Thuyết nhân văn

Một phần của tài liệu Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn tiếng anh của học sinh lớp 12 ở tỉnh gia lai (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN

1.2. Cơ sở lý thuyết

1.2.1.4. Thuyết nhân văn

Thuyết nhân văn được sáng lập bởi Maslow và đại diện là Rogers. Học thuyết học tập nhân văn - một “phương pháp tiếp cận lấy người học làm trung tâm” coi việc học như một cách để phát huy tiềm năng của một cá nhân hơn là đáp ứng các mục tiêu học tập cụ thể để giảm thiểu các tác động căng thẳng. Nghiên cứu của Maslow về thứ bậc nhu cầu là một khái niệm chính trong học thuyết này, vì nó tập trung vào tồn bộ con người, đặc biệt là nhu cầu nhận thức và tình cảm của người học. Học thuyết cho rằng tự hiện thực hóa bản thân là mục tiêu cuối cùng của mỗi cá nhân. Trong quá trình học thuyết nhân văn quan niệm cá nhân tự hành động để phát triển và hồn thiện tiềm năng của mình. Người học được tin tưởng để xác định mục tiêu của chính họ, thiết lập tiêu chuẩn và đánh giá cơng việc của chính họ. Giống như thuyết kiến tạo, lớp học nhân văn lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên là người hỗ trợ và huấn luyện, nhận ra nhu cầu riêng của mỗi học sinh và hỗ trợ sự phát triển học tập và xã hội của họ. Giáo viên trao quyền cho học sinh thiết lập mục tiêu của riêng mình và xác định các bước hành động của họ, khuyến khích học sinh tự đánh giá cơng việc của mình trong mỗi bài học, tạo mơi trường lớp học giúp học sinh đến gần hơn với quá trình tự hiện thực hóa bản thân. Các nhà giáo dục có thể giúp đáp ứng các nhu cầu về tình cảm và thể chất của học sinh, cung cấp cho họ một nơi học tập an toàn, thoải mái và nhiều sự hỗ trợ mà họ cần để thành cơng. Đó là loại mơi trường thuận lợi nhất để giúp học sinh học tập [47].

Có thể thấy mỗi cách tiếp cận của một học thuyết đều có những giá trị riêng. Chính vì vậy, giáo viên cần hiểu biết đầy đủ về các học thuyết học tập này, để có thể vận dụng phối hợp chúng một cách linh hoạt, phù hợp trong chiến lược giảng dạy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhận thức của học sinh đặc biệt là khi xét đến thực tế giáo dục trong thế kỷ XXI có nhiều thay đổi so với trước đây.

23

Một phần của tài liệu Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn tiếng anh của học sinh lớp 12 ở tỉnh gia lai (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)