Lễ hội chùa Keo là lễ hội gắn với tín ngưỡng, tơn vinh người có cơng với dân, với nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lễ hội chùa keo ở tỉnh nam định và thái bình doc (Trang 62 - 63)

với dân, với nước

Đời sống tâm linh là cái nền vững chắc nhất của quan hệ cộng đồng làng xã. Trước nhất, đó là ý thức hướng tới cội nguồn, cội nguồn của làng qua việc thờ cúng Thành hoàng, các thổ thần và những người có cơng với dân với nước. Đình làng là nơi thờ cúng Thành Hồng và nơi sinh hoạt cộng đồng, đền là nơi thờ cúng các vị thánh, thần có cơng với làng, với nước.

Chính lễ hội của làng diễn ra định kỳ trong năm ở các ngơi đình, ngơi chùa là nhằm tưởng nhớ, suy tôn các vị thần linh ấy. Từ ngày giỗ tổ tiên của gia tộc, dòng họ đến giỗ Thành Hoàng, thần thánh của làng, mọi người dù ở làng hay đi xa cũng đều phải về quê cha đất tổ chịu lễ, phải đi lễ, đi hội mới thành con người:

Thế giới tâm linh là thế giới của cái thiêng liêng mà ở đó chỉ có cái gì cao cả, lương thiện, đẹp đẽ mới có thể vươn tới. Cả cộng đồng tôn thờ và cố kết nhau lại trên cơ sở cái thiêng liêng, cao cả ấy !

Lễ hội chùa Keo là một lễ hội mang đậm tính lịch sử, văn hố, tôn giáo. Lễ hội được diễn ra ở chùa mang phong cách Phật giáo nhưng đồng thời cũng để ghi nhớ công

đức của Đức Thánh Khơng Lộ, một người đã có cơng chữa khỏi bệnh cho nhà vua được phong chức Quốc sư, một người được dân gian tôn làm Thánh, là ông tổ của nghề đúc đồng, nghề chài lưới. Vì vậy, hội chùa Keo cịn có tên là Hội Ơng.

Ngơi chùa được xây dựng theo kiểu “Tiền Phật, Hậu Thánh”, phản ánh sự giao thoa văn hố, tơn giáo của thế kỷ XVII ở nước ta. Thời gian và nội dung của lễ hội nhằm kỷ niệm 100 ngày Thánh hoá (13 tháng 9), nhưng đồng thời cũng kỷ niệm ngày sinh của Đức Thánh (14 tháng 9). Cũng như nhiều lễ hội khác của Đồng bằng Bắc bộ, hội chùa Keo mang tính chất là Hội làng, Hội mùa phản ánh văn hố nơng nghiệp của cư dân địa phương, vì vậy trong lễ hội chùa Keo có nhiều chi tiết diễn tả lại công lao của Đức Thánh tổ Không Lộ thông qua lễ rước phụng nghinh.

Một điểm khá đặc biệt của lễ hội chùa Keo là trong đám rước phụng nghinh ngồi việc rước kiệu thì bao giờ cũng có rước thuyền rồng nhằm nhắc nhở cho thế hệ sau biết đến quãng đời niên thiếu của Đức Thánh tổ là làm nghề chài lưới, đánh cá trên sông. Trong lễ hội thường có các thành tố như thần tích, tục lệ, diễn trị cùng với không gian, thời gian diễn ra lễ hội nó thoả mãn nhu cầu hội hè, đình đám của người dân, đồng thời nó cũng thoả mãn tâm thức, tín ngưỡng, nhất là tín ngưỡng nơng nghiệp, lễ nghi nông nghiệp.

Lễ hội chùa Keo bên cạnh việc tơn vinh người có cơng với dân với nước cũng nhằm thoả mãn tâm thức nông nghiệp, lễ nghi nông nghiệp, lĩnh vực kinh tế quan trọng nhất ở vùng Đồng bằng sơng Hồng. Minh chứng cho điều đó là nhiều nghi thức thờ cúng trong đó có nhiều lễ vật như bánh dầy, xơi nếp, oản quả... đặc biệt là bánh dầy, được coi như là thứ đặc sản riêng có của lễ hội chùa Keo. Bánh dầy được tiến cúng Đức Phật, Thánh Tổ, sau đó được chia cho những người về dự hội như là lộc Thánh, lộc nhà chùa, bánh dầy còn là phần thưởng dành cho những đội đua trải, bánh là quà biếu cho những người về dự hội, cho những người con xa quê. Sự tôn sùng của nhân dân đối với Đức Thánh tổ phản ánh nguyện vọng tín ngưỡng của người dân thơng qua việc coi Đức Thánh tổ như là vị thành hoàng của dân làng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Lễ hội chùa keo ở tỉnh nam định và thái bình doc (Trang 62 - 63)