Phân tích One way ANOVA

Một phần của tài liệu Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn tiếng anh của học sinh lớp 12 ở tỉnh gia lai (Trang 71 - 96)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Kiểm định sự khác biệt về KQHT giữa các nhóm học sinh có đi học

3.4.2. Phân tích One way ANOVA

Để tìm hiểu xem có sự khác biệt nào về KQHT giữa các nhóm học sinh có thời gian đi học thêm tiếng Anh trong tuần khác nhau hay không, tác giả tiếp tục thực hiện phân tích One way ANOVA. Để thực hiện so sánh giá trị trung bình KQHT của các nhóm có thời gian đi học thêm trung bình trong tuần khác nhau, dựa vào bảng tần số về thời gian đi học thêm của học sinh (xem thêm bảng 6 ở phần Phụ lục 6), tác giả chia thời gian đi học thêm trung bình trong tuần của học sinh thành 4 nhóm: (1) từ 1 giờ đến 3 giờ, (2) từ 3,5 giờ đến 5 giờ, (3) từ 6 giờ đến 8 giờ, (4) trên 8 giờ. Kết quả phân tích được thể hiện trong các bảng dưới đây: Bảng 3.4.2.1 Các thống kê mô tả NHĨM SỐ LƯỢNG TRUNG BÌNH ĐLC Nhóm 1: từ 1 giờ đến 3 giờ 56 6,38 1,16 Nhóm 2: từ 3,5 giờ đến 5 giờ 40 7,14 ,94 Nhóm 3: từ 6 giờ đến 8 giờ 32 7,26 ,92 Nhóm 4: trên 8 giờ 15 7,47 1,16 Tổng 143 6,91 1,12

Kết quả ở bảng 3.4.2.1 chỉ ra rằng, học sinh ở nhóm 1 có trung bình KQHT mơn tiếng Anh (TB = 6,38) thấp hơn so với 3 nhóm cịn lại và thấp hơn so với trung bình KQHT của các nhóm (TB = 6,91).

Kết quả kiểm định Sig trong bảng kiểm định phương sai đồng nhất Test of Homogeneity of Variances có giá trị là 0,437 (lớn hơn 0,05) do đó kết luận rằng phương sai của các nhóm đồng nhất (khơng có sự khác biệt), đủ điều kiện để phân tích ANOVA.

Phân tích phương sai ANOVA được thực hiện để so sánh giá trị trung bình KQHT mơn tiếng Anh giữa các nhóm học sinh có dành thời gian đi học thêm

66 tiếng Anh khác nhau.

Giả thuyết H0 được đưa ra: Khơng có sự khác biệt về KQHT mơn tiếng Anh giữa các nhóm học sinh có thời gian đi học thêm tiếng Anh trung bình trong tuần khác nhau.

Kết quả kiểm định ANOVA về trung bình KQHT mơn tiếng Anh của học sinh lớp 12 ở tỉnh Gia Lai có đi học thêm tiếng Anh được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.4.2.2. Kết quả kiểm định ANOVA về trung bình KQHT mơn tiếng Anh của học sinh lớp 12 ở tỉnh Gia Lai có đi học thêm tiếng Anh. ANOVA TỔNG BÌNH PHƯƠNG HỆ SỐ BẬC TỰ DO BÌNH PHƯƠNG TB HỆ SỐ F MỨC Ý NGHĨA Giữa các nhóm 26,39 3 8,79 7,89 ,000 Trong cùng 1 nhóm 154,90 139 1,11 Tổng 181,30 142

Kết quả từ bảng 3.4.2.2 cho thấy giá trị Sig. bằng 0,000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05; do đó bác bỏ giả thuyết H0. Như vậy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trung bình KQHT của các nhóm học sinh có thời gian trung bình đi học thêm tiếng Anh khác nhau. Để tìm xem sự khác biệt giữa các nhóm xảy ra ở đâu, tác giả tiếp tục phân tích sâu ANOVA để tìm ra sự khác biệt bằng phương pháp kiểm định Turkey, kết quả được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 3.4.2.3. So sánh sự khác biệt về trung bình KQHT mơn tiếng Anh giữa các nhóm học sinh.

(I) THỜI GIAN TB ĐI HỌC THÊM

(J) THỜI GIAN TB ĐI HỌC THÊM HIỆU SỐ TB (I-J) SAI SỐ CHUẨN MỨC Ý NGHĨA

67 từ 6 giờ đến 8 giờ -,87* ,23 ,001 trên 8 giờ -1,08* ,30 ,003 từ 3,5 giờ đến 5 giờ từ 1 giờ đến 3 giờ ,75* ,21 ,004 từ 6 giờ đến 8 giờ -,12 ,25 ,962 trên 8 giờ -,33 ,31 ,729 từ 6 giờ đến 8 giờ từ 1 giờ đến 3 giờ ,87* ,23 ,001 từ 3,5 giờ đến 5 giờ ,12 ,25 ,962 trên 8 giờ -,20 ,33 ,921 trên 8 giờ từ 1 giờ đến 3 giờ 1,08* ,30 ,003 từ 3,5 giờ đến 5 giờ ,33 ,31 ,729 từ 6 giờ đến 8 giờ ,20 ,33 ,921 *. Sự khác biệt được chỉ ra ở mức ý nghĩa 0,05

Kết quả kiểm định Tukey cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình KQHT mơn tiếng Anh giữa các nhóm học sinh lớp 12 ở tính Gia Lai có thời gian đi học thêm khác nhau (giá trị Sig < 0,05). Cụ thể, sự khác biệt được chỉ ra giữa nhóm 1 so với các nhóm cịn lại. Điều này được thể hiện rõ ở hiệu số trung bình, chứng tỏ trung bình KQHT mơn tiếng Anh của nhóm 1 thấp hơn so với 3 nhóm cịn lại. Hay nói cách khác, nhóm 1 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với 3 nhóm cịn lại về trung bình KQHT mơn tiếng Anh.

Tiểu kết chương 3

Trong chương này, tác giả đã mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu cùng với các thống kê mô tả về các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu lý thuyết, xem xét mối tương quan giữa các nhân tố. Chương này cũng đã làm rõ được các câu hỏi nghiên cứu đề ra. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, trong những yếu tố được dự đốn có ảnh hưởng đến KQHT môn tiếng Anh của học sinh lớp 12 ở tỉnh Gia Lai thì chỉ có ba trong năm yếu tố là có sự ảnh hưởng, đó là: niềm tin vào bản thân, thái độ với việc học tiếng Anh và lo lắng về mơn tiếng Anh. Ngồi

68

ra, nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố đi học thêm có ảnh hưởng tích cực đến KQHT mơn tiếng Anh của học sinh.

69

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả rút ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, với những yếu tố được đưa vào mơ hình nghiên cứu, được dự

đốn có ảnh hưởng đến kết quả học tập mơn tiếng Anh của học sinh lớp 12 ở tỉnh Gia Lai thì chỉ có các yếu tố: Niềm tin vào bản thân, Thái độ với việc học tiếng Anh và Lo lắng về mơn tiếng Anh là có ảnh hưởng đến kết quả học tập mơn tiếng Anh. Trong đó, yếu tố Thái độ tích cực với việc học tiếng Anh là có ảnh hưởng lớn nhất, kế đến là yếu tố Niềm tin vào bản thân. Cả hai yếu tố này đều có mối tương quan thuận với kết quả học tập môn tiếng Anh. Yếu tố Lo lắng về môn tiếng Anh cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập mơn tiếng Anh và có mối tương quan nghịch với kết quả học tập. Động lực học tiếng Anh, Chiến lược học tiếng Anh (phương pháp học từ vựng, phương pháp luyện nói) gần như khơng có ảnh hưởng đến kết quả học tập môn tiếng Anh của học sinh lớp 12 ở tỉnh Gia Lai, mặc dù chúng có mối tương quan thuận với kết quả học tập môn tiếng Anh và các mối tương quan chỉ ở mức dưới trung bình và yếu.

Thứ hai, nghiên cứu cho thấy yếu tố giới tính, dân tộc và nơi cư trú khơng

ảnh hưởng đến sự Lo lắng về môn tiếng Anh của học sinh. Hơn nữa, trong khi yếu tố giới tính và nơi cư trú khơng ảnh hưởng đến Niềm tin vào bản thân của học sinh, nhưng yếu tố dân tộc có ảnh hưởng. Cịn lại, chúng đều có ảnh hưởng đến Động lực học tiếng Anh, Chiến lược học tiếng Anh và Thái độ với việc học tiếng Anh.

Thứ ba, việc đi học thêm có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của

học sinh lớp 12 ở tỉnh Gia Lai, điều này thể hiện rõ ở thành tích học tập của nhóm học sinh có đi học thêm tiếng Anh cao hơn hẳn so với nhóm học sinh khơng đi học thêm, mức chênh lệch xấp xỉ một điểm.

70 - Đối với cán bộ quản lý:

Cán bộ quản lý phối hợp với tổ bộ môn tiếng Anh trong nhà trường, tổ chức các câu lạc bộ tiếng Anh cho học sinh hoạt động định kỳ một tháng một lần tùy theo tình hình thực tế ở trường với những chủ đề khác nhau. Nếu có điều kiện, nhà trường có thể mời giáo viên là người nước ngồi tham gia để cho học sinh có cơ hội được luyện nói, được giao tiếp bằng ngơn ngữ tiếng Anh ở ngay trong trường mình với người nước ngồi.

Bên cạnh đó, nhà trường có thể mở một lớp phụ đạo học thêm tiếng Anh miễn phí ngay tại trường cho những học sinh yếu kém tham gia cũng như việc tham gia học thêm hoàn toàn tự nguyện. Lịch học thêm có thể là một tuần mơt buổi hai tiết.

- Đối với giáo viên dạy bộ môn tiếng Anh:

Đầu tiên, giáo viên nên nhận thức được và hiểu việc sử dụng các chiến lược học tập của học sinh để giới thiệu các chiến lược hiệu quả đến học sinh và thúc đẩy học sinh sử dụng các chiến lược học tập khác nhau. Đặc biệt giáo viên nên cung cấp và hướng dẫn học sinh sử dụng các chiến lược học tập thường xuyên hơn và hiệu quả hơn để đạt được trình độ tiếng Anh mong muốn của học sinh, góp phần cải thiện niềm tin vào bản thân của học sinh.

Niềm tin vào bản thân là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất và thành tích của người học trong việc học ngơn ngữ. Do đó, xây dựng niềm tin vào bản thân ở học sinh ngày nay là rất quan trọng cùng với việc tạo ra một hình ảnh trường học tốt, các biện pháp thực hành khác cũng phải được thực hiện. Chẳng hạn, giáo viên cần có các biện pháp sư phạm hoặc thiết kế các hoạt động trải nghiệm thực tiễn hay tăng giờ thực hành tiếng Anh để làm tăng sự tự tin trong giao tiếp cũng như sử dụng tiếng Anh ở học sinh.

Điều quan trọng đối với một giáo viên là phải trở thành một hình mẫu tốt cho học sinh, hỗ trợ nhiệt tình (củng cố và khuyến khích lẫn nhau khi nhận thấy

71

những trở ngại trong việc học tiếng Anh) để học sinh tiếp tục học tập và cung cấp phản hồi mang tính xây dựng, những điều này dường như có ảnh hưởng đến sự tự tin và sự tự tin để tiếp tục học hỏi mặc dù cịn nhiều khó khăn gặp phải. Phản hồi mang tính xây dựng của giáo viên là một yếu tố quan trọng trong quá trình cố vấn, hướng dẫn. Những điều này được mong đợi để làm tăng niềm tin vào bản thân của học sinh để có thể đạt được mục tiêu và học sinh cảm thấy vui khi học tiếng Anh.

Sự lo lắng khi học ngoại ngữ không phải là điều nên bỏ qua hay cân nhắc một vấn đề để học sinh tự giải quyết. Để tối ưu hóa việc học cho tất cả mọi người, giáo viên cần nhận thức được các tình huống gây lo lắng và thực hiện các bước để giảm thiểu tác động tiêu cực của chúng. Giáo viên phải chú ý nhiều hơn đến sự lo lắng ở hoc sinh. Giáo viên có thể tạo ra một bầu khơng khí thoải mái cho học sinh, điều này có thể làm cho học sinh cảm thấy an tồn để bày tỏ quan điểm của mình, giáo viên cũng cần tránh đánh giá tiêu cực đối với học sinh trong lớp và nhận xét các hành vi của học sinh với nhiều động viên hơn. Giáo viên cũng có thể nói rõ ràng cho học sinh biết khơng thể tránh khỏi sự lo lắng trong học tập tiếng Anh và cho học sinh biết rằng lo lắng có thể được giảm bớt thông qua việc tự điều chỉnh suy nghĩ và học tập của họ. Mặc dù giáo viên có thể sử dụng các phương pháp nêu trên để giúp học sinh vượt qua sự lo lắng của họ trong lớp học tiếng Anh, tuy nhiên giáo viên khơng nên cố gắng giúp học sinh thốt khỏi sự lo lắng hịan tồn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng lo lắng đầy đủ đóng một vai trị tích cực và có thể thúc đẩy học sinh duy trì nỗ lực học tập [28]. Do đó, giáo viên thực hiện công việc là giúp học sinh giữ được sự lo lắng vừa đủ, khơng q nhiều cũng khơng q ít.

Nhằm mục đích nâng cao hiệu suất của học sinh trong tiếng Anh, là việc cần thiết cho các giáo viên ngoại ngữ cũng như người học thực hiện các biện pháp để tạo thái độ tích cực cho người học. Xây dựng mục tiêu thực tế và có

72

thể đạt được, xây dựng một môi trường lớp học thư giãn, chia sẻ kinh nghiệm và cảm xúc học ngoại ngữ, mang lại nhiều cơ hội sử dụng ngơn ngữ hơn cho người học, khuyến khích và khen ngợi người học thường xuyên, sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học… được khuyến cáo là có hiệu quả trong việc tạo thái độ tích cực cho người học.

- Đối với học sinh:

Học sinh cần nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của tiếng Anh đối với sự phát triển tương lai của bản thân. Từ đó, cần có thái độ tích cực và niềm yêu thích đối với tiếng Anh, xây dựng kế hoạch học tập môn tiếng Anh cụ thể, tạo động lực cho bản thân để rèn luyện, nâng cao trình độ tiếng Anh của mình. Nếu kết quả học tập mơn tiếng Anh tốt hoặc có sự tiến bộ sau mỗi kỳ kiểm tra, thì các em sẽ càng có thêm niềm tin vào bản thân cũng như động lực để học tiếng Anh, càng góp phần làm giảm bớt sự lo lắng về tiếng Anh của họ. Vì sự hạn chế về trình độ của tác giả cũng như sự hạn chế về thời gian nên luận văn này chắc chắn khơng tránh khỏi những sai sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của thầy cô, bạn bè cũng như các chuyên gia để tác giả rút kinh nghiệm cho những lần nghiên cứu sau này.

73

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

[1] Nguyễn Thị Thảo, So sánh kết quả học tập Tiếng Anh theo dân tộc và theo

giới tính của sinh viên không chuyên ngữ K16 trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ trường Đại học Thái

Nguyên, 2020.

[17] Nguyễn Hữu Bình, Khảo sát độ tin cậy của phiên bản tiếng Việt – bộ công

cụ đo chiến lược học tập ngôn ngữ của Oxford trên đối tượng người Việt Nam học tiếng Pháp, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 2010.

[18] Nguyễn Thành Đức và cộng sự, Các chiến lược học ngôn ngữ của sinh

viên không chuyên Anh văn tại trường Đại học Cần Thơ, Tạp chí Khoa học

trường Đại học Cần Thơ, 2012.

[34] Võ Văn Việt, Thái độ của sinh viên đại học đối với việc học tiếng Anh:

Một nghiên cứu điển hình tại trường Đại học Nơng Lâm, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, 2017.

[39] Chương trình giáo dục phổ thơng mơn tiếng Anh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018.

[42] Trương Công Bằng, Những yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh của

sinh viên Việt Nam, Tạp chí Khoa học ngơn ngữ và văn hóa, 2017.

[44] Lê Thị Kim Oanh, Các yếu tố tác động đến kết quả thi học sinh giỏi môn

Tin học cấp thành phố của học sinh Tiểu học (Nghiên cứu trường hợp thành phố Đà Nẵng), Luận văn thạc sĩ, 2013.

[48] Bài giảng “Các lý thuyết về sự phát triển con người”, PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa, 2020.

74

II. Tiếng Anh

[2] Masoud Zoghi, Seyyed Ali Kazemi and Ali Kalani, The Effect of Gender

on language Learning, Journal of Novel Applied Sciences, 2013.

[3] Sayid Dabbagh Ghazvini, Milad Khajehpour, Attitudes and Motivation in

learning English as Second language in high school students, Procedia Social

and Bahavioral Sciences 15, 2011.

[4] Meihua Liu và Wenhong Huang, An Exploration of Foreign Language

Anxiety and English Learning Motivation, Education Research International,

2011.

[5] Willy A. Renandya, Essential Factors Affecting EFL Learning Outcomes, English Teaching, 2013.

[6] Wimolams, A Suvey Study of Motivation in English Language Learning of

First Year Undergraduate Students at Sirindhorn International Instutute of Technology, Thammasat University.

[7] Zhang và cộng sự, Motivation and Second Foreign Language Proficiency:

The Mediating Role of Foreign Language Enjoyment, 2020.

[8] Al-Buainain, Language Learning Strategies Employed by English Majors

at Qatar University: Questions and Queries, Asiatic, 2010.

[9] Aamna Khalid và cộng sự, A Study of the Attitudes and Motivational

Orientations of Pakistani Learners Toward the Learning of English as a Second Language, SAGE Open, 2016.

[10] Javid và cộng sự, Effects of English Language Proficiency on the Choice

of Language Learning Strategies by Saudi English-major Undergraduates,

English Language Teaching, 2013.

75

thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí

Một phần của tài liệu Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn tiếng anh của học sinh lớp 12 ở tỉnh gia lai (Trang 71 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)