PHƯƠNG HƯớNG, GIảI PHáP

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lễ hội chùa keo ở tỉnh nam định và thái bình doc (Trang 83 - 84)

Lễ hội chùa Keo tại 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình là biểu hiện nhu cầu về đời sống văn hóa tâm linh, tơn giáo, tín ngưỡng của nhân dân địa phương và các vùng lân cận đồng bằng Bắc Bộ.Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay việc duy trì, tạo điều kiện và nâng cao chất lượng sinh hoạt lễ hội là một nội dung quan trọng cần có nhận thức đúng về chỉ đạo và tổ chức thực hiện, góp phần vào cơng cuộc phát triển kinh tế và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Vấn đề tổ chức lễ hội phải gắn với nhu cầu đời sống tinh thần và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển của địa phương các tỉnh và toàn vùng; phải gắn với q trình phát triển nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn.

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tâm linh - tơn giáo, tín ngưỡng của Lễ hội chùa Keo trên địa bàn 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình là một địi hỏi khách quan, là một

bộ phận trong sự phát triển của địa phương, nó phải nằm trong quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đồng thời hoạt động Lễ hội chùa Keo phải được gắn với các hoạt động du lịch và các hoạt động khác.

Việc thực hiện nội dung bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tơn giáo, tín ngưỡng và nâng cao chất lượng hoạt động lễ hội chùa Keo phải thực sự đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần cũng như nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân địa phương. Phải xác định rõ vai trò của cơ quan quản lý trực tiếp, chính quyền địa phương và nhân dân trong việc tham gia tổ chức lễ hội; về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc thực hiện các mục tiêu trên. Để đạt được các mục tiêu nêu trên cần có phương hướng và những giải pháp cụ thể sau:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lễ hội chùa keo ở tỉnh nam định và thái bình doc (Trang 83 - 84)