Lễ hội chùa Keo là lễ hội của cộng đồng làng xã người Việt đồng bằng Bắc Bộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lễ hội chùa keo ở tỉnh nam định và thái bình doc (Trang 58 - 61)

Bắc Bộ

Đồng bằng Bắc Bộ là cái nơi hình thành cộng đồng dân tộc Việt. Từ nơi đây, cùng với sự tăng trưởng dân số và mở mang cương vực đất nước, người Việt lấn biển, nam tiến và những thập kỷ gần đây lại quay trở lại “khai sơn” ở Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên…, sống hoà vào các dân tộc anh em khác. Do vậy, lễ hội chùa Keo là lễ hội của cộng đòng người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ mang những giá trị tiêu biểu nhất cho lễ hội truyền thống của người Việt Nam ta.

Trong lịch sử hàng mấy ngàn năm, lễ hội hình thành và biến đổi dưới những tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và lịch sử đồng thời nó là tấm gương phản chiếu trung thực hoàn cảnh và lối sống của dân tộc. Lễ hội chùa Keo ở đồng bằng Bắc bộ là loại hình Hội làng - ngày hội vừa sinh hoạt tinh thần, tâm linh vừa cố kết cộng đồng, biểu dương những giá trị của đời sống tâm linh, đời sống xã hội và văn hoá của cộng đồng.

Làng Hành Thiện xã Xuân Hồng huyện xuân trường tỉnh Nam Định và các làng thuộc xã Duy Nhất huyện Vũ Thư Thái Bình nằm giữa cái nơi văn hóa đồng Bằng Bắc Bộ cổ truyền của người Việt - một mơi trường văn hố, song cũng là tế bào cơ bản, là tấm gương phản chiếu nền văn hoá cổ truyền của dân tộc. Các giá trị văn hóa cổ truyền người Việt chỉ là sự mở rộng và nâng cao của văn hố xóm làng, hay như có người nói, văn hố Việt Nam cổ truyền về cơ bản là văn hóa xóm làng.

Lễ hội chùa Keo là mơi trường văn hóa, sinh hoạt làng xã trong đời sống lâu đời của người nơng dân và nó chính là nhân tố để bảo lưu giá trị đặc trưng của xã hội Việt Nam cổ truyền là tính cộng đồng. Chính cái truyền thống và đặc tính đó đã được sản sinh và lưu giữ bền vững hội làng xã hàng trăn năm qua. Đây là tính cộng đồng của cơ cấu công xã nông thôn thời kỳ chuyển biến từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp, mà những tàn dư của nó cịn tồn tại dai dẳng, thậm trí đến cả thời kỳ tư bản chủ nghĩa.

Lễ hội Chùa Keo là dịp vui chơi giải trí, thu nạp năng lượng cho cuộc sống mới. Lễ hội là thời điểm đánh dấu mốc thời gian của quá trình kết thúc và tái sinh: kết thúc một chu trình sản xuất và sinh hoạt, bắt đầu một chu trình sản xuất và sinh hoạt mới. Đây là dịp để cho mọi người vui chơi giải trí, thu nạp năng lượng, bù đắp những thiếu hụt trong quá trình vận động và phát triển, bắt đầu tái tạo cuộc sống mới với chất và lượng mới. Trong lễ hội có nhiều trị chơi dành cho mọi tầng lớp dân cư vui chơi giải trí: Leo cầu ngơ, múa ếch, tổ tôm đếm, bơi trải…Lễ hội chùa Keo chính là thời điểm mà ở đó đơng đảo các tầng lớp nhân dân dành thời gian nhàn rỗi, tiền bạc của mình cho quá trình vui chơi, giao thoa với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, giải toả những ức chế tâm lý nảy sinh trong công việc, trong cuộc sống thường nhật. Mỗi kỳ lễ hội là dịp nghỉ ngơi sau những tháng ngày mùa vụ bận rộn, vất vả. Đây là dịp gặp gỡ, đón tiếp và giao

lưu với những người bà con, họ hàng, giữa những người hàng xóm láng giềng nhưng quanh năm lam lũ “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Đây cũng là dịp những người lao động được giao thoa với những người anh em, bạn hữu trong từng vùng, từng khu vực, họ được “chơi” với nhau trong những ngày hội. Lễ hội chùa Keo còn là dịp cho những người con xa quê về gặp gỡ bà con, anh em, họ hàng… sau những tháng ngày bươn chải kiếm sống nơi “đất khách, quê người.

Lễ hội chùa Keo còn cho ta thấy, cái cột chặt con người trong làng xã trong quan hệ cộng đồng không phải chỉ là những quan hệ hữu hình như lãnh thổ, quyền sở hữu, quan hệ kinh tế, xã hội, mà cịn là những quan hệ vơ hình, đó là thế giới tâm linh, những biểu tượng, thần tượng, những kỳ vọng vươn tới cái chân, thiện, mỹ.

Xây dựng và củng cố mối quan hệ cộng đồng của làng xã ngoài cơ sở của thế giới tâm linh, tín ngưỡng mà cịn là sự cộng cảm (cộng thơng) văn hố. Hội làng - lễ hội chùa Keo ở Nam Định và Thái Bình trên đây gần như là dịp duy nhất tập trung phô diễn những sinh hoạt văn hoá cộng đồng, từ múa, hát giao duyên, hát thờ, hát cửa đình, sân khấu chèo, tuồng... từ đó hun đúc nên tài năng, trí thơng minh, tài khéo léo, sức khoẻ. Trong những dịp lễ hội như vậy, mọi người đều tham gia, vừa tham gia trình diễn, sáng tạo, vừa thưởng thức, hưởng thụ.Với cộng đồng làng xã, lễ hội khơng chỉ là mơi trưịng cộng cảm văn hố, mà cịn là mơi trường nhập thân và trao truyền văn hố giữa các thế hệ để khơng những đảm bảo sự cộng cảm văn hố của các thành viên, mà còn đảm bảo sự nhất quán và thống nhất văn hoá cộng đồng giữa thế hệ này và thế hệ khác. Những đứa trẻ thơ cảm nhận văn hố cộng đồng phần nhiều qua mơi trường lễ hội, rồi từ đó nó kế thừa, phát huy, trao truyền lại cho thế hệ sau.

Lễ hội chùa Keo sáng tạo ra các hình thức văn hố. Ngoài nghi thức Lễ là phần Hội với các hình thức như bơi trải, múa rối... đây là những sản phẩm của văn hoá cộng đồng, quần chúng sáng tạo, chỉnh lý, nâng cao, hồn thiện theo thời gian. Lễ hội làng vì thế góp phần quan trọng tạo nên văn hố làng, văn hố liên làng... góp phần tạo nên bản sắc văn hố Việt Nam. Các hình thức diễn xướng trong lễ hội làng đã và đang là tài liệu

Lễ hội chùa Keo tạo ra sự cân bằng tâm thái con người. Lễ hội giúp con người hưởng thụ văn hố do chính họ hoặc người thân hay chịm xóm sáng tạo, thể hiện. ở trị tục này họ là người diễn xướng nhưng ở trò tục sau họ là khán giả. Năm nay họ là người diễn xướng nhưng mùa hội sau có thể một người trẻ hơn họ, khéo léo hơn thay họ. Vậy là giữa nghệ sỹ và khán giả không có sự phân biệt. Lễ hội tạo sự hoà hợp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Đến với lễ hội là đến với không gian thiêng. ở đó ngồi cơ sở thờ tự với những pho tượng, đồ thờ tự, nghi trượng là cỏ cây hoa lá. Tất cả đều được bảo vệ, gìn giữ như nhau, đến với khơng gian lễ hội con người được dịp thả hồn với cỏ cây hoa lá, lấy lại sự cân bằng, sự thanh thản, tạm quên đi những mệt nhọc lam lũ thường ngày.

Lễ hội đánh dấu những cái mốc, những chặng đường một chu trình thời gian, nhưng thời gian ở đây đâu chỉ là thời gian vũ trụ, thời gian sinh vật, mà còn là thời gian lịch sử, thời gian của những biến cố, sự kiện gắn chặt với vận mệnh của cộng đồng. Từ cái cỗi rễ ban đầu là hội nông nghiệp của làng xã, dần dần lễ hội đã giao thoa hòa trộn với các yếu tố tôn giáo - Phật giáo một cách nhuần nhuyễn để rói trở về với đời sống dân gian. Chính mơi trường văn hóa dân gian là sự ni dưỡng lâu bền sự giao thoa của yếu tố tơn giáo và tín ngưỡng mà lễ hội chùa Keo là minh chứng sinh động.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lễ hội chùa keo ở tỉnh nam định và thái bình doc (Trang 58 - 61)