Đánh giá độ giá trị thang đo

Một phần của tài liệu Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn tiếng anh của học sinh lớp 12 ở tỉnh gia lai (Trang 53 - 56)

Bảng 2.3.1 Bảng phân phối mẫu tham gia khảo sát

2.3.5. Đánh giá độ giá trị thang đo

Sau khi đánh giá độ tin cậy, các thang đo sẽ được phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) để rút trích các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát). (Trích nguồn từ: Sái Cơng Hồng – Lê Đức Ngọc, Hướng dẫn thực hành thống kê ứng dụng trong giáo dục, NXB Đại

48

học Quốc gia Hà Nội, 2016, Trang 154). Để quyết định giữ biến hay loại biến trong EFA, dữ liệu cần thỏa mãn hai điều kiện:

- “Giá trị hội tụ”: các biến quan sát hội tụ về cùng một nhân tố.

- “Giá trị phân biệt”: các biến quan sát thuộc về nhân tố này và phải phân biệt với nhân tố khác.

Các thang đo được đánh giá như sau:

✓ Chọn phương pháp rút trích nhân tố là rút các thành phần chính – Principal components, với phép xoay Varimax.

✓ Tiêu chuẩn rút trích nhân tố dựa vào giá trị Eigenvalue: Chỉ những nhân tố nào lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mơ hình phân tích.

✓ Quan tâm đến tiêu chuẩn: hệ số tải (Factor Loading) của mỗi Item ≥ 0,5 và tại mỗi Item, chênh lệch hệ số tải lớn nhất và bất kỳ phải ≥ 0,3 (Jabnoun & Al-Tamimi, 2003) (trích dẫn từ Nguyễn Khánh Duy, 2009)

✓ Tổng phương sai trích ≥ 50% (Gerbing & Anderson, 1988) (trích dẫn từ Nguyễn Khánh Duy, 2009)

✓ KMO ≥ 0,5 , kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0,05) (trích dẫn từ Nguyễn Khánh Duy, 2009)

Sau khi khảo sát chính thức, kết quả phân tích EFA lần đầu được trình bày trong bảng 4 ở phần Phụ lục 4. Những biến không đạt yêu cầu được loại lần lượt theo quy tắc:

✓ Hệ số tải Factor Loading nhỏ hơn hệ số tải tiêu chuẩn (0,5).

✓ Tải lên hai hay nhiều nhóm nhân tố và chênh lệch hệ số tải nhỏ hơn 0,3.

✓ Nằm tách biệt duy nhất ở một nhân tố.

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s trong phân tích nhân tố khám phá EFA như sau:

49

Hình 2.3.5. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s

Có thể thấy, giá trị của chỉ số KMO=0,917 (lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1,0) và kiểm định Bartlett’s có ý nghĩa thống kê (giá trị Sig =0,000<0,05). Do đó, các biến quan sát còn lại hội tụ về các nhân tố hoàn toàn phù hợp và các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Bảng tổng phương sai trích chỉ ra giá trị tổng phương sai là 62,91%, lớn hơn 50%; có thể nói rằng 62,91% sự thay đổi của các nhân tố này được giải thích bởi các biến quan sát. Từ các phân tích trên cho thấy phân tích nhân tố EFA phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.

Kết quả phân tích EFA lần cuối sau khi khảo sát chính thức được trình bày ở bảng 5 phần Phụ lục 5. Các biến bị loại khỏi mơ hình đó là: CL_C2, CL_D2, CL_D3, CL_E1, CL_E3, DL_CC3, LL_A1, LL_A4.

Kết quả EFA lần cuối, có 6 nhân tố được rút trích đảm bảo được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Trong đó, khái niệm Chiến lược học ngoại ngữ là một khái niệm đa hướng, khi EFA các biến quan sát rút trích thành 2 nhân tố (nhân tố 2 và nhân tố 6):

✓ Nhân tố 1: gồm LL_A2, LL_A3, LL_B1  LL_B4, LL_C1  LL_C4; được đặt tên là “Lo lắng về môn tiếng Anh”.

✓ Nhân tố 2 gồm: CL_A1  CL_A3, CL_B1  CL_B3, CL_C1, CL_C3, CL_D1, CL_F1; được đặt tên là “Phương pháp học từ vựng tiếng Anh”.

✓ Nhân tố 3 gồm: DL_TIC1  DL_TIC3, DL_CC1, DL_CC2; được đặt tên là “Động lực học tiếng Anh”.

50

✓ Nhân tố 4 gồm: NT1  NT6; được đặt tên là “Niềm tin vào bản thân”.

✓ Nhân tố 5 gồm: TD_TIC1  TD_TIC4, DL_TIC4; được đặt tên là “Thái độ (tích cực) với việc học tiếng Anh”.

✓ Nhân tố 6 gồm: CL_F2, CL_F3, CL_E2; được đặt tên là “Phương pháp luyện nói tiếng Anh”.

Một phần của tài liệu Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn tiếng anh của học sinh lớp 12 ở tỉnh gia lai (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)