PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn tiếng anh của học sinh lớp 12 ở tỉnh gia lai (Trang 43 - 46)

2.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Việc thu thập dữ liệu trong nghiên cứu được tiến hành bằng việc khảo sát dựa trên bảng câu hỏi. Để học sinh có thể hiểu giống nhau về cách thức thực hiện phiếu khảo sát, chúng tôi sẽ đưa ra lời giải thích ngắn gọn về mục đích của nghiên cứu và hướng dẫn cụ thể cho họ. Học sinh được thông báo nếu tham gia vào cuộc khảo sát này có nghĩa là họ đồng ý cho chúng tơi sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2021 của họ. Học sinh cũng được thơng báo về việc khơng có câu trả lời đúng hay sai cho bất kỳ câu hỏi nào, kể cả các câu trả lời và thông tin họ cung cấp trong phiếu khảo sát (bao gồm một số thông tin về nhân khẩu học của người trả lời như: tên, giới tính, ngày sinh, dân tộc, trường học) hồn tồn được giữ bí mật, chỉ phục vụ duy nhất cho mục đích nghiên cứu. Cuối cùng, chúng tơi nhấn mạnh sự tham gia của học sinh hoàn toàn là việc tự nguyện cũng như yêu cầu về sự trung thực trong việc tự đánh giá từng mục của mỗi yếu tố.

2.2. Quy trình nghiên cứu

Hình 2.2 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành thơng qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Cơ sở lý luận Thiết kế bảng hỏi Khảo sát thử nghiệm Chỉnh sửa bảng hỏi Khảo sát chính thức Xử lý số liệu Phân tích Viết báo cáo

38

Mục đích của nghiên cứu sơ bộ nhằm điều chỉnh lại thuật ngữ cũng như nội dung các câu hỏi trong bảng hỏi cho phù hợp với đối tượng khảo sát. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện với sự tham gia của 20 học sinh lớp 12 chưa tốt nghiệp THPT ở tỉnh Gia Lai.

Sau khi đã điều chỉnh bảng hỏi, nghiên cứu chính thức được thực hiện với 406 học sinh lớp 12 chưa tốt nghiệp THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai đại diện cho tổng thể mẫu để kiểm định mơ hình nghiên cứu cũng như kiểm định các giả thuyết đã đề xuất.

2.3. Xây dựng công cụ nghiên cứu

2.3.1. Tổng thể và Mẫu nghiên cứu 2.3.1.1. Tổng thể mẫu 2.3.1.1. Tổng thể mẫu

Tỉnh Gia Lai nằm ở khu vực miền núi – biên giới phía Bắc Tây Nguyên với khoảng 34 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó lượng dân tộc thiểu số chiếm khoảng 46%. Như vậy, với khách thể là học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tổng thể mẫu nghiên cứu của chúng tơi có sẽ bao gồm cả học sinh người Kinh và học sinh là người dân tộc thiểu số (DTTS). Với số lượng trường học THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai, số lượng học lớp 12 khoảng trên 10.000 học sinh, trong độ tuổi từ 17 đến 20 tuổi.

2.3.1.2. Phương pháp chọn mẫu

Nghiên cứu sử dụng kết hợp hai phương pháp chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi xác suất. Đầu tiên, sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng để chúng tôi chọn mẫu nghiên cứu. Với các trường THPT trên địa bàn tỉnh, chúng tôi sẽ chia các trường ra làm 2 nhóm: (1) những trường đóng trên địa bàn thuộc thành phố và (2) những trường đóng trên địa bàn nơng thơn. Sau đó bằng phương

pháp lấy mẫu thuận tiện (do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong thời gian thu thập dữ liệu) chúng tôi sẽ chọn ra ba trường đại diện cho mỗi nhóm và từ mỗi trường chúng tơi sẽ sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để chọn ra

39

những học sinh ở lớp 12 đại diện cho trường tham gia khảo sát. Do đề tài có liên quan đến việc kiểm định với biến kiểm soát dân tộc và tổng thể mẫu bao gồm cả học sinh là người Kinh và học sinh là người DTTS nên tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện để chọn học sinh lớp 12 ở trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cùng tham gia khảo sát.

2.3.1.3. Cỡ mẫu

Vì tổng thể lớn hơn 10.000, dựa theo công thức Cochran (1977):

𝑛 = 𝑧

2. 𝑝(1 − 𝑝) 𝑒2

Với p = 0,5; Z = 1,96 (độ tin cậy 95%); e = 5% thì cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là: 385 học sinh.

Dựa theo phương pháp phân tích hồi quy đa biến để ước lượng cỡ mẫu, theo Tabachnick và Fidell (1996), cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo cơng thức:

𝑛 = 50 + 8. 𝑚

Với m = 5 (m là số biến độc lập) thì cỡ mẫu tối thiểu là 90 học sinh.

Dựa theo phương pháp phân tích khám phá nhân tố EFA để ước lượng cỡ mẫu, theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998), kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát:

𝑛 = 5. 𝑚

Với m = 52 (m là tổng số biến quan sát từ các yếu tố) thì cỡ mẫu tối thiểu là 260 học sinh.

Từ các phân tích ở trên, chúng tơi quyết định chọn cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu là 500 học sinh đại diện tham gia vào khảo sát này (đề phịng trường

40

hợp có khoảng 25% phiếu hỏng). Với tính tốn cỡ mẫu như vậy, chúng tôi phân phối số phiếu khảo sát vào các trường như sau:

TT TÊN TRƯỜNG ĐỊA BÀN SỐ LƯỢNG TỶ LỆ %

1 Trường THPT Lê Lợi TP 70 14

2 Trường THPT Phan Bội Châu TP 50 10

3 Trường THPT Nội trú tỉnh TP 100 20

4 Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng NT 80 16

5 Trường THPT Mạc Đĩnh Chi NT 150 30

6 Trường THPT Lê Hồng Phong NT 50 10

Tổng cộng 500 100

Một phần của tài liệu Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn tiếng anh của học sinh lớp 12 ở tỉnh gia lai (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)