Văn hóa tổ chức của các trường đại họ cở Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Minh Hải (Trang 132 - 134)

d) Xây dựng mơi trường làm việc thật sự dân chủ, đồn kết

4.1.5. Văn hóa tổ chức của các trường đại họ cở Tây Nguyên

Văn hoá tổ chức của một nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, tự giác làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm.

Lý luận và thực tiễn đều cho thấy văn hóa tổ chức có vai trị rất quan trọng liên quan đến sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Văn hóa tổ chức của một trường đại học có chức năng định hình ý thức tổ chức, kỷ luật, sáng tạo, quảng bá hình ảnh, định hình các triết lý, giá trị, biểu tượng và chuẩn mực văn hóa cơng sở.

Theo các nghiên cứu được thừa nhận, các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức của một trường đại học gồm: Một là, hệ thống giá trị gồm các chiến lược, mục tiêu, tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi,… ; Hai là, cấu trúc hữu hình như phong cách thiết kế, logo, biểu trưng ; Ba là, phương thức vận hành của tổ chức như cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế điều hành hoạt động, các nghi thức sinh hoạt tập thể, các hình thức giao tiếp, ứng xử bên trong và bên ngoài; Bốn là, những quan niệm chung như niềm tin, nhận thức, suy nghĩ, tình cảm có tính vơ thức và ngầm định. Những quan niệm này là mạch ngầm kết dính các thành viên trong nhà trường, tạo nên nền tảng giá trị, lối suy nghĩ, cách hành động của họ.

Trong 4 trường đại học ở Tây Nguyên, Trường Đại học Đà Lạt và Trường Đại học Tây Ngun là hai trường có lịch sử hình thành và phát triển trên 40 năm. Hai trường này đều có đặc điểm chung là trường đa ngành, đa lĩnh vực. Trường đại học Tây Nguyên khi mới thành lập (1977) đã có 4 khoa thuộc 4 lĩnh vực khác nhau đó là Y khoa, Sư phạm, Nơng nghiệp, Lâm nghiệp, với đội ngũ cán bộ, giảng viên được điều từ một số trường đại học ở Hà Nội. Sau đó Trường phát triển, mở rộng thêm nhiều khoa, tuyển giảng viên từ nhiều vùng miền khác của đất nước, cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người DTTS ở Tây Nguyên. Do đó, đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên là một cộng đồng đa văn hóa. Trường Đại học Đà Lạt ra đời trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức của Viện Đại học Đà Lạt (hình thành từ năm 1957). Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường một phần là điều động từ các trường đại học ở miền Bắc, một phần là giữ lại số cán bộ, giảng viên đang làm việc ở Viện Đại học Đà Lạt. Quá trình phát triển, Trường đã hình thành nên một truyền thống gọi là truyền thống “Thụ nhân”, tức là giá trị cốt lõi cũng như tầm nhìn, sứ mạng của Trường là đào tạo, xây dựng con người. Hai trường đại học ra đời sau này là Trường Đại học Yersin Đà Lạt (2004) và Trường Đại học Buôn Ma Thuột (2014), đang trong q trình xây

dựng văn hóa tổ chức của mình. Nhìn chung hiện nay, các trường đại học ở Tây Nguyên đang trong quá trình sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy và xây dựng văn hóa tổ chức của trường. Triển khai cơng việc này là một nội dung quan trọng để xây dựng ĐNGV đáp ứng yêu cầu phát triển các trường đại học ở Tây Nguyên.

4.2. PHƯƠNG HƯỚNG, NỘI DUNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊNCÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2019 - 2030

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Minh Hải (Trang 132 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w