Thuyết kiến tạo

Một phần của tài liệu Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn tiếng anh của học sinh lớp 12 ở tỉnh gia lai (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN

1.2. Cơ sở lý thuyết

1.2.1.3. Thuyết kiến tạo

Thuyết kiến tạo coi các tương tác xã hội như nền tảng cho tất cả mọi quá trình học tập và phát triển nhận thức của con người. Những người theo chủ nghĩa kiến tạo coi người học là người xây dựng kiến thức trong bối cảnh xã hội thông qua tương tác với cộng đồng tri thức. Học tập xảy ra khi sự hòa nhập của học sinh vào một cộng đồng tri thức, sự đồng hóa hợp tác và điều ứng của thông tin mới. Động lực học tập bao gồm cả bên trong và bên ngoài. Mục tiêu và động cơ học tập được xác định bởi cả người học và phần thưởng bên ngoài do cộng đồng tri thức cung cấp. Lớp học kiến tạo lấy học sinh làm trung tâm và giáo viên đóng vai trị là người hướng dẫn. Học sinh cần có kiến thức nền tảng trước

21

để các phương pháp tiếp cận theo chủ nghĩa kiến tạo có hiệu quả. Quan điểm học tập của thuyết kiến tạo đã dẫn đến sự chuyển đổi từ “thu nhận kiến thức” sang “xây dựng kiến thức” [46].

Lev Vygotsky là người sáng lập quan trọng của học thuyết kiến tạo. Ông là người đã xác định khái niệm “vùng phát triển gần” (Zone of Proximal Development - ZPD) - là một vùng tiềm năng để học tập của mỗi người. Theo Vygotsky, dạy học phải đi trước sự phát triển. Ông phê phán xu hướng dạy học theo đuổi sự phát triển, trong đó sự chín muồi, sự phát triển xảy ra trước quá trình dạy học; đồng thời ơng nhấn mạnh rằng, dạy học phải rơi vào vùng phát triển gần nhất thì mới tạo ra sự phát triển. Vygotsky cho rằng, trong suốt quá trình phát triển của trẻ đều diễn ra hai mức độ: vùng phát triển hiện tại và vùng phát triển gần nhất [48].

- Vùng phát triển hiện tại: là trình độ mà ở đó các chức năng tâm lý đã đạt đến độ chín muồi, nghĩa là đứa trẻ đã đạt được các chức năng tâm lý cần thiết để có thể đứng độc lập trên đơi chân của mình [48].

- Vùng phát triển gần nhất: trong đó các chức năng tâm lý đang trưởng thành nhưng chưa chín muồi. Vùng phát triển gần nhất chính là vùng sát với thời điểm hiện tại (có sự hỗ trợ của người hướng dẫn) [48].

Từ đó, ơng cho rằng học sinh học tốt nhất khi làm việc hợp tác với những người có trình độ thơng thạo cao hơn họ, cho phép họ hoàn thành các nhiệm vụ mà họ chưa thể làm một cách độc lập.

Giáo viên có thể sử dụng thuyết kiến tạo để giúp hiểu rằng mỗi học sinh sẽ mang những kiến thức đã có của mình đến lớp mỗi ngày. Giáo viên trong các lớp học kiến tạo đóng vai trị là người hướng dẫn nhiều hơn để giúp học sinh tạo ra cách học và hiểu biết của riêng mình. Họ giúp học sinh tạo ra quy trình và thực tế thu nhận kiến thức của riêng mình dựa trên những nền tảng đã có. Điều này rất quan trọng để giúp người học có được trải nghiệm của riêng họ và đưa chúng vào quá trình học tập của mình [47].

22

Một phần của tài liệu Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn tiếng anh của học sinh lớp 12 ở tỉnh gia lai (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)