Nghiên cứu về xây dựng đội ngũ giảng viên ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Minh Hải (Trang 29 - 36)

Tác giả Đỗ Minh Cương, trong cuốn sách Phát triển nguồn nhân lực giáo

dục đại học Việt Nam [43], nêu ra quan điểm xem nhà giáo đại học là nhân tố

quan trọng và có ý nghĩa quyết định nhất đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta, tác giả đã đi sâu phân tích vai trị của trí thức giáo dục đại học, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực giáo dục đại học, qua đó luận chứng một số giải pháp xây dựng phát triển đội ngũ này trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội Nghiên cứu xây dựng các

tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học của giảng viên trong Đại học Quốc gia [41] của hai tác giả Nguyễn Đức Chính và

Nguyễn Phương Nga. Đề tài nghiên cứu xem xét, phân tích các kinh nghiệm về đánh giá chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học của một số trường đại học trên thế giới. Bằng phương pháp nghiên cứu của khoa học giáo dục, hai tác giả đã phân tích thực trạng hoạt động giảng dạy và hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên một số trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Trên cơ sở đó, tác giả đã xây dựng các tiêu chí đánh giá hai hoạt động cơ bản này của giảng viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế.

Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục của Phạm Văn Thuần,

Quản lý đội ngũ giảng viên trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực ở Việt Nam theo quan điểm tự chủ và trách nhiệm xã hội [150]. Luận án đã nghiên cứu lý

luận và thực tiễn quản lý ĐNGV trong các trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực ở Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp quản lý theo quan điểm tự chủ và trách nhiệm xã hội để nâng cao hiệu quả quản lý ĐNGV đáp ứng nhu cầu đổi mới quản lý giáo dục đại học ở nước ta hiện nay. Luận án nêu ra sáu giải pháp quản lý ĐNGV trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực theo quan điểm tự chủ và trách nhiệm xã hội là: Xây dựng môi trường tự chủ và trách nhiệm xã hội;

Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên; Hồn thiện qui trình đánh giá giảng viên; Đổi mới qui hoạch và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; xây dựng và hồn thiện chính sách đãi ngộ đội ngũ giảng viên; Tạo lập hệ thống thông tin quản lý đội ngũ giảng viên.

Tác giả Nguyễn Văn Đệ, trong Luận án tiến sĩ Phát triển đội ngũ giảng

viên các trường đại học ở vùng Đồng bằng sông Cửu long đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học [56], nghiên cứu lý luận quản lý và thực trạng đội ngũ

giảng viên các trường đại học ở Đồng bằng sơng Cửu Long, từ đó đề ra giải pháp phát triển ĐNGV của các trường đại học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học. Tác giả đề ra 5 nhóm giải pháp là: Liên kết ĐNGV giữa các trường đại học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long tạo thành mạng lưới; Phát triển số lượng ĐNGV; Nâng cao phẩm chất và năng lực ĐNGV; Điều chỉnh cơ cấu ĐNGV; Tạo động lực làm việc cho ĐNGV. Tác giả Nguyễn Kim Hồng, trong bài Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng

viên đại học - Tiền đề để giải bài toán chất lượng đại học Việt Nam

[78] phân tích khó khăn lớn nhất của đội ngũ giảng viên đại học ở Việt Nam hiện nay là mức lương thấp, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập cịn thiếu thốn, thiếu phịng thí nghiệm, thiếu kinh phí nghiên cứu khoa học,...do đó, vị trí làm việc là giảng viên không thu hút được người giỏi thật sự. Tác giả nêu ra một số giải pháp để xây dựng đội ngũ giảng viên là: Thay đổi cơ chế tuyển chọn và chế độ trả lương kèm theo; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phịng thí nghiệm, tạo điều kiện cho giảng viên có điều kiện làm việc tốt hơn; Tăng kinh phí nghiên cứu khoa học.

Cơng trình Trí thức giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng

nghiệp hóa, hiện đại hóa [121] của tác giả Nguyễn Văn Sơn đã nghiên cứu làm

rõ tính đặc thù của trí thức trong các trường đại học Việt Nam (đội ngũ giảng viên). Đánh giá thực trạng đội ngũ trí thức đại học Việt Nam về các

mặt: phẩm chất, năng lực, trình độ, theo nhóm ngành, theo sự phân bố vùng miền, theo các loại hình trường và chủ thể quản lý. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức các trường đại học ở nước ta đảm bảo cơ cấu, chất lượng đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Bài báo Xây dựng đội ngũ giảng viên trong trường đại học - Thực trạng

và giải pháp [81] của Nguyễn Thị Thu Hương, đã đánh giá thực trạng đội ngũ

và công tác quản lý đội ngũ giảng viên trong trường đại học hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên trong trường đại học ở nước ta hiện nay, bao gồm: giải pháp về pháp lý; hoàn thiện chế định quyền và nghĩa vụ của giảng viên trong trường đại học; thu hút, tạo nguồn, tuyển chọn giảng viên trong trường đại học; chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên; kiểm tra, nhận xét, đánh giá giảng viên.

Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục của Nguyễn Mỹ Loan, Quản lý phát

triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long [91], nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý phát

triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề. Đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên và thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ở một số trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2008 - 2011. Đề xuất giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên các trường trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Cơng trình Đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam trong đào tạo

nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa [70] của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà đã trình bày lý luận chung về trí

thức giáo dục đại học và nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phân tích thực trạng vai trị của đội ngũ trí thức giáo dục đại học (cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, cán bộ

quản lý) trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra hiện nay. Đề xuất một số quan điểm cơ bản và các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tác giả Trần Thị Lan trong Luận án tiến sĩ Triết học Chất lượng lao động

của đội ngũ trí giáo dục đại học Việt Nam hiện nay [86] khẳng định, trí thức

giáo dục đại học là một lực lượng xã hội gồm ba bộ phận: giảng viên (chiếm số đông); cán bộ lãnh đạo, quản lý; một số nhân viên, chuyên viên của các phòng, ban tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục ở bậc đại học. Luận án đánh giá thực trạng chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam và những vấn đề đặt ra. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế tri thức và đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhóm Đối thoại giáo dục, trong Báo cáo Tổng kết nghiên cứu về phương

hướng cải cách đại học ở Việt Nam [57] đưa ra những phương hướng, đề mục

cải cách mấu chốt cho giáo dục đại học Việt Nam theo kết cấu: phân tích hiện trạng, khuyến nghị và lộ trình. Những đề mục cải cách mấu chốt bao gồm: (1) cải cách mơ hình quản trị đại học; (2) cải cách tài chính trong giáo dục đại học; (3) đảm bảo chất lượng; (4) nghiên cứu khoa học và giảng dạy; (5) dân chủ nội bộ và tự do học thuật.

Liên quan đến nội dung nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở trường đại học, nhóm tác giả đưa ra một số khuyến nghị: về giảng dạy cần giảm số môn bắt buộc, giảm số giờ lên lớp; tăng số giờ thực tập, thực hành, làm đề tài và làm bài tập; khuyến khích việc sử dụng trực tiếp học liệu do các trường đại học tiên tiến cung cấp để giảng viên giảm giờ dạy, tăng giờ hướng dẫn thực hành và làm bài tập. Về nghiên cứu khoa học: lấy trình độ nghiên cứu khoa

học làm ưu tiên hàng đầu cho việc tuyển chọn giảng viên; thiết lập một số vị trí với điều kiện làm việc và đãi ngộ đặc biệt để tạo ra những đầu tàu trong nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng; thiết lập cơ chế tài chính để hỗ trợ chi phí cho các nhà khoa học nước ngoài sang Việt Nam làm việc; tập trung tài trợ nghiên cứu khoa học của nhà nước về các quỹ hoạt động theo mô hình Nafosted; lấy thành tích khoa học và mức độ cơng nhận quốc tế làm chỉ tiêu hàng đầu trong việc xét duyệt đề tài; tăng cường sự tham vấn của các nhà khoa học quốc tế trong việc xét duyệt đề tài; làm thơng thống thị trường lao động khoa học, khuyến khích việc luân chuyển từ trường này sang trường khác, từ đại học sang doanh nghiệp và ngược lại; hỗ trợ cho những đề tài có khả năng làm tiền đề cho việc hình thành các mạng lưới trong nghiên cứu khoa học. Đó cũng chính là những giải pháp căn bản để phát triển, nâng cao chất lượng ĐNGV các trường đại học ở nước ta hiện nay.

Nghiên cứu về xây dựng đội ngũ giảng viên đại học ở Tây Nguyên có một số cơng trình tiêu biểu sau:

Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục của Lê Quang Hùng, Biện pháp phát

triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên [79]. Tác giả đã xác định

cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên nói chung và đội ngũ giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên nói riêng. Đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên trường Đại học Tây Nguyên giai đoạn 2006 - 2011. Đề ra một số biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu phát triển Trường giai đoạn 2011 - 2020. Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ giảng viên và yêu cầu phát triển nhà trường, tác giả nêu ra 7 biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên: xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên đến năm 2020; tuyển chọn bổ sung kịp thời và tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên; sử dụng có hiệu quả đội ngũ giảng viên; xây dựng đội ngũ giảng viên đầu ngành và đội ngũ giảng viên kế cận; hồn thiện chính sách nội bộ dành cho đội ngũ giảng viên; nâng cao nhận thức về tầm quan

trọng của việc xây dựng phát triển đội ngũ giảng viên; xây dựng môi trường thuận lợi cho việc phát triển đội ngũ giảng viên.

Bài Nhân lực văn hóa - nghệ thuật vùng Tây Nguyên [73] của Khương Ngọc Hải. Bài viết khi phân tích nhu cầu nguồn nhân lực văn hóa - nghệ thuật vùng Tây Nguyên, đưa ra các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có giải pháp quan trọng về phát triển đội ngũ giảng viên. Tác giả khẳng định, đội ngũ giảng viên đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong việc giảng dạy, đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, vì vậy các trường cần đẩy mạnh các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên, một mặt tăng dần số lượng giảng viên cân đối theo cơ cấu ngành nghề đào tạo, đảm bảo tỷ lệ học sinh, sinh viên/giảng viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mặt khác xây dựng kế hoạch cụ thể để đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên ngành văn hóa nghệ thuật ở vùng Tây Nguyên nhằm đạt mục tiêu đến năm 2020 số giảng viên trình độ thạc sĩ trở lên đạt 100%.

Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Giang, Thực trạng và giải pháp đào tạo,

bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường Cao đẳng sư phạm Kon Tum đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và thực tiễn địa phương [45]. Tác giả khái quát thực trạng

đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của Trường trong thời gian qua, từ đó đưa ra nhóm giải pháp củng cố và xây dựng nguồn lực của Trường Cao đẳng sư phạm Kon Tum đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và thực tiễn địa phương: kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự, sắp xếp, bố trí cơng tác đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên một cách hợp lý, chú trọng công tác sàng lọc, xây dựng đội ngũ giảng viên cốt cán, khắc phục trình trạng chảy máu chất xám; tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên bằng việc đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cho giảng viên và yêu cầu mỗi giảng viên phải nỗ lực tự học, tự bồi dưỡng về các lĩnh vực; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy học, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học giáo dục.

Mai Xuân Trung, Quá trình đổi mới phát triển đào tạo nguồn nhân lực

cho vùng Tây Nguyên của Trường Đại học Đà Lạt [158], trên cơ sở đánh giá

thực trạng công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế của Trường trong thời gian qua, tác giả nêu lên một số biện pháp mà Trường đã triển khai nhằm xây dựng đội ngũ và đổi mới công tác quản lý đáp ứng các tiêu chí đánh giá kiểm định trường đại học trong khu vực và thế giới: quy hoạch đào tạo cán bộ trình độ cao ở mỗi đơn vị theo một cơ chế bắt buộc, trong đó có định hướng ưu tiên kèm theo chính sách để đào tạo cán bộ với một tốc độ cao hơn; thành lập trung tâm ngoại ngữ theo chất lượng quốc tế (thi các chứng chỉ quốc tế TOEIC, IELTS, TOEFL, B1, B2 châu Âu) tại Trường, qui định số lượng cán bộ cần đào tạo hàng năm nhằm tăng cường số lượng cán bộ đi đào tạo ở nước ngồi trong một giai đoạn ngắn; triển khai cơng tác quản lý ở mỗi đơn vị căn cứ theo các tiêu chuẩn ISO.

Ngô Thị Hiếu và cộng sự, đề tài Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên

Trường Đại học Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay [76].

Trên cơ sở thực trạng về công tác phát triển đội ngũ giảng viên trong giai đoạn 2012 - 2017, nhóm tác giả đã đề xuất 3 giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục gồm: (1) Giải pháp về đổi mới công tác tuyển chọn, sử dụng ĐNGV; (2) Giải pháp về công tác tăng cường kiểm tra, đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ của ĐNGV; (3) Giải pháp về thực hiện chính sách đãi ngộ, tạo động lực cho việc nâng cao năng lực của ĐNGV.

Cơng trình Phát triển giáo dục, đào tạo và nguồn nhân lực - Yếu tố nền

tảng cho phát triển bền vững Tây Nguyên [126] của Bùi Tất Thắng và Nguyễn

Văn Thành. Đây là một cơng trình lớn, có nội hàm nghiên cứu rộng bao gồm những vấn đề lý luận và thực tiễn của phát triển giáo dục, đào tạo, nguồn nhân lực và mối quan hệ giữa chúng với phát triển bền vững áp dụng cụ thể cho vùng Tây Ngun. Cơng trình đã phân tích, đánh giá hiện trạng chính sách

phát triển giáo dục, đào tạo và nguồn nhân lực trên địa bàn Tây Nguyên đến năm 2010, kiến nghị, đề xuất hệ quan điểm, mục tiêu, phương hướng và giải

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Minh Hải (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w