Bảng 2.3.1 Bảng phân phối mẫu tham gia khảo sát
2.3.3. Định nghĩa các biến nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, biến phụ thuộc được sử dụng là kết quả thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2021 của học sinh. Đề thi THPT Quốc gia là đề thi đã được chuẩn hóa, do đó dữ liệu kết quả thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh hoàn toàn đủ tin cậy để sử dụng cho nghiên cứu. Dữ liệu điểm thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2021 được Sở giáo dục và đào tạo Gia Lai cung cấp. Như đã nói ở trên, việc sử dụng điểm thi này được sự đồng ý của người tham gia khảo sát.
Biến độc lập là 5 yếu tố được dự đốn có ảnh hưởng đến KQHT mơn Tiếng Anh của học sinh lớp 12 tại tỉnh Gia Lai, bao gồm: động lực học tiếng Anh, thái độ với việc học Tiếng Anh, chiến lược học ngoại ngữ, niềm tin vào bản thân và lo lắng về môn tiếng Anh. Các khái niệm được thao tác hóa và mã hóa trong các thang đo như sau:
a. Thang đo động lực học tiếng Anh và thang đo thái độ với việc học tiếng Anh
Hai thang đo này được điều chỉnh từ thang đo Gardner’s Attitude and Motivation Test Battery (AMTB) của Gardner (1985). Trong đó, thang đó động lực học tiếng Anh gồm động lực tích hợp và động lực cơng cụ, mỗi loại động lực có 4 biến quan sát; thang đo thái độ với việc học tiếng Anh gồm thái độ tích cực và thái độ tiêu cực, mỗi loại thái độ có 4 biến quan sát. Cụ thể như sau:
42 A. Động lực tích hợp
DL_TIC1: Học tiếng Anh là rất cần thiết cho sự phát triển bản nhân. DL_TIC2: Em học tiếng Anh để cải thiện kỹ năng tiếng Anh của mình.
DL_TIC3: Học tiếng Anh sẽ cho phép em cảm thấy thoải mái (tự tin) hơn khi giao tiếp với những người nói tiếng Anh.
DL_TIC4: Em học tiếng Anh đơn giản vì em thích tiếng Anh. B. Động lực công cụ
DL_CC1: Tiếng Anh rất quan trọng cho sự nghiệp tương lai của em.
DL_CC2: Em học tiếng Anh vì em muốn làm tốt các bài kiểm tra của mình. DL_CC3: Học tiếng Anh rất quan trọng đối với em vì người khác sẽ tơn trọng em nhiều hơn nếu em giỏi tiếng Anh.
DL_CC4: Em học tiếng Anh để làm hài lịng gia đình. A. Thái độ tích cực
TD_TIC1: Em đã nỗ lực rất nhiều trong việc học tiếng Anh. TD_TIC2: Em thấy việc học tiếng Anh rất thú vị
TD_TIC3: Em thích mỗi khi đến tiết học tiếng Anh.
TD_TIC4: Khi có bài tập tiếng Anh, em sẽ cố gắng tìm ra cách làm. B. Thái độ tiêu cực
TD_TIE1: Em thấy tiếng Anh rất khó học.
TD_TIE2: Em thường cảm thấy không muốn đến tiết học tiếng Anh.
TD_TIE3: Em chưa bao giờ nghĩ đến việc cải thiện trình độ tiếng Anh của mình.
43 b. Thang đo chiến lược học ngoại ngữ
Thang đo chiến lược học ngoại ngữ được điều chỉnh từ thang đo Strategy Inventory for Language Learning (SILL) của OXFORD (1990); gồm có 6 nhóm chiến lược với mỗi nhóm có 3 biến quan sát, cụ thể như sau:
A. Chiến lược ghi nhớ
CL_A1: Em sử dụng từ/ cụm từ tiếng Anh mới học được trong một câu để có thể nhớ chúng.
CL_A2: Em thực hành các từ tiếng Anh mới.
CL_A3: Em xem lại các bài học tiếng Anh thường xuyên. B. Chiến lược nhận thức
CL_B1: Em nói hoặc viết từ mới tiếng Anh nhiều lần cho nhớ. CL_B2: Em luyện các âm của từ/ cụm từ tiếng Anh mới học.
CL_B3: Em xem các chương trình truyền hình hoặc xem các bộ phim nói bằng tiếng Anh.
C. Chiến lược bồi thường (bù đắp)
CL_C1: Để hiểu những từ khơng quen thuộc, em phỏng đốn.
CL_C2: Em cố gắng đoán xem người kia sẽ nói gì tiếp theo bằng tiếng Anh. CL_C3: Nếu em không thể nghĩ ra một từ tiếng Anh, em sử dụng một từ hoặc cụm từ có nghĩa tương tự.
D. Chiến lược siêu nhận thức
CL_D1: Em nhận ra lỗi tiếng Anh của mình và sử dụng thơng tin đó để giúp em làm bài tốt hơn ở lần sau.
CL_D2: Em lên kế hoạch cho mình để có đủ thời gian học tiếng Anh. CL_D3: Em tìm kiếm cơ hội để học tiếng Anh càng nhiều càng tốt.
44 E. Chiến lược tình cảm
CL_E1: Em khuyến khích bản thân nói tiếng Anh ngay cả khi em sợ mắc lỗi. CL_E2: Em tự thưởng cho mình một phần thưởng khi em làm tốt trong môn tiếng Anh.
CL_E3: Em để ý xem mình có căng thẳng hay lo lắng khi học hoặc sử dụng tiếng Anh hay không.
F. Chiến lược xã hội
CL_F1: Nếu em khơng hiểu điều gì đó bằng tiếng Anh, em u cầu người kia nói chậm lại hoặc nói lại.
CL_F2: Em nhờ người (người bản xứ hoặc nói tiếng Anh giỏi) sửa lỗi cho em khi nói chuyện bằng tiếng Anh.
CL_F3: Em thực hành nói tiếng Anh với người khác (bạn học, ba mẹ, …) c. Thang đo niềm tin vào bản thân
Thang đo niềm tin vào bản thân được điều chỉnh từ thang đo Questionnaire of English Self-Efficacy (QESE) được phá triển bởi Wang và cộng sự (2014). Thang đo gồm 6 biến quan sát, phản ánh niềm tin của bản thân học sinh vào khả năng sử dụng Tiếng Anh của mình.
NT1: Em có thể hiểu các chương trình Tivi của người nước ngồi bằng tiếng Anh.
NT2: Em có thể sử dụng tiếng Anh một cách trơi chảy. NT3: Trình độ nghe tiếng Anh của em khá tốt.
NT4: Em có thể nói chuyện với các bạn về các chủ đề bằng tiếng Anh. NT5: Em có thể giải quyết các bài tập tiếng Anh khó một cách dễ dàng. NT6: Em có thể giao tiếp với người nước ngoài bằng tiếng Anh.
45 d. Thang đo sự lo lắng về tiếng Anh
Thang đo sự lo lắng về tiếng Anh được điều chỉnh từ thang đo Foreign Language Classroom Anxiety Scale (FLCAS) của Horwitz và cộng sự (1986), gồm có: Lo lắng về bài kiểm tra, e ngại trong giao tiếp và sợ bị đánh giá tiêu cực; với mỗi loại lo lắng có 4 biến quan sát.
A. Lo lắng về bài kiểm tra
LL_A1: Em thường cảm thấy không thoải mái khi làm các bài kiểm tra tiếng Anh ở trên lớp.
LL_A2: Em lo lắng khi kết quả kiểm tra môn tiếng Anh bị điểm thấp. LL_A3: Càng học để chuẩn bị cho bài kiểm tra tiếng Anh, em càng bối rối. LL_A4: Em sợ rằng giáo viên dạy tiếng Anh sẵn sàng sữa chửa mọi lỗi em mắc phải trong bài kiểm tra.
B. E ngại trong giao tiếp
LL_B1: Em cảm thấy lo lắng khi giáo viên dạy tiếng Anh hỏi những câu hỏi mà em chưa chuẩn bị trước.
LL_B2: Em cảm thấy lo lắng nếu ai đó hỏi em điều gì đó bằng tiếng Anh. LL_B3: Em lo lắng và bối rối khi phải nói bằng tiếng Anh trong tiết học tiếng Anh.
LL_B4: Em cảm thấy run sợ khi biết mình bị gọi tên trong tiết học tiếng Anh. C. Sợ bị đánh giá tiêu cực
LL_C1: Em ln cảm thấy rằng các bạn nói tiếng Anh tốt hơn em. LL_C2: Em sợ các bạn sẽ cười em khi em nói tiếng Anh.
LL_C3: Em lo lắng về việc mắc lỗi khi trả lời (bằng tiếng Anh) sai câu hỏi của giáo viên đưa ra trong tiết học tiếng Anh.
46
LL_C4: Em lo lắng khi không hiểu giáo viên tiếng Anh nói gì trên lớp (nói bằng tiếng Anh).
Các biến kiểm sốt bao gồm: giới tính (nam, nữ), dân tộc (Kinh, người dân tộc thiểu số), nơi cư trú (thành phố, nơng thơn); với mục đích kiểm tra xem có sự khác biệt về ảnh hưởng của chúng đến các yếu tố ảnh hưởng đến KQHT môn tiếng Anh của học sinh ở trên hay không.