Động lực học tập môn tiếng Anh

Một phần của tài liệu Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn tiếng anh của học sinh lớp 12 ở tỉnh gia lai (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN

1.2. Cơ sở lý thuyết

1.2.6.1. Động lực học tập môn tiếng Anh

Động lực được coi là một trong những yếu tố chính có ảnh hưởng đến hiệu quả học tập cũng như khả năng đầu tư vào các hoạt động học tập của học sinh bên cạnh những yếu tố khác như hứng thú học tập, cạnh tranh trong học tập, thái độ với việc học, ... Ryan và Deci tuyên bố động lực là thuộc tính xúi giục chuyển động, năng lượng, hướng đi, lý do cho hành vi của chúng ta và “cái gì”, “tại sao” chúng ta làm điều gì đó [15].

27

Mức độ động lực của học sinh phản ánh sự tham gia và đóng góp của học sinh trong mơi trường học tập. Có động lực sẽ giúp học sinh theo đuổi việc học tập để thành cơng, ngược lại việc thiếu động lực có thể tạo ra những cản trở để đạt được thành cơng cùng với cảm giác thất vọng và khó chịu càng có thể dẫn đến cản trở hiệu suất và hứng thú trong học tập. Đơn giản hơn có thể hiểu, nếu có động lực, học sinh sẽ học tốt hơn và lưu giữ được nhiều hơn những gì được học.

✓ Các loại động lực học ngoại ngữ (ngôn ngữ thứ hai)

Về cơ bản, có hai loại động lực là động lực bên trong và động lực bên ngoài.

Theo Ryan và Deci (2000), động lực bên trong (động lực nội tại) xác định một hoạt động được thực hiện vì lợi ích của chính nó mà khơng cần dự kiến các phần thưởng bên ngoài. Ngược lại, theo Tohidi và Jabbari (2012), động lực bên ngồi mơ tả các hoạt động mà học sinh tham gia trong khi mong đợi phần thưởng, có thể là dưới dạng điểm tốt hoặc sự cơng nhận, hoặc vì sự ép buộc và sợ bị trừng phạt [16].

Một số nghiên cứu về động lực của người học ngoại ngữ (ngôn ngữ thứ hai) thường phân biệt hai loại động lực chính là động lực tích hợp và động lực cơng cụ (ví dụ, Gardner & Lambert, 1972; Dornyei, 2001; Liao, 1996).

Gardner (1983) định nghĩa động lực tích hợp có nghĩa là “học một ngơn ngữ vì người học mong muốn xác định bản thân hoặc hòa nhập vào xã hội của ngơn ngữ đích”; động lực cơng cụ là “học một ngơn ngữ vì một người nào đó hoặc là vì cảm nhận rõ ràng về những lợi ích mà nó có thể đem lại cho người học” [23]. Nói cách khác, một người được thúc đẩy bởi động lực tích hợp học một L2 (Second Language) để tương tác hoặc trở nên gần gũi với cộng đồng L2, trong khi những người học được thúc đẩy bởi động lực công cụ là học cho

28

các mục tiêu thực tế, chẳng hạn như vượt qua kỳ thi, đạt được điểm cao hoặc để thúc đẩy sự nghiệp, vì cơng việc, …

Một số nhà nghiên cứu tin rằng động lực tích hợp có ý nghĩa hơn đối với sự thành cơng của người học L2 (ví dụ như Gass và Selinker (2001), Cook (2001)) và đóng một vai trò quan trọng trong việc học L2. Ngược lại, từ quan điểm khác, Ming và cộng sự, Liao (1996), nói rằng sinh viên có xu hướng được thúc đẩy bởi động lực công cụ nhiều hơn là động lực tích hợp về mặt học ngoại ngữ bởi vì mong muốn đạt được điểm cao và cơ hội học tập và nghề nghiệp thăng tiến [43].

Một phần của tài liệu Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn tiếng anh của học sinh lớp 12 ở tỉnh gia lai (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)