Kiểm định các giả thuyết phụ với các biến kiểm soát

Một phần của tài liệu Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn tiếng anh của học sinh lớp 12 ở tỉnh gia lai (Trang 64 - 70)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Kiểm định các giả thuyết phụ với các biến kiểm soát

Sử dụng phép kiểm định Independent samples T-test để kiểm định sự khác biệt về ảnh hưởng của các biến kiểm sốt (biến định tính) Giới tính, Dân

59

tộc, Nơi cư trú lên các nhân tố ảnh hưởng đến KQHT môn tiếng Anh của học sinh (biến định lượng).

3.3.1. Với biến kiểm sốt giới tính

Bảng bên dưới trình bày lần lượt kết quả của các phép kiểm định (Levene, T-test) đối với biến kiểm sốt giới tính.

Bảng 3.3.1. Kiểm định t với biến kiểm sốt Giới tính

YẾU TỐ GIỚI TÍNH TB ĐLC GIÁ TRỊ t HỆ SỐ BẬC TỰ DO MỨC Ý NGHĨA Lo lắng về môn TA Nam 3,18 1,03 -1,82 404 ,069 Nữ 3,39 1,06 Phương pháp học từ vựng Nam 2,99 1,01 -3,10 176,17 ,002 Nữ 3,33 ,91 Động lực học TA Nam 3,70 1,22 -4,17 152,28 ,000 Nữ 4,23 ,89

Thái độ với việc học TA Nam 3,06 1,09 -2,66 173,98 ,009 Nữ 3,38 ,96 Phương pháp luyện nói Nam 2,54 1,21 -3,36 404 ,001 Nữ 2,98 1,15 Niềm tin vào bản

thân

Nam 2,09 ,94

,73 404 ,462

Nữ 2,01 ,85

Đối với biến kiểm sốt giới tính, kiểm định Levene về cân bằng phương sai giữa hai tổng thể chỉ ra phương sai của hai nhóm học sinh nam và học sinh nữ ở các yếu tố: lo lắng về môn tiếng Anh (Sig = 0,312>0,05), phương pháp luyện nói (Sig = 0,555>0,05), niềm tin vào bản thân (Sig = 0,123>0,05) là khơng khác nhau; cịn phương sai của hai nhóm học sinh nam và học sinh nữ ở các yếu tố: phương pháp học từ vựng (Sig = 0,020<0,05), động lực học tiếng Anh (Sig = 0,000<0,05), thái độ với việc học tiếng Anh (Sig = 0,017<0,05) là

60

khác nhau. Với khoảng tin cậy 95%, các kết quả kiểm định T-test cho thấy, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm học sinh nam và học sinh nữ đối với yếu tố lo lắng về môn tiếng Anh (Sig = 0,069 > 0,05) và yếu tố niềm tin vào bản thân (Sig = 0,462>0,05), hay nói cách khác, yếu tố giới tính khơng ảnh hưởng đến sự lo lắng về môn tiếng Anh cũng như niềm tin vào bản thân của học sinh; những yếu tố cịn lại (có giá trị Sig< 0,05) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm học sinh nam và học sinh nữ, trong đó học sinh nữ được cho là thể hiện tốt hơn so với học sinh nam, cụ thể, học sinh nữ có động lực học tiếng Anh cao hơn, thái độ học mơn tiếng Anh tích cực hơn và chiến lược học (từ vựng, học nói) tiếng Anh tốt hơn so với học sinh nam.

Từ kết quả này, giả thuyết P3 (Giới tính ảnh hưởng đến niềm tin vào bản

thân của học sinh) và P5 (Giới tính ảnh hưởng đến lo lắng về môn tiếng Anh của học sinh) bị bác bỏ; các giả thuyết P1 (Giới tính ảnh hưởng đến động lực học tiếng Anh của học sinh), P2 (Giới tính ảnh hưởng đến chiến lược học ngoại ngữ của học sinh) và P4 (Giới tính ảnh hưởng đến thái độ với việc học tiếng Anh của học sinh) được chấp nhận.

3.3.2. Với biến kiểm soát dân tộc

Bảng bên dưới trình bày lần lượt kết quả của các phép kiểm định (Levene, T-test) đối với biến kiểm soát dân tộc.

Bảng 3.3.2. Kiểm định t với biến kiểm soát Dân tộc

YẾU TỐ DÂN TỘC TB ĐLC GIÁ TRỊ t HỆ SỐ BẬC TỰ DO MỨC Ý NGHĨA Lo lắng về môn TA Kinh 3,29 1,08 -1,21 404 ,226 Khác 3,43 ,98 Phương pháp học từ vựng Kinh 3,15 ,98 -3,26 257,59 ,001 Khác 3,46 ,81

61

Động lực học TA Kinh 3,96 1,09

-4,76 316,26 ,000 Khác 4,41 ,73

Thái độ với việc họcTA Kinh 3,22 ,99 -2,22 404 ,026 Khác 3,47 1,01 Phương pháp luyện nói Kinh 2,76 1,17 -2,64 404 ,008 Khác 3,10 1,17

Niềm tin vào bản thân

Kinh 2,12 ,90

3,47 248,84 ,001 Khác 1,81 ,77

Đối với biến kiểm soát dân tộc, kiểm định Levene về cân bằng phương sai giữa hai tổng thể chỉ ra phương sai của hai nhóm học sinh là người Kinh và học sinh là người DTTS ở các yếu tố: lo lắng về môn tiếng Anh (Sig = 0,550>0,05), thái độ với việc học tiếng Anh (Sig = 0,426>0,05), phương pháp luyện nói (Sig = 0,726>0,05) là khơng khác nhau; cịn phương sai của hai nhóm học sinh là người Kinh và học sinh là người DTTS ở các yếu tố: phương pháp học từ vựng (Sig = 0,002<0,05), động lực học tiếng Anh (Sig = 0,000<0,05), niềm tin vào bản thân (Sig = 0,016<0,05) là khác nhau. Với khoảng tin cậy 95%, các kết quả kiểm định T-test cho thấy, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm học sinh là người Kinh và học sinh là người DTTS đối với yếu tố lo lắng về môn tiếng Anh (Sig = 0,226 > 0,05), nói cách khác, yếu tố dân tộc khơng ảnh hưởng đến sự lo lắng về môn tiếng Anh của học sinh; những yếu tố cịn lại (có giá trị Sig < 0,05) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm học sinh là người Kinh và học sinh là người DTTS, trong đó học sinh là người DTTS được cho là thể hiện tốt hơn so với học sinh là người Kinh ở hầu hết các yếu tố, cụ thể, học sinh là người DTTS có động lực học tiếng Anh cao hơn, có thái độ học mơn tiếng Anh tích cực hơn, có chiến lược học (từ vựng, học nói) tiếng Anh tốt hơn so với học sinh là người Kinh; tuy nhiên niềm tin vào bản thân của học sinh người DTTS thấp hơn so với học

62

sinh người Kinh mặc dù mức chênh lệch chỉ ra là không đáng kể.

Từ kết quả này, giả thuyết P6 (Dân tộc ảnh hưởng đến động lực học tiếng

Anh của học sinh), P7 (Dân tộc ảnh hưởng đến chiến lược học ngoại ngữ của học sinh)P8 (Dân tộc ảnh hưởng đến niềm tin vào bản thân của học sinh) và P9

(Dân tộc ảnh hưởng đến thái độ với việc học tiếng Anh của học sinh) được chấp nhận. Giả thuyết P10 (Dân tộc ảnh hưởng đến lo lắng về môn tiếng Anh của học

sinh) bị bác bỏ.

3.3.3. Với biến kiểm soát nơi cư trú

Bảng bên dưới trình bày lần lượt kết quả của các phép kiểm định (Levene, T-test) đối với biến kiểm soát nơi cư trú.

Bảng 3.3.3. Kiểm định t với biến kiểm soát Nơi cư trú

YẾU TỐ NƠI CƯ

TRÚ TB ĐLC GIÁ TRỊ t HỆ SỐ BẬC TỰ DO MỨC Ý NGHĨA Lo lắng về môn TA TP 3,32 1,02 -,185 404 ,854 NT 3,34 1,08 Phương pháp học từ vựng TP 3,43 ,81 3,40 389,71 ,001 NT 3,12 1,01 Động lực học tiếng Anh TP 4,34 ,76 4,46 403,80 ,000 NT 3,92 1,12

Thái độ với việc học TA TP 3,47 ,96 2,90 404 ,004 NT 3,17 1,02 Phương pháp luyện nói TP 3,08 1,17 3,00 404 ,003 NT 2,72 1,17

Niềm tin vào bản thân

TP 1,96 ,82

-1,40 369,64 ,161

NT 2,08 ,91

63

sai giữa hai tổng thể chỉ ra phương sai của hai nhóm học sinh ở thành phố và học sinh ở nông thôn ở các yếu tố: lo lắng về môn tiếng Anh (Sig = 0,644>0,05), thái độ với việc học tiếng Anh (Sig = 0,720>0,05), phương pháp luyện nói (Sig = 0,838>0,05) là khơng khác nhau; cịn phương sai của hai nhóm học sinh ở thành phố và học sinh ở nông thôn ở các yếu tố: phương pháp học từ vựng (Sig = 0,000<0,05), động lực học tiếng Anh (Sig = 0,000<0,05), niềm tin vào bản thân (Sig = 0,041<0,05) là khác nhau. Với khoảng tin cậy 95%, các kết quả kiểm định T-test cho thấy, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm học sinh ở thành phố và học sinh ở nông thôn đối với yếu tố lo lắng về môn tiếng Anh (Sig = 0,854>0,05) và yếu tố niềm tin vào bản thân (Sig = 0,161>0,05), nói cách khác, yếu tố nơi cư trú không ảnh hưởng đến sự lo lắng về môn tiếng Anh và niềm tin vào bản thân của học sinh; những yếu tố cịn lại (có giá trị Sig < 0,05) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm học sinh ở thành phố và học sinh ở nơng thơn, trong đó học sinh ở thành phố được cho là thể hiện tốt hơn so với học sinh ở nông thôn, cụ thể, học sinh ở thành phố có động lực học tiếng Anh cao hơn và có thái độ học mơn tiếng Anh tích cực hơn, có chiến lược học (từ vựng, học nói) tiếng Anh tốt hơn so với học sinh ở nông thôn. Điều này có thể được giải thích bằng thực tế là học sinh ở thành phố có nhiều điều kiện và cơ hội để trải nghiệm việc học tiếng Anh hơn so với học sinh ở nông thôn.

Từ kết quả này, giả thuyết P13 (Nơi cư trú ảnh hưởng đến niềm tin vào

bản thân của học sinh) và P15 (Nơi cư trú ảnh hưởng đến lo lắng về môn tiếng Anh của học sinh) bị bác bỏ; các giả thuyết P11 (Nơi cư trú ảnh hưởng đến động lực học tiếng Anh của học sinh), P12 (Nơi cư trú ảnh hưởng đến chiến lược học ngoại ngữ của học sinh) và P14 (Nơi cư trú ảnh hưởng đến thái độ với việc học tiếng Anh của học sinh) được chấp nhận.

64

Một phần của tài liệu Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn tiếng anh của học sinh lớp 12 ở tỉnh gia lai (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)