ, bán sách.

Lễ hội chùa Keo được phục hồi cũng có nghĩa là những giá trị văn hoá tốt đẹp của cộng đồng, làng xã được khôi phục và phát huy. Tính cộng đồng, tự giác, tự quản của xóm làng, tơn ty trật tự làng xóm nhờ lễ hội được củng cố.Thông qua lễ hội tưởng niệm Đức Thánh tổ Không lộ, lễ hội chùa Keo đã giáo dục đạo đức, lối sống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trông cây của cư dân làng xã.

Việc phục hồi lễ hội chùa Keo đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tơn giáo, văn hố tinh thần của một bộ phận nhân dân. Sinh hoạt lễ hội truyền thống, đặc biệt là những thuần phong mỹ tục đã và đang ngày càng khơi dậy, khuyến khích và tạo mơi trường tốt cho cái chân, thiện, mỹ phát triển, đề cao kỷ cương gia đình và xã hội trong mỗi tâm hồn con người Việt Nam, làm cho họ biết nhớ về cội nguồn, gắn bó và yêu thương quê hương, cộng đồng, dân tộc, muốn sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn vì sự tồn tại và phát triển của quê hương, đất nước.

Có thể nói, lễ hội là một “trường văn hố” mang đậm chất “cộng cảm” và “cộng mệnh”, đồng thời có vai trị giáo dục rất cao. Cùng với việc khôi phục lễ hội là việc tôn tạo di tích lịch sử- văn hố, những cảnh quan thiên nhiên gắn với lễ hội.

Có thể khẳng định rằng, trong xã hội hiện đại, khi nhiều giá trị truyền thống bị mai một, các tiêu cực và tệ nạn xã hội đang gia tăng thì các giá trị truyền thống, các biểu tượng cao quý của lễ hội đã ngày càng được khẳng định và tôn vinh. Sự phục hồi của lễ hội chùa Keo đã tạo ra khơng khí cởi mở vui tươi và phấn khởi trong nhân dân. Nó đã tạo ra được mơi trường hoạt động sinh hoạt tơn giáo, văn hố nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của một bộ phận nhân dân, đồng thời giữ gìn những giá trị văn hố truyền thống đang có xu hướng bị mai một và mất đi trước cơn lốc của nền kinh tế thị trường. Qua lễ hội, nhiều hoạt động văn hoá đã được bảo tồn và phát huy như: đua thuyền, rước phụng nghinh, leo cầu ngơ...

Thứ hai, lễ hội chùa Keo Thái Bình ngày càng mở rộng phạm vi theo xu hướng liên làng, liên vùng

Lễ hội Chùa Keo ở Thái Bình và Nam Định tuy được tổ chức cùng thời gian (15/ 9 âm lịch) với các nội dung và hình thức na ná giống nhau nhưng hiện nay nhiều người chỉ biết đến lễ hội chùa Keo tỉnh Thái Bình mà khơng biết rằng ở Nam Định cũng có một lễ hội như thế và giữa chùa Keo ở Thái Bình và chùa Keo ở Nam Định có mối quan hệ gắn bó với nhau. Nhiều người cho rằng sở dĩ có hiện tượng trên là do trong nhiều lễ hội của địa phương thì tỉnh Thái Bình đã chọn lễ hội chùa Keo là một trong những lễ hội điển hình, thơng qua lễ hội có tác dụng làm điểm nhấn cho các lễ hội truyền thống của địa phương, đây chính là nét đặc sắc của tỉnh nhà, nên khi nói đến Thái Bình người ta biết ngay đến lễ hội chùa Keo. Vì vậy, hiện nay lễ hội chùa Keo Thái Bình đã vượt ra khỏi phạm vi là lễ hội của làng, xã mà nó đã trở thành một lễ hội lớn có tính chất liên vùng. Lễ hội chùa Keo hiện nay không chỉ do người dân địa phương tổ chức mà đã có sự liên kết của nhiều thơn, làng trong vùng nhằm đáp ứng nhu cầu của lễ hội.

Ví dụ: trước đây để chuẩn bị cho lễ hội, Ban tổ chức phải lựa chọn những chàng trai trẻ trong làng dùng để khiêng kiệu, bơi trải nhưng hiện nay do yêu cầu của cuộc sống, nhiều thanh niên phải dời quê hương đi các tỉnh xa để làm ăn kiếm sống, vì vậy họ khơng thường xun có mặt tại nhà, để chủ động Ban tổ chức buộc phải lấy người của các thôn, làng khác để cùng tham gia, thậm trí là người của xã khác. Trước khi tổ chức lễ hội, huyện Vũ Thư phải thành lập Ban tổ chức lễ hội trực thuộc huyện, Ban Tổ chức này sẽ tự giải tán khi lễ hội kết thúc.

Chính vì có sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương (cả vật chất lẫn nhân lực) nên lễ hội chùa Keo Thái Bình ngày càng được tổ chức với quy mô lớn hơn, thu hút sự chú ý của nhiều du khách thập phương.

Thứ ba, xu hướng thương mại hoá lễ hội

Từ xa xưa, trong lễ hội chùa Keo không thể thiếu việc mua bán các sản phẩm độc đáo của địa phương, các món ăn đặc sản như: bánh cáy, bánh dầy, gạo tám chính các hoạt động mua bán đó vừa mang ý nghĩa văn hố, phong tục “mua may, bán rủi” vừa quảng bá

các sản phẩm địa phương, mang lại những thu nhập đáng kể cho một số ngành nghề ở địa phương. Đó là các hoạt động rất đáng khuyến khích.

Tuy nhiên, cùng với xu hướng phục hồi và phát triển lễ hội chùa Keo hiện nay, thì khơng ít các hoạt động mang tính “thương mại hố” lợi dụng lễ hội để thu lợi bất chính, ép buộc, bắt chẹt người đi trẩy hội, đặc biệt là lợi dụng tín ngưỡng trong lễ hội để “bn thần bán thánh” theo kiểu “đặt lễ thuê”, “khấn vái th”, bói tốn, đặt các “hịm cơng đức” tràn lan. Những hoạt động “thương mại” này đi ngược lại tính thiêng, văn hố của lễ hội, đẩy lễ hội rớt xuống mức thấp nhất của đời sống trần tục. Chỉ đơn cử một vài biểu hiện của dịch vụ lễ hội cũng đủ thấy điều đó: tệ cúng thuê và khấn vái thuê, tệ kinh doanh, moi tiền bất cứ hình thức nào có thể moi được, chẳng hạn tiền sửa đường, tiền vào cửa, qua đò, gửi xe, ăn uống... quá cao; tiền công đức của khách thập phương nhiều khi bị chiếm đoạt, lấy cắp; tệ ép bán, ép mua hương hoa oản quả, tệ đốt vàng mã, đốt hương quá đà, quá nhiều gây lãng phí, nạn rác thải gia tăng, bừa bãi gây ô nhiễm môi trường... những điều này khiến lễ hội biến chất và giảm thiểu giá trị.

Thứ tư, xu hướng bị lợi dụng vào hoạt động mê tín dị đoan

Từ niềm tin mê muội, cuồng nhiệt, viển vơng dựa trên sự suy luận nhảm nhí bậy bạ, đã xuất hiện các hiện tượng xem bói, xem quẻ, đốt vàng mã… trong hoạt động lễ hội chùa Keo. Xu hướng này có chiều hướng gia tăng trong những năm tới đã và đang ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đến trật tự an ninh và an toàn xã hội.

Như vậy, có thể nói xu hướng vận động của lễ hội chùa Keo hiện nay đang diễn ra khá phức tạp. Nó phản ánh sự đa dạng, phong phú, những biến đổi sâu sắc trong cuộc sống. Nhưng bên cạnh đó chúng ta thấy cái mới, cái tích cực đang định hình và có xu hướng phủ nhận cái cũ, cái lạc hậu trên cơ sở kế thừa những yếu tố tích cực của truyền thống, được biểu hiện như hoạt động mang tính xã hội và giáo dục, là nét đẹp trong sinh hoạt của cộng đồng người Việt ở đồng bằng Bắc bộ. Lễ hội chùa Keo hiện nay đang được phục hồi và cuốn hút đông đảo nhân dân tham gia

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lễ hội chùa keo ở tỉnh nam định và thái bình doc (Trang 77 - 80)