CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
1.2. Cơ sở lý thuyết
1.2.6.5. Lo lắng về môn tiếng Anh
Lo lắng về ngoại ngữ được các nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những yếu tố tình cảm quan trọng có ảnh hưởng đến việc học ngoại ngữ của học sinh và là một lĩnh vực nghiên cứu nhận được nhiều sự quan tâm trong tâm lý học cũng như giáo dục từ những năm 1970.
Theo Horwitz và cộng sự (1986), “lo lắng là cảm giác chủ quan của sự căng thẳng, sợ hãi, hồi hộp và lo lắng liên quan đến một sự kích thích của hệ thống thần kinh tự trị”. Theo đó, các nhà nghiên cứu này quan niệm “lo lắng về ngoại ngữ như một nhận thức phức tạp riêng biệt về bản thân, niềm tin, cảm xúc và hành vi liên quan đến việc học ngoại ngữ trong lớp học phát sinh từ tính độc đáo của q trình học tập ngơn ngữ” [32].
Các nhà tâm lý học phân biệt ba loại lo lắng: lo lắng đặc điểm, lo lắng trạng thái và lo lắng theo tình huống cụ thể. Lo lắng đặc điểm là “một khuynh hướng lo lắng thường trực” (Scovel, 1978), nghĩa là một người ln có ý định lo lắng, “tính dễ bị lo lắng” (Sieber, O’Neil & Tobias, 1977), điều này thuộc về đặc điểm trong tính cách của một cá nhân. Lo lắng trạng thái là “phản ứng cảm
32
xúc hoặc kiểu phản ứng xảy ra ở một cá nhân nhận thức một tình huống cụ thể là nguy hiểm hoặc đe dọa cá nhân, bất kể sự hiện diện hoặc khơng có nguy cơ khách quan” (Spielberger, 1972) [29]. Lo lắng theo tình huống cụ thể, là một dạng lo lắng duy nhất xảy ra bất biến theo thời gian trong một tình huống nhất định (MacIntyre & Gardner, 1991), chẳng hạn như nói trước đám đơng, thi cử hoặc tham gia lớp học (Ellis, 1994) [27].
Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ tin rằng việc học ngoại ngữ có liên quan đến lo lắng tình huống cụ thể hơn là lo lắng đặc điểm và lo lắng trạng thái (Gardner, 1985; Horwitz và cộng sự, 1986) [30].
Trong số những lo lắng về tình huống cụ thể, lo lắng ngoại ngữ trong lớp học đã được nghiên cứu rộng rãi (Horwitz và Cope, 1986; MacIntyre và Gardner, 1991; Gardner, 1985; Young, 1991). Trong giới hạn của đề tài này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về sự lo lắng trong lớp học ngoại ngữ, cụ thể ở đây là tiếng Anh. Horwitz và cộng sự (1986) tin rằng lo lắng ngoại ngữ chịu trách nhiệm về phản ứng cảm xúc tiêu cực của học sinh đối với học ngơn ngữ vì học sinh phải đối mặt với một thứ ngơn ngữ và văn hóa hồn tồn xa lạ. Họ đã xác định ba thành phần “xây dựng nên khái niệm mô tả sự lo lắng trong lớp học ngoại ngữ” đó là: e ngại giao tiếp, sợ bị đánh giá tiêu cực và lo lắng bài kiểm tra [32].
Horwitz và cộng sự (1986) định nghĩa, e ngại giao tiếp là một kiểu nhút nhát được đặc trưng bởi sợ hãi hoặc lo lắng về việc giao tiếp với mọi người, với các biểu hiện như khó khăn khi nói (lo lắng khi giao tiếp bằng miệng) hoặc ở nơi công cộng; sợ bị đánh giá tiêu cực là “e ngại về đánh giá của người khác, tránh các tình huống đánh giá, và mong đợi rằng những người khác sẽ đánh giá bản thân tiêu cực”, có thể xảy ra trong bất kỳ tình huống đánh giá nào liên quan đến ngoại ngữ; lo lắng bài kiểm tra đế cập đến một loại lo lắng về hiệu suất bắt
33
nguồn từ sợ thất bại trong bối cảnh đánh giá học tập của học sinh, bao gồm cả kiểm tra miệng, câu đố... [32].