Những thành tựu, hạn chế của công tác xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Minh Hải (Trang 114 - 121)

d) Xây dựng mơi trường làm việc thật sự dân chủ, đồn kết

3.2.2. Những thành tựu, hạn chế của công tác xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên

kỳ vọng. Do đó, trong thời gian tới, để việc xây dựng đội ngũ giảng viên đạt hiệu quả cao, các trường cần hết sức chú ý đến nội dung này.

3.2.2. Những thành tựu, hạn chế của công tác xây dựng đội ngũgiảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên

3.2.2.1. Thành tựu

Hơn 10 năm qua, kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam

giai đoạn 2006 - 2020, giáo dục đại học ở Tây Nguyên đã có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt là về qui mô đào tạo và đội ngũ giảng viên. Vượt qua tất cả những khó khăn về kinh tế, xã hội, cơ chế chính sách chưa hồn thiện của những năm đầu Đổi mới, đội ngũ lãnh đạo, giảng viên, nhân viên các trường đại học ở Tây Nguyên đã từng bước đổi mới tư duy, dũng cảm dám nghĩ, dám làm, áp dụng những bước đi, cách làm mới để phát triển qui mô đào tạo và đội ngũ giảng viên các trường đại học, tạo nên bức tranh đầy sinh động, lạc quan của giáo dục đại học ở Tây Nguyên hiện nay, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa Tây Nguyên. Đến nay, giáo dục đại học ở Tây Nguyên đã và đang phát triển đúng định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước, đạt được những kết quả đáng khích lệ so với mặt bằng chung của giáo dục đại học cả nước, với một hệ thống trường cả cơng lập và tư thục, có tất cả các ngành nghề đào tạo, các bậc đào tạo từ cao đẳng, đại học đến thạc sĩ, tiến sĩ, một đội ngũ giảng viên đơng đảo có học hàm, học vị cao. Hệ thống các cơ sở giáo dục đại học Tây Nguyên nói chung và những giảng viên đại học ở Tây Nguyên nói riêng đã và đang đóng góp cơng sức khơng nhỏ vào việc làm thay đổi đời sống kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên theo hướng giàu mạnh, văn minh, hiện đại.

Đến nay, các trường đại học ở Tây Nguyên đã xây dựng được đội ngũ giảng viên đông đảo với nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho vùng Tây Nguyên. Chất lượng đội ngũ giảng viên không ngừng được nâng lên. Chất lượng được thể hiện ở số lượng giảng viên có học hàm, học vị tăng lên đáng kể. Năng lực, phẩm chất đội ngũ được đảm bảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chun mơn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Đội ngũ này đã đáp ứng quan trọng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho vùng Tây Nguyên, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của đất nước.

Năm 1996, vùng Tây Nguyên mới có 02 trường đại học, tổng số giảng viên đại học là 355 người, chưa có giáo sư, có 03 phó giáo sư, 33 tiến sĩ, 51 thạc sĩ. Đến năm 2018, con số trường đại học của vùng tăng lên 04 trường, tổng số giảng viên đại học là 988 người, trong đó 01 giáo sư, 45 phó giáo sư, 140 tiến sĩ, 573 thạc sĩ. Tỉ lệ giảng viên có trình độ sau đại học tính chung của các trường đạt 77%. Tỉ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ tính chung của các trường đạt 18,8%. Tỉ lệ này, tuy thấp hơn mức trung bình của cả nước, nhưng không thấp hơn nhiều, đã thể hiện sự cố gắng vượt bậc của đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Ngun.

Phần lớn giảng viên có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, yêu nghề và vẫn đang không ngừng học tập, rèn luyện để đáp ứng yêu cầu công việc trong bối cảnh mới. Kết quả điều tra xã hội học trên 335 giảng viên và cán bộ quản lý các trường đại học ở Tây Nguyên với các câu hỏi: thầy/cơ có đồng ý với các nhận định sau: (1) Phẩm chất chính trị, đạo đức là yêu cầu hàng đầu của giảng viên, (2) Giảng viên phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt và năng lực chuyên môn tốt, (3) Nghề dạy học là nghề cao quí, (4) Phần lớn giảng viên yêu nghề dạy học. Kết quả đồng ý với các nhận định trên lần lượt là: (1) hoàn toàn đồng ý: 20%, đồng ý: 64,2%; (2) hoàn toàn đồng ý: 57,6%, đồng ý: 41,2%; (3) hoàn toàn đồng ý: 42,4%, đồng ý: 51,9%; (4) hoàn toàn đồng ý: 9,6%, đồng ý: 80,9%.

Nguyên nhân của thành tựu:

Nguyên nhân đạt được của những thành tựu trên trước hết xuất phát từ chủ trương đổi mới giáo dục - đào tạo của Đảng và Nhà nước. Trong đó quan trọng nhất là chủ trương xã hội hóa giáo dục và chủ trương về tự chủ đại học. Những chủ trương này đã huy động được nguồn lực của xã hội, của các trường, tạo động lực và phát huy được năng lực của đội ngũ nhà giáo cũng như cán bộ lãnh đạo, quản lý các trường đóng góp tâm huyết cho giáo dục - đào tạo. Mặt khác là sự năng động, nhạy bén, sáng tạo của lãnh đạo, quản lý

các trường đại học trong việc đề ra các biện pháp xây dựng đội ngũ giảng viên, như lựa chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, tạo mơi trường, cơ chế chính sách động viên, hỗ trợ, khuyến khích cho đội ngũ giảng viên.

Lãnh đạo các trường đều rất quan tâm đầu tư cho công tác phát triển đội ngũ, đặc biệt là giảng viên, coi đây là công tác quan trọng hàng đầu để phát triển nhà trường. Việc các trường đại học ở Tây Ngun có tỉ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ trong tổng số giảng viên không quá chênh lệch so với mức trung bình của cả nước là thành quả đáng ghi nhận và khích lệ đối với đội ngũ nhà giáo ở Tây Nguyên. Đó là bằng chứng cho thấy các trường đại học ở Tây Nguyên đã vượt qua những khó khăn ban đầu và đang hội nhập tốt vào nền giáo dục đại học chung của cả nước.

Sự ra đời của các trường đại học tư thục đã tạo ra động lực mới cho sự phát triển của các trường đại học ở Tây Nguyên nói chung và sự phát triển đội ngũ giảng viên nói riêng. Các trường đại học tư thục có nhiều điều kiện chủ động trong việc thu hút nhân lực trình độ cao về làm việc (chế độ lương, phụ cấp, hỗ trợ cơ sở vật chất,…), do đó, số lượng, chất lượng giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên ngày càng nâng lên.

3.2.2.2. Hạn chế

Mặc dù công tác xây dựng ĐNGV của các trường đại học ở Tây Nguyên những năm qua đã đạt được một số thành tựu nhất định, nhưng bên cạnh đó vẫn cịn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Nhìn chung đội ngũ giảng viên vẫn còn thiếu về số lượng, chất lượng và cơ cấu cũng chưa đảm bảo, một bộ phận giảng viên chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục đại học, thiếu tâm huyết nghề nghiệp, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Sự phát triển đội ngũ giảng viên có lúc khơng theo kịp sự phát triển qui mơ đào tạo. Trong khoảng thời gian từ 2007 - 2012 qui mô đào tạo của các trường đại học ở Tây Nguyên tăng lên nhanh chóng. Cụ thể như Trường Đại học Đà Lạt trong giai đoạn này ln duy trì qui mơ đào tạo trên 20.000 sinh

viên, cao nhất là năm học 2008 - 2009 tổng số sinh viên toàn trường là 26.500 sinh viên. Trường Đại học Tây Nguyên trong giai đoạn 2007 - 2012 ln duy trì qui mơ sinh viên trên 10.000 người. Cao nhất là năm học 2011 - 2012 qui mơ sinh viên của Trường là 18.522 người. Cịn hai trường đại học mới thành lập (vào năm 2004 và năm 2014) thì qui mơ sinh viên cịn hạn chế, trung bình 1.000 sinh viên. Sự tăng qui mơ sinh viên nhanh chóng dẫn đến thiếu hụt số lượng đội ngũ giảng viên. Tỉ lệ giảng viên/sinh viên có lúc lên đến 1GV/40SV. Theo số liệu điều tra, chỉ có 35,5% giảng viên tham gia khảo sát đánh giá số lượng, chất lượng giảng viên đáp ứng tốt qui mơ đào tạo.

Cơ cấu trình độ chưa hợp lý, số giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư và học vị tiến sĩ cịn ít. Đến năm 2017, Tỉ lệ giảng viên có trình độ sau đại học tính chung của các trường đạt 77%, tỉ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ chung của các trường mới đạt 18,8% (Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ đặt mục tiêu 2010 đạt 25%). Tuy nhiên, tỉ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ ở mỗi trường có sự chênh lệch: tỉ lệ cao nhất là Trường Đại học Đà Lạt 24%; Trường Đại học Tây Nguyên đạt 15,6%; Trường Đại học Yersin Đà Lạt đạt 19,6%; Trường Đại học Bn Ma Thuột có tỉ lệ thấp nhất đạt 14%.

Bên cạnh đó, số giảng viên chưa đạt chuẩn của các trường đại học ở Tây Ngun cịn khá nhiều. Theo qui định trình độ chuẩn của giảng viên đại học là từ trình độ thạc sĩ trở lên. Tuy nhiên, đến năm 2018, số giảng viên trình độ đại học của các trường đại học ở Tây Nguyên là 229 người, chiếm tỉ lệ 23,2% tổng số giảng viên. Trong đó, số lượng nhiều nhất là Trường Đại học Tây Nguyên có 132 giảng viên (27,9%); Trường Đại học Bn Ma Thuột có 40 giảng viên (43%); Trường Đại học Đà Lạt có 43 giảng viên (13%); Trường Đại học Yersin Đà Lạt có 14 giảng viên (15,2%). Đây là hệ quả của quá trình phát triển nhanh về qui mô đào tạo nên trong thời gian này các trường phải tuyển nhiều giảng viên trình độ đại học nhưng chưa kịp cử đi đào tạo nâng cao trình độ.

Năng lực ngoại ngữ, khả năng hội nhập quốc tế của đội ngũ giảng viên còn nhiều hạn chế. Giảng viên các trường đại học ở Tây Ngun cũng ít có điều kiện đi học tập, hội nghị, hội thảo ở nước ngoài. Theo số liệu điều tra, chỉ có 21,5% giảng viên tham gia khảo sát sử dụng thành thạo một ngoại ngữ, tức là có thể trao đổi khoa học, giảng dạy bằng ngoại ngữ.

Về cơng tác tuyển chọn: các trường đã có các chính sách thu hút như xét tuyển sinh viên tốt nghiệp xuất sắc trong nước hoặc du học sinh về công tác và tiếp nhận những giảng viên có trình độ tiến sĩ ở các cơ sở đào tạo khác về. Tuy nhiên, một số giảng viên trẻ được cử đi bồi dưỡng chuyên môn, đi học sau đại học nhưng sau khi kết thúc khóa học lại khơng trở về trường cơng tác. Một số giảng có trình độ tiến sĩ cũng xin chuyển cơng tác khi mới được tiếp nhận trong thời gian ngắn vì khơng thể thích nghi với cuộc sống, mơi trường làm việc ở Tây Nguyên. Do đó, các trường mất nhiều thời gian cho việc tuyển chọn mới giảng viên mới.

Về công tác sử dụng đội ngũ giảng viên: có một số nội dung thực hiện chưa tốt như nội dung “Tổ chức cho đồng nghiệp đánh giá lẫn nhau” mặc dù các trường đã gắn nội dung này với việc đăng kí danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Các đồng nghiệp đánh giá lẫn nhau cịn mang tính hình thức và nể nang, mặt khác Ban chủ nhiệm các khoa, bộ môn chưa quan tâm chỉ đạo thực hiện triệt để và thường xuyên.

Về công tác quy hoạch theo chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy: các trường chưa xây dựng chế tài xử phạt đối với một số giảng viên chưa chủ động trong xây dựng quy hoạch chức danh giáo sư, phó giáo sư; giảng viên chưa chủ động trong nghiên cứu khoa học; một số giảng viên chưa đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp để tham gia thi thăng hạng.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ thực hiện chưa tốt. Giảng viên chưa thực sự điều tiết được cơng việc, gia đình và học tập. Mặt khác, các trường đóng trên địa bàn Tây Ngun - nơi khơng có

các lớp đào tạo chun mơn sâu nên phải cử giảng viên đi đào tạo ở các cơ sở trọng điểm khác. Điều này gây khó khăn cho giảng viên trong việc sắp xếp cơng việc khi vừa phải hồn thành nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu, vừa phải thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng ở xa nơi làm việc.

Về chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên: Chính sách lương và các chế độ phụ cấp ưu đãi còn thấp nên chưa đủ hiệu quả để giữ chân các giảng viên có trình độ cao. Nguồn thu của các trường cũng chưa đủ lớn để có chính sách thu hút, đãi ngộ cao như các vùng phát triển khác. Ngược lại, nhiều giảng viên có trình độ của các trường đại học ở Tây Nguyên lại chuyển đi các thành phố lớn trong nước để làm việc. Môi trường làm việc chưa thật sự phát huy được năng lực sáng tạo, nhiệt huyết của đội ngũ giảng viên.

Nguyên nhân của hạn chế:

Về khách quan: các trường đại học, nơi các giảng viên làm việc đứng chân trên địa bàn khó khăn về nhiều mặt. Vùng Tây Nguyên cách xa các trung tâm giáo dục, đào tạo của cả nước, giao thơng cịn nhiều khó khăn, trình độ phát triển kinh tế cịn thấp, vấn đề an ninh chính trị tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định. Những yếu tố khách quan này tác động đến tất cả các mặt của công tác xây dựng đội ngũ giảng viên.

Về chủ quan: Cơ quan chủ quản (Bộ Giáo dục và đào tạo) cũng như chính quyền các tỉnh Tây Nguyên chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức đến sự phát triển giáo dục đại học ở Tây Nguyên. Cơ chế, chính sách của Nhà nước về xây dựng đội ngũ giảng viên chưa đồng bộ.

Các trường đại học ở Tây Nguyên cũng chưa có những giải pháp đột phá để xây dựng đội ngũ giảng viên của mình. Có những lúc, các trường chỉ tập trung vào phát triển qui mô đào tạo để tăng số lượng sinh viên, từ đó tăng nguồn thu cho trường. Sự tăng mạnh qui mô đào của các trường trong nhiều năm cũng dẫn đến sự quá tải đối với đội ngũ giảng viên, giảng viên chỉ tập

trung vào giảng dạy, ít đầu tư vào nghiên cứu khoa học, do đó ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên.

Bản thân nhiều giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên chưa có sự chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ, phát triển bản thân, vẫn còn tư tưởng ỷ lại, thụ động, trông chờ vào cấp trên, vào nhà nước. Chưa có chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đề ra những biện pháp để khắc phục những khó khăn của bản thân, chưa dám vượt lên chính mình.

3.2.3. Những vấn đề đặt ra trong cơng tác xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên hiện nay

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Minh Hải (Trang 114 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w