Hình thành các tuyến xe buýt đặc biệt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi sử dụng xe buýt của người dân tại TPHCM thông qua mô hình logit (Trang 91 - 92)

CHƯƠNG 5 : GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN

5.1. Giải pháp

5.1.2. Hình thành các tuyến xe buýt đặc biệt

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm, nhóm tác giảtìm được mối liên hệ giữa tuổi tác (AGE) và nghề nghiệp (JOB2) nên đề xuất các giải pháp về tuyến

xe buýt đặc biệt theo tiêu chí nhằm gia tăng sốlượng người sử dụng xe buýt thuộc 2

nhóm đối tượng là học sinh –sinh viên và người đã đi làm.

Th nht là hình thành các tuyến xe đêm hoạt động thêm các khung giờ từ

sau 8 giờ tối đến tối thiểu là 10 giờ tối và tối đa là 12 giờ tối đối với khu vực nội thành TPHCM. Trên thực tế, hầu hết các chuyến xe đều ngừng hoạt động sau khung giờ từ7 đến 8 giờ 15 phút tối. Trong khi đó, với một đơ thị hiện đại như TPHCM,

nhu cầu đi lại tăng cao từ khung giờ7 sáng đến trên 10 giờ tối là điều hồn tồn có khả năng và cần được đáp ứng, nhất là bộ phận sinh viên. Vì nếu nhu cầu đi sau giờ

hành chính khơng được đáp ứng, người dân sẽnghĩ đến việc sử dụng các PTCN và dẫn đến sẽ giảm nhu cầu sử dụng xe buýt vào các khung giờ còn lại trong ngày.

Th hai, vì sinh viên là đối tượng có nhu cầu sử dụng xe buýt lớn nhất hiện

nay nên các tuyến xe buýt cần thực hiện liên kết với các trường cần được hình thành

để xe được phép tiến sâu vào khuôn viên trường. Một số trường đại học như Đại

học Bách Khoa, Đại học Quốc tế,…đã áp dụng và tạo nên sự tiện lợi hơn cho hầu hết sinh viên.

Th ba, việc hình thành các tuyến đặc biệt hướng đến mục đích nâng cao số

lượng người sử dụng tiềm năng, mà đáng kể đến là đối tượng người đi làm (trong

đó có cơng nhân, nhân viên các doanh nghiệp tư nhân, có đặc điểm chung là mức

lương trung bình cao). Bàn về vấn đề này, nhóm tác giả đề nghị các doanh nghiệp

cung cấp dịch vụ xe buýt nên liên kết với các cơng ty có ý định sử dụng dịch vụđưa rước nhân viên để hình thành nên tuyến xe buýt chuyên chở thay thế. Điều kiện là các tuyến xe buýt này phải đảm bảo đúng giờ đến các địa điểm quy định để đón số

lượng nhân viên tập trung và đưa họđến công ty theo thời gian đã được các bên ký kết. Hợp đồng thử nghiệm có thể duy trì từ6 tháng đến 1 năm. Điều này không chỉ

tiết kiệm khoảng chi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các xe đưa rước nhân viên

mà cịn giúp người đi làm quen với hình thức sử dụng xe buýt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi sử dụng xe buýt của người dân tại TPHCM thông qua mô hình logit (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)