CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
1.2. Cơ sở lý thuyết
1.2.6.2. Chiến lược học tập ngoại ngữ (ngôn ngữ thứ hai)
Nhiều nghiên cứu cho thấy, các nhà nghiên cứu khác nhau có những quan niệm và định nghĩa khác nhau về chiến lược học tập. Oxford (1990) đã đề nghị một định nghĩa có tính chất tổng qt khi cho rằng chiến lược học ngoại ngữ là “những hành động cụ thể được thực hiện bởi người học để giúp việc học dễ dàng hơn, thú vị hơn, tự định hướng hơn, hiệu quả hơn và dễ chuyển giao hơn trong các tình huống mới” [17]. Khi người học ngơn ngữ gặp phải các nhiệm vụ học tập ngôn ngữ như đọc hoặc viết, họ có thể áp dụng một số chiến lược khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Người học ngôn ngữ sẽ thành công trong các nhiệm vụ nếu sử dụng chiến lược học tập ngơn ngữ thích hợp.
Chiến lược học ngơn ngữ cũng được các nhà nghiên cứu phân loại theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào cách xác định các chiến lược học ngơn ngữ từ các góc nhìn khác nhau.
Cho đến nay, kho chiến lược cho việc học ngoại ngữ của Oxford (1990) (Strategy Inventory for Language Learning - SILL) được đánh giá là một hệ thống các chiến lược học ngoại ngữ dễ hiểu và đầy đủ, toàn diện, chi tiết hơn hệ thống phân loại của các tác giả trước đó [18] [19]. Theo cách phân loại của Oxford (1990), các chiến lược học ngôn ngữ được chia làm hai nhóm chính:
29
các chiến lược trực tiếp và các chiến lược gián tiếp. Nhóm các chiến lược trực tiếp là những cách cụ thể liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, được chia thành: chiến lược ghi nhớ (liên quan đến cách học sinh ghi nhớ ngôn ngữ), chiến lược nhận thức (liên quan đến cách học sinh nghĩ về học tập), chiến lược bồi thường
(cho phép học sinh bù đắp những kiến thức). Nhóm các chiến lược gián tiếp
không liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, nhưng chúng hỗ trợ việc học tập ngôn ngữ, và được chia thành: chiến lược siêu nhận thức (liên quan đến cách học sinh tự quản lý học tập), chiến lược tình cảm (liên quan đến cảm xúc của học sinh), chiến lược xã hội (liên quan đến việc học bằng cách tương tác với những người khác) [19] [20].